Tien InvestTien Invest
    Facebook Twitter Instagram
    Tien InvestTien Invest
    • Trang chủ
    • Giáo dục
      • Tiền điện tử
      • Chứng khoán
      • Ngoại hối
      • Hàng hoá
      • Nền kinh tế
      • Đầu tư
      • Công nghệ
      • Kế hoạch nghề nghiệp
    • Tài chính
      • Thẻ tín dụng
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Kế hoạch nghỉ hưu
      • Thuế
      • Nhà môi giới
      • Quy định
      • Quỹ
    • Bài đánh giá
      • Nhà môi giới phổ biến
      • Gửi tiết kiệm phổ biến
      • Bảo hiểm phổ biến
      • Thẻ tín dụng phổ biến
      • Chứng khoán phổ biến
      • Khoản cho vay phổ biến
    • Về TiềnInvest
    Tien InvestTien Invest
    Home » OPEC là gì? Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa gồm nước nào?

    OPEC là gì? Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa gồm nước nào?

    12 Tháng 6 2024Updated:23 Tháng 8 2024 Giáo dục 8 Mins Read21 Views
    opec là gì

    OPEC là gì? OPEC hay tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa là một tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất trên thế giới. Tổ chức này có tác động đến giá và nguồn cung dầu trên thế giới. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về OPEC là gì? Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC có bao nhiêu thành viên và gồm những nước nào?

    MỤC LỤC

    Bảng nội dung

    • OPEC là gì?
    • Mục tiêu của Opec là gì?
    • Vai trò của tổ chức OPEC là gì?
    • Lịch sử của OPEC
    • OPEC có bao nhiêu quốc gia và gồm những nước nào?
    • OPEC ảnh hưởng như thế nào đến giá dầu?
    • Những ưu và nhược điểm của tổ chức Opec
      • Ưu điểm của tổ chức OPEC
      • Nhược điểm của tổ chức OPEC
    • Câu hỏi thường gặp

    OPEC là gì?

    OPEC là viết tắt tiếng Anh của Organization of Petroleum Exporting Countries (dịch theo tiếng Việt là Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ), là một tổ chức đa chính phủ tập hợp các quốc gia sản xuất dầu lửa lớn nhất trên thế giới. Tổ chức OPEC được thành lập vào năm 1960 bao gồm 13 thành viên khác nhau.

    Tổ chức này thành lập với mục tiêu ổn định thị trường dầu thô. Qua đó, tránh các biến động có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế của cả các nước sản xuất lẫn các nước tiêu thụ.

    Mục tiêu của Opec là gì?

    Các mục tiêu chính của OPEC được nêu rõ dưới đây:

    • Tập hợp và điều phối các chính sách dầu mỏ giữa các quốc gia thành viên, nhằm đạt được giá cả công bằng và ổn định cho các nhà sản xuất dầu mỏ.
    • Đảm bảo cung cấp dầu mỏ một cách hiệu quả, kinh tế và liên tục cho các quốc gia tiêu thụ, đồng thời đảm bảo sự ổn định của thị trường dầu mỏ thế giới.

    Vai trò của tổ chức OPEC là gì?

    Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) có một phương pháp hoạt động cụ thể như sau:

    • Các quốc gia thành viên OPEC điều chỉnh hoạt động sản xuất dầu để mang lại sự ổn định cho thị trường dầu mỏ và đảm bảo các nhà sản xuất có lợi nhuận tốt từ các khoản đầu tư của họ. Chính sách này cũng nhằm đảm bảo rằng người tiêu dùng dầu mỏ luôn có nguồn cung cấp ổn định.
    • Hai lần một năm, bộ trưởng năng lượng và các vấn đề liên quan đến dầu mỏ tổ chức họp. Trong họp, được đánh giá tình hình thị trường dầu mỏ quốc tế và quyết định các biện pháp nhằm bảo đảm sự ổn định cho thị trường.
    • Các quốc gia thành viên cũng tổ chức các cuộc họp khác để giải quyết các vấn đề liên quan. Trong đó bao gồm các cuộc họp của các chuyên gia về dầu mỏ và kinh tế, cùng với các cơ quan chuyên trách như các ủy ban và hội đồng môi trường.

    Lịch sử của OPEC

    opec là gì

    OPEC được thành lập tại Baghdad vào năm 1960. Năm quốc gia đã tham gia vào Hội nghị Baghdad từ ngày 10 đến 14 tháng 9 năm đó: Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Xê-út và Venezuela. Tổ chức này đã thiết lập trụ sở đầu tiên tại Geneva trước khi chuyển đến Vienna vào năm 1965. Ba năm sau, OPEC đã thông qua Tuyên bố về Chính sách Dầu mỏ của các Quốc gia Thành viên.

    Số lượng thành viên của OPEC tăng lên 10 quốc gia vào năm 1969. Tổ chức này đã hoạt động lặng lẽ cho đến khi các quốc gia thành viên Ả Rập cắt giảm sản lượng và cấm xuất khẩu dầu sang Hoa Kỳ và Hà Lan. Lệnh cấm vận này là phản ứng của các nước Ả Rập đối với sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Israel trong cuộc chiến Yom Kippur vào tháng 10 năm 1973. Một năm sau, giá dầu tăng vọt, gây ra tình trạng khan hiếm dầu tại Hoa Kỳ. Lệnh cấm vận được dỡ bỏ vào năm 1974. Đến năm 1975, OPEC đã có 13 quốc gia thành viên.

    Năm 1976, OPEC thành lập Quỹ Phát triển Quốc tế OPEC. Các quốc gia thành viên hợp tác với các quốc gia đang phát triển và cộng đồng quốc tế để cung cấp tài trợ cho các khu vực tư nhân và thương mại cũng như các khoản viện trợ cho các quốc gia không phải là thành viên.

    OPEC có bao nhiêu quốc gia và gồm những nước nào?

    Hiện nay, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC có 13 quốc gia thành viên, bao gồm:

    1. Algeria
    2. Angola
    3. Ả Rập Xê Út
    4. Cộng hòa Congo
    5. Ecuador
    6. Equatorial Guinea
    7. Gabon
    8. Iran
    9. Iraq
    10. Kuwait
    11. Libya
    12. Nigeria
    13. Venezuela

    OPEC ảnh hưởng như thế nào đến giá dầu?

    OPEC là nhà sản xuất và xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ lớn nhất thế giới. Khoảng 40% sản lượng dầu và 60% thị trường dầu mỏ toàn cầu đến từ các quốc gia thành viên của tổ chức này. Họ chiếm hơn 80% trữ lượng dầu đã được chứng minh trên thế giới vào năm 2021.

    Vì vậy, OPEC có tác động rất lớn đến giá năng lượng toàn cầu. Giá dầu có thể giảm đáng kể nếu họ quyết định cung cấp nhiều dầu hơn cho thị trường. Ngược lại, nếu các quốc gia thành viên OPEC quyết định cắt giảm sản lượng và hạn chế nguồn cung, giá dầu có khả năng tăng mạnh.

    Những ưu và nhược điểm của tổ chức Opec

    Ưu điểmNhược điểm
    Đảm bảo sự ổn định của thị trường dầu mỏ thế giới.Nắm giữ quyền lực đáng kể trong thị trường dầu mỏ.
    Thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên.Được khuyến khích giữ giá dầu cao để duy trì thị phần toàn cầu.
    Thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội của các quốc gia thành viên OPEC.Mâu thuẫn nội bộ và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức.
    Đảm bảo an ninh năng lượng cho thế giới.

    Ưu điểm của tổ chức OPEC

    Có một số ưu điểm khi có một tổ chức như OPEC hoạt động trong ngành dầu mỏ. Trước hết, nó thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên, giúp họ giảm bớt những căng thẳng chính trị. Vì mục tiêu chính của tổ chức là ổn định sản xuất và giá dầu, OPEC có thể ảnh hưởng đến sản lượng dầu từ các quốc gia khác.

    Nhược điểm của tổ chức OPEC

    Ảnh hưởng của OPEC đối với thị trường đã bị chỉ trích rộng rãi. Vì các quốc gia thành viên của OPEC nắm giữ phần lớn trữ lượng dầu thô toàn cầu. Do đó, tổ chức này có quyền lực đáng kể trong các thị trường này. Là một tổ chức, các thành viên OPEC có động lực mạnh mẽ để giữ giá dầu ở mức cao nhất có thể. Trong khi vẫn duy trì thị phần của mình trên thị trường toàn cầu.


    Tóm lại, tổ chức OPEC đóng vai trò quan trọng trong thị trường dầu mỏ toàn cầu. Đây là một tổ chức các nước sản xuất dầu mỏ với mục tiêu chính là điều chỉnh cung và cầu dầu lửa. Hy vọng các thông tin mà chúng tôi cung cấp cho bạn trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ OPEC là gì.

    Câu hỏi thường gặp

    Opec là tên viết tắt của tổ chức nào?

    OPEC là viết tắt tiếng Anh của Organization of Petroleum Exporting Countries (dịch theo tiếng Việt là Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ).

    Opec là tổ chức gì?

    OPEC là một tổ chức đa chính phủ tập hợp các quốc gia sản xuất dầu lửa lớn nhất trên thế giới. Tổ chức OPEC được thành lập vào năm 1960 bao gồm 13 thành viên khác nhau.

    OPEC ảnh hưởng như thế nào đến giá dầu?

    OPEC là nhà sản xuất và xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ lớn nhất thế giới. Khoảng 40% sản lượng dầu và 60% thị trường dầu mỏ toàn cầu đến từ các quốc gia thành viên của tổ chức này. Họ chiếm hơn 80% trữ lượng dầu đã được chứng minh trên thế giới vào năm 2021.

    bài viết liên quan

    • Giá dầu thô: Những yếu tố tác động đến giá dầu thô 
    • Top 7 hàng hóa được giao dịch nhiều nhất trên thế giới
    • Quan hệ của Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum – WEF) với Việt Nam

    Nguồn: Investopedia

    Hàng hoá

    Bài viết liên quan

    Các loại lệnh trong forex: Hướng dẫn cho người mới bắt đầu

    Cách phân tích thị trường forex hiệu quả cho người mới

    Các nền tảng giao dịch forex hàng đầu hiện nay

    Đầu tư bất động sản 2025: Cơ hội từ những vùng đất tiềm năng

    Xu hướng giá vàng: Đầu tư sau Tết Nguyên Đán có đáng giá?

    Kinh doanh Tết lãi tốt: Bí quyết chi tiêu và đầu tư hiệu quả

    BÀI VIẾT MỚI NHẤT

    Các loại lệnh trong forex: Hướng dẫn cho người mới bắt đầu

    15 Tháng 5 2025

    Cách phân tích thị trường forex hiệu quả cho người mới

    14 Tháng 5 2025

    Các nền tảng giao dịch forex hàng đầu hiện nay

    7 Tháng 5 2025

    MH Markets: Đánh giá sàn chi tiết nhất

    25 Tháng 3 2025
    PHỔ BIẾN
    Top người giàu nhất Việt Nam hiện nay
    30 Tháng 3 202343.049 Views
    Top người giàu nhất thế giới hiện nay
    28 Tháng 4 202314.293 Views
    Top 10 nước giàu nhất thế giới tính theo gdp
    6 Tháng 12 202317.690 Views
    Sự hạn chế và sự chịu trách nhiệm: Tiền Invest không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hay hư hại nào. Từ sự phụ thuộc đến vào các thông tin có trên Trang Web này. Bao gồm tin tức thị trường, phân tích, tín hiệu giao dịch và bài đánh giá nhà môi giới Forex. Thông tin có trong trang web này, có thể không hiện tại. Với việc phân tích là ý kiến của chúng tôi, không có sự đảm bảo dưới bất kỳ hình thức nào.
    Giao dịch tiền tệ trên thị trường Forex liên quan đến mức độ rủi ro cao. Vậy, trước khi quyết định giao dịch Forex hoặc sử dụng các công cụ tài chính khác nên được xem xét cẩn thận về mục tiêu đầu tư, mức độ kinh nghiệm và sự rủi ro. Chúng tôi tập trung vào việc cung cấp thông tin quan trọng về tất cả nhà môi giới chúng tôi xem xét để có được thông tin chính xác nhất.

    Chính sách bảo mật

    Giáo dục
    • Tiền điện tử
    • Chứng khoán
    • Ngoại hối
    • Hàng hoá
    • Nền kinh tế
    • Đầu tư
    • Công nghệ
    • Kế hoạch nghề nghiệp
    Tài chính
    • Thẻ tín dụng
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
    • Kế hoạch nghỉ hưu
    • Thuế
    • Nhà môi giới
    • Quy định
    • Quỹ
    Bài đánh giá
    • Nhà môi giới phổ biến
    • Gửi tiết kiệm phổ biến
    • Bảo hiểm phổ biến
    • Thẻ tín dụng phổ biến
    • Khoản cho vay phổ biến
    • Chứng khoán phổ biến
    Facebook LinkedIn
    © 2025 Copyright Tieninvest. All Rights Reserved.

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.