Trong giao dịch forex, việc thành thạo tất cả các loại lệnh là kiến thức căn bản quan trọng mà mọi trader cần biết khi tham gia thị trường này. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tất cả các loại lệnh trong giao dịch forex cơ bản cho người mới bắt đầu.
MỤC LỤC
Lệnh giao dịch forex là gì?
Lệnh giao dịch forex là yêu cầu mà trader gửi đến nhà môi giới (broker) để thực hiện một hành động mua hoặc bán một cặp tiền tệ nhất định trên thị trường ngoại hối.
Tất cả các loại lệnh trong forex sẽ được gửi thông qua nền tảng giao dịch forex như MT4, MT5, cTrader hoặc nền tảng khác. Các lệnh này được sử dụng để mở hoặc đóng vị thế đối với các cặp tiền tệ. Trong quá trình này, trader có thể thiết lập mức giá cụ thể hoặc các điều kiện khác để đạt được mức giá mong muốn.
Hiểu đơn giản, lệnh giao dịch forex là phương tiện giúp bạn ra quyết định mua hoặc bán trên thị trường. Các lệnh này sẽ yêu cầu thị trường tự động thực hiện hành động thay bạn. Ví dụ: mua cặp EUR/USD khi giá giảm đến một mức nhất định, hoặc chốt lời khi giá tăng đạt mục tiêu.
Lợi thế khi đặt lệnh trong forex
Khi giao dịch forex, biết cách đặt lệnh đúng là yếu tố then chốt giúp bạn đầu tư hiệu quả. Dưới đây là lợi thế khi đặt lệnh trong giao dịch forex:
- Giảm áp lực trong thời điểm thị trường biến động mạnh.
- Không cần phải theo dõi màn hình liên tục, vì lệnh giao dịch có thể tự động thực hiện theo các điều kiện đã thiết lập.
- Có thể xác định trước điểm vào và điểm thoát.
- Lệnh giúp trader tuân thủ đúng chiến lược đã đặt ra, giảm giao dịch cảm tính.
⚠️Cảnh báo: Giao dịch forex qua CFD là hình thức đầu tư rủi ro cao. Nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ kiến thức và hiểu rõ cơ chế hoạt động của thị trường trước khi tham gia.
Các loại lệnh cơ bản trong giao dịch forex
Trong thị trường forex, hiểu rõ các loại lệnh trong forex sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro và giao dịch hiệu quả hơn. Dưới đây là các loại lệnh cơ bản trong giao dịch forex:
1. Lệnh Buy và Sell trong forex
Khi giao dịch forex, các lệnh Buy và Sell là hai lệnh cơ bản và quan trọng nhất để thực hiện giao dịch. Việc nắm rõ ý nghĩa và cách vận dụng đúng sẽ giúp bạn giao dịch hiệu quả.
Lệnh Buy trong forex là gì?
Lệnh Buy (hay còn gọi là lệnh mua hoặc Long Position) được sử dụng khi bạn dự đoán rằng giá của cặp tiền tệ sẽ tăng trong tương lai.
- Khi bạn mở lệnh Buy, nghĩa là bạn mua đồng tiền cơ sở và đồng thời bán đồng tiền yết giá trong cặp tiền tệ.
- Mục tiêu khi đặt lệnh Buy là mua ở giá thấp và bán lại ở giá cao hơn để thu lợi nhuận từ chênh lệch giá.
Ví dụ: Bạn mở lệnh Buy EUR/USD tại mức giá 1.1000. Điều này có nghĩa bạn đang mua EUR và bán USD, kỳ vọng rằng EUR sẽ tăng giá. Nếu tỷ giá tăng lên 1.1050, bạn có thể đóng lệnh để chốt lời.
Lệnh Sell trong forex là gì?
Lệnh Sell (hay còn gọi là lệnh bán hoặc Short Position) được dùng khi bạn dự đoán rằng giá của cặp tiền tệ sẽ giảm trong tương lai.
- Khi bạn mở lệnh Sell, nghĩa là bạn bán đồng tiền cơ sở và đồng thời mua đồng tiền yết giá trong cặp tiền tệ.
- Mục tiêu khi đặt lệnh Sell là bán ở giá cao và mua lại ở giá thấp hơn để thu lợi nhuận từ chênh lệch giá.
Ví dụ: Bạn mở lệnh Sell GBP/USD tại mức giá 1.3000. Điều này có nghĩa bạn đang bán GBP và mua USD, kỳ vọng rằng GBP sẽ giảm giá. Nếu tỷ giá giảm xuống 1.2900, bạn có thể đóng lệnh để chốt lời.
2. Lệnh thị trường (Market Order)
Lệnh thị trường hay còn gọi là lệnh Market (Market Order). Đây là một loại lệnh giao dịch cho phép mua hoặc bán ngay lập tức tại mức giá tốt nhất đang có trên thị trường. Lệnh thị trường được chia thành hai loại lệnh chính. Trong đó, bao gồm lệnh Market Execution và lệnh Instant Execution, cụ thể dưới đây:
Lệnh Market Execution
Market Execution – Khớp lệnh thị trường là loại lệnh được thực hiện theo mức giá của thị trường ở thời điểm đặt lệnh. Với loại lệnh này, giao dịch được thực hiện ngay lập tức, giúp nhà đầu tư không bỏ lỡ cơ hội tốt để vào lệnh. Tuy nhiên, nếu lệnh khớp vào thời điểm thị trường có biến động mạnh, mức spread có thể giãn rộng, gây bất lợi cho nhà đầu tư.
Lệnh Instant Execution
Instant Execution – Khớp lệnh tức thì là loại lệnh được thực hiện tại một mức giá đã chọn ban đầu. Nếu có biến động giá lớn khiến lệnh sẽ không được khớp. Thay vào đó, trader sẽ nhận được thông báo thay đổi giá. Khi đó, họ có thể chấp thuận với mức giá đã điều chỉnh hoặc hủy bỏ lệnh.
3. Lệnh chờ (Pending Order)
Lệnh chờ (Pending Order) là loại lệnh cho phép trader mua hoặc bán ở một mức giá mong muốn, không phải tại mức giá hiện tại của thị trường (Market Orders). Khi sử dụng loại lệnh này, trader có thể đặt lệnh trước mà không cần ngồi xem và canh biểu đồ giá để đặt lệnh đúng điểm mong muốn.
Lệnh giới hạn (Limit Order)
- Sell Limit: Là lệnh bán tại mức giá cao hơn giá thị trường hiện tại. Lệnh này được dùng khi trader kỳ vọng giá sẽ tăng đến một mức nhất định, sau đó đảo chiều và giảm xuống.
- Buy Limit: Là lệnh mua tại mức giá thấp hơn giá thị trường hiện tại. Lệnh này được dùng khi trader kỳ vọng giá sẽ giảm đến một mức nhất định, sau đó đảo chiều và tăng trở lại.
Lệnh dừng (Stop Order)
- Sell Stop: Là lệnh bán tại mức giá thấp hơn giá thị trường hiện tại. Lệnh này phù hợp khi trader dự đoán giá sẽ tiếp tục giảm sau khi phá vỡ một vùng hỗ trợ.
- Buy Stop: Là lệnh mua tại mức giá cao hơn giá thị trường hiện tại. Lệnh này được sử dụng khi trader tin rằng giá sẽ tiếp tục tăng sau khi vượt qua một vùng kháng cự.
Lệnh dừng giới hạn (Stop limit Order)
- Lệnh Buy Stop Limit: Là sự kết hợp giữa lệnh Buy Stop và Buy Limit. Khi giá thị trường tăng và chạm đến mức giá kích hoạt, hệ thống sẽ tự động đặt một lệnh Buy Limit tại mức giá giới hạn thấp hơn hoặc bằng mức đó.
- Lệnh Sell Stop Limit: Là sự kết hợp giữa Sell Stop và Sell Limit. Khi giá giảm xuống chạm mức kích hoạt, hệ thống sẽ tự động đặt một lệnh bán giới hạn tại mức giá cao hơn hoặc bằng mức kích hoạt.
4. Lệnh Take Profit và Stop Loss
Trong giao dịch forex, trader không chỉ cần phân tích xu hướng thị trường mà còn phải quản lý rủi ro và lợi nhuận một cách chặt chẽ. Hai loại lệnh quan trọng giúp bạn quản lý rủi ro và lợi nhuận hiệu quả là Take Profit (TP) và Stop Loss (SL). Dưới đây là chi tiết về từng loại:
Lệnh Take Profit (lệnh chốt lời)
Lệnh Take Profit là lệnh tự động đóng giao dịch khi giá đạt đến mức lợi nhuận mà bạn đã đặt ra trước đó. Mục đích của lệnh này là giúp bạn bảo vệ lợi nhuận mà bạn mong muốn khi thị trường đi đúng hướng phân tích.
Ví dụ: Bạn mua EUR/USD tại mức giá 1.1000 và đặt lệnh Take Profit tại 1.1100. Khi giá đạt đến 1.1100, lệnh sẽ tự động được thực hiện. Khi đó, bạn chốt lời 100 pips mà không cần ngồi theo dõi thị trường.
Lệnh Stop Loss (lệnh cắt lỗ)
Lệnh Stop Loss là lệnh tự động đóng giao dịch khi thị trường đi ngược hướng và chạm đến mức lỗ tối đa bạn chấp nhận. Mục tiêu của lệnh này là giúp hạn chế rủi ro và bảo vệ tài khoản khỏi thua lỗ quá mức.
Ví dụ: Bạn bán EUR/USD tại mức giá 1.1050 và đặt lệnh Stop Loss tại 1.1100. Khi giá tăng đến 1.1100, lệnh sẽ tự động được thực hiện. Bạn cắt lỗ 50 pips để bảo vệ tài khoản và không cần ngồi theo dõi thị trường liên tục.
>>> Xem thêm: Take Profit & Stop Loss là gì?
5. Lệnh Trailing Stop (lệnh dừng lỗ kéo theo)
Lệnh Trailing Stop (lệnh dừng lỗ kéo theo) là một dạng lệnh cắt lỗ linh hoạt, có khả năng tự động điều chỉnh theo xu hướng thị trường. Lệnh này có khả năng di chuyển theo chiều thuận của xu hướng mà trader kỳ vọng. Từ đó, lệnh này sẽ dừng lại khi thị trường quay đầu đi ngược hướng đó.
Lệnh Trailing Stop khác với lệnh cắt lỗ truyền thống (Stop Loss) ở chỗ nó tự động dịch chuyển theo giá khi thị trường đi đúng hướng. Nhờ đó, lệnh này giúp bạn bảo toàn lợi nhuận đã đạt được. Đồng thời còn giúp giảm thiểu rủi ro khi thị trường biến động bất ngờ.
Điều cần lưu ý khi đặt lệnh giao dịch forex
Khi đặt lệnh giao dịch forex, có nhiều yếu tố mà trader cần lưu ý để hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả đầu tư. Dưới đây là các điểm quan trọng:
- Một số nhà môi giới có thể có các điều kiện riêng liên quan đến việc đặt lệnh giao dịch.
- Cần có hiểu biết rõ ràng về từng loại lệnh giao dịch.
- Dù đã đặt lệnh, một số nhà môi giới vẫn có thể xảy ra hiện tượng trượt giá (Slippage) hoặc báo giá lại (Requote) khi thị trường biến động mạnh.
Hiểu rõ và sử dụng đúng các loại lệnh trong forex là yếu tố sống còn giúp bạn tồn tại và phát triển trên thị trường. Mỗi lệnh giao dịch đều có mục đích và vai trò riêng. Vậy, việc lựa chọn đúng loại lệnh sẽ giúp bạn giao dịch hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.
Có thể bạn chưa biết: Nếu bạn chưa chắc mình đã hiểu đúng về forex, đừng bỏ qua bài viết chi tiết giúp bạn xây nền tảng vững chắc trước khi bắt đầu giao dịch.
Câu hỏi thường gặp
Trong thị trường forex, các lệnh Buy và Sell là hai lệnh cơ bản và quan trọng nhất để thực hiện giao dịch. Lệnh Buy (hay còn gọi là lệnh mua hoặc Long Position) được sử dụng khi bạn dự đoán rằng giá của cặp tiền tệ sẽ tăng trong tương lai. Lệnh Sell (hay còn gọi là lệnh bán hoặc Short Position) được dùng khi bạn dự đoán rằng giá của cặp tiền tệ sẽ giảm trong tương lai.
Sell Limit là lệnh bán tại mức giá cao hơn giá thị trường hiện tại. Lệnh này được dùng khi trader kỳ vọng giá sẽ tăng đến một mức nhất định, sau đó đảo chiều và giảm xuống.
Buy Stop là lệnh mua tại mức giá cao hơn giá thị trường hiện tại. Lệnh này được sử dụng khi trader tin rằng giá sẽ tiếp tục tăng sau khi vượt qua một vùng kháng cự.
Lệnh Buy Stop Limit là sự kết hợp giữa lệnh Buy Stop và Buy Limit. Khi giá thị trường tăng và chạm đến mức giá kích hoạt, hệ thống sẽ tự động đặt một lệnh Buy Limit tại mức giá giới hạn thấp hơn hoặc bằng mức đó.