Lệnh Stop Order (lệnh dừng) là công cụ cho phép trader thiết lập lệnh mua hoặc bán tự động khi giá đạt đến một mức cụ thể. Đây là cách hiệu quả để cắt lỗ hoặc vào lệnh theo xu hướng thị trường, từ đó giúp giảm thiểu rủi ro và kiểm soát tâm lý giao dịch. Vậy, lệnh Stop Order là gì? Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ và sử dụng hiệu quả.
MỤC LỤC
Lệnh Stop Order là gì?
Lệnh Stop Order, hay lệnh dừng, là một loại lệnh giao dịch dùng để tự động mua hoặc bán tài sản khi giá thị trường đạt đến một mức giá xác định trước – gọi là giá dừng. Khi giá đạt mức dừng, lệnh sẽ kích hoạt và trở thành lệnh thị trường để thực hiện ngay lập tức.
Các loại lệnh Stop Order
Có hai loại lệnh dừng chính: Lệnh dừng mua (Buy Stop Order) và lệnh dừng bán (Sell Stop Order). Cụ thể sau:
1. Lệnh dừng mua (Buy Stop Order)
Lệnh dừng mua là một loại lệnh mua khi giá tăng lên mức giá đã đặt trước (cao hơn giá hiện tại).
Trader sử dụng lệnh này khi kỳ vọng giá tiếp tục tăng và muốn vào lệnh, sau khi giá vượt qua vùng kháng cự – tức là khi xu hướng tăng được xác nhận. Khi giá thị trường chạm mức Buy Stop, lệnh sẽ được kích hoạt và trở thành lệnh thị trường, sau đó khớp ngay.
2. Lệnh dừng bán (Sell Stop Order)
Lệnh dừng bán là một loại lệnh bán khi giá giảm xuống mức giá đã đặt trước (thấp hơn giá hiện tại).
Trader sử dụng lệnh này khi kỳ vọng giá tiếp tục giảm và muốn vào lệnh, sau khi giá phá vỡ vùng hỗ trợ – tức là xu hướng giảm đã được xác nhận. Khi giá thị trường chạm mức Sell Stop, lệnh sẽ được kích hoạtvà trở thành lệnh thị trường, sau đó khớp ngay.
⚠️Cảnh báo: Giao dịch forex qua CFD là hình thức đầu tư rủi ro cao. Nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ kiến thức và hiểu rõ cơ chế hoạt động của thị trường trước khi tham gia.
Cách sử dụng và đặt lệnh Stop Order
Cách sử dụng lệnh dừng mua
Lệnh dừng mua được dùng khi muốn mua tài sản ở mức giá vượt lên trên mức nhất định.
🔻Ví dụ đặt lệnh dừng mua:
Giả sử bạn đang theo dõi cặp EUR/USD với giá hiện tại là 1.10000. Bạn kỳ vọng nếu giá vượt qua mức 1.10500, xu hướng tăng sẽ tiếp tục. Khi đó, bạn có thể đặt lệnh Buy Stop tại 1.10500.
Nếu giá chạm mức này, lệnh sẽ được kích hoạt và khớp. Sau đó, bạn kỳ vọng giá tiếp tục tăng lên các mức cao hơn.
Cách sử dụng lệnh dừng bán
Lệnh dừng bán được dùng khi muốn bán tài sản ở mức giá giảm xuống dưới mức nhất định.
🔻Ví dụ đặt lệnh dừng bán:
Giả sử bạn đang theo dõi cặp EUR/USD với giá hiện tại là 1.10000. Bạn ky vọng nếu giá giảm xuống dưới 1.09500, xu hướng giảm sẽ tiếp tục. Khi đó, bạn có thể đặt lệnh Sell Stop tại 1.09500.
Nếu giá chạm mức này, lệnh sẽ được kích hoạt và khớp. Sau đó, bạn kỳ vọng giá tiếp tục giảm xuống các mức thấp hơn.
Ưu và nhược điểm của lệnh Stop Order là gì?
Lệnh Stop Order là một công cụ quan trọng giúp trader quản lý rủi ro và nắm bắt xu hướng thị trường. Tuy nhiên, lệnh này cũng có ưu và nhược điểm mà bạn nên hiểu rõ trước khi sử dụng.
Ưu điểm
- Tự động khớp khi giá chạm mức đặt: Giúp trader không cần theo dõi thị trường liên tục và không bỏ lỡ cơ hội.
- Bắt kịp xu hướng thị trường: Lệnh Buy Stop dùng khi giá vượt kháng cự, lệnh Sell Stop dùng khi giá phá hỗ trợ. Cả hai lệnh này hỗ trợ tham gia đúng xu hướng.
- Hỗ trợ quản lý rủi ro: Có thể dùng Sell Stop để cắt lỗ lệnh mua và Buy Stop để cắt lỗ lệnh bán.
- Tăng tính kỷ luật trong giao dịch: Lệnh được thiết lập sẵn giúp trader tuân thủ kế hoạch. Nhờ đó, họ tránh bị chi phối bởi cảm xúc khi thị trường biến động.
Nhược điểm
- Không đảm bảo giá đặt trước: Khi thị trường biến động mạnh, lệnh có thể khớp ở mức giá khác với giá dừng.
- Dễ kích hoạt do biến động ngắn: Giá có thể chạm mức dừng rồi quay đầu, khiến lệnh khớp không cần thiết và gây thua lỗ.
- Cần đặt điểm dừng hợp lý: Nếu đặt sai, lệnh có thể khớp quá sớm hoặc bỏ lỡ cơ hội giao dịch tốt hơn.
- Không phù hợp thị trường thanh khoản thấp: Lệnh dễ bị giãn spread, khớp giá xấu và làm tăng rủi ro cho trader.
Những lưu ý khi sử dụng lệnh Stop Order
- Không đặt quá gần giá hiện tại: Tránh bị khớp lệnh sớm do biến động nhỏ.
- Luôn điều chỉnh khi thị trường thay đổi: Cập nhật lệnh dừng theo xu hướng mới để phù hợp với điều kiện giao dịch.
- Kết hợp phân tích kỹ thuật: Nên đặt lệnh dựa vào vùng hỗ trợ, kháng cự hoặc công cụ như Fibonacci, v.v.
- Không lạm dụng lệnh dừng: Chỉ sử dụng khi có kế hoạch giao dịch rõ ràng. Đặc biệt, tránh đặt lệnh giao dịch theo cảm xúc.
Lệnh Stop Order là công cụ không thể thiếu với bất kỳ trader nào mong muốn quản lý rủi ro và duy trì kỷ luật. Việc hiểu rõ cách sử dụng, ưu nhược điểm sẽ giúp bạn hạn chế thua lỗ và bảo vệ lợi nhuận tốt hơn. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn.
Có thể bạn chưa biết: Lệnh Stop Order chỉ là một trong số nhiều loại lệnh quan trọng. Để hiểu rõ toàn bộ lệnh giao dịch mà trader cần nắm vững, đừng bỏ qua bài viết tổng hợp dưới đây:
Câu hỏi thường gặp
Lệnh dừng bán được sử dụng khi trader kỳ vọng giá tài sản sẽ tiếp tục giảm. Lệnh này được đặt tại mức giá thấp hơn giá thị trường hiện tại và sẽ tự động kích hoạt khi giá giảm xuống mức đã đặt.
Lệnh dừng mua được đặt khi giá hiện tại thấp hơn giá kích hoạt mong muốn. Trader sử dụng loại lệnh này khi kỳ vọng giá sẽ vượt qua vùng kháng cự để xác nhận xu hướng tăng trước khi mua vào.
Stop Order sẽ được lưu trên server sàn giao dịch (nếu sàn hỗ trợ) hoặc trong MT4/MT5 trên VPS (nếu dùng EA quản lý). Khi giá chạm mức Stop, lệnh tự biến thành Market Order và khớp ngay, không cần bật máy tính cá nhân, chỉ cần VPS hoặc server sàn hoạt động.