Fed là từ khá quen với những ai quan tâm về đầu tư hoặc tài chính. Các quyết định của Fed về lãi suất và nguồn cung tiền có thể tác động mạnh mẽ đến lạm phát, thị trường tài chính và cả nền kinh tế Việt Nam. Vậy fed là tổ chức gì? Ảnh hưởng của fed đối với kinh tế như thế nào. Cùng tìm hiểu rõ hơn về tổ chức này qua bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
Bảng nội dung
FED là gì?
Fed là Cục Dự trữ Liên bang trong tiếng Anh là Federal Reserve System, được thành lập vào ngày 23 tháng 12 năm 1913. Hệ thống Dự trữ Liên bang (FRS), thường được gọi đơn giản là fed. Đây là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ, là tổ chức tài chính quyền lực nhất trên thế giới. Được thành lập để cung cấp cho đất nước một hệ thống tài chính tiền tệ an toàn, linh hoạt và ổn định.
Ngân hàng trung ương là một tổ chức tài chính. Được đặc quyền kiểm soát việc sản xuất và phân phối tiền và tín dụng cho một quốc gia hoặc một nhóm quốc gia. Trong các nền kinh tế hiện đại, ngân hàng trung ương thường chịu trách nhiệm quy định chính sách tiền tệ và điều tiết các ngân hàng thành viên.
Hệ thống Fed: Hệ thống được tạo thành từ 12 Ngân hàng Liên bang khu vực. Các công ty này có trụ sở tại Boston, New York, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St. Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas và San Francisco.
Ai là chủ FED?
Hệ thống dự trữ liên bang không thuộc sở hữu của bất cứ ai. Fed được thành lập vào năm 1913 bởi Đạo luật Cục Dự trữ Liên bang. Để làm chức năng là ngân hàng trung ương quốc gia. Hội đồng chính quyền là một cơ quan của chính phủ liên bang và báo cáo, trực tiếp khai trình với Quốc hội.
FED quy định lãi suất thế nào?
Federal Reserve có mục tiêu tỷ lệ lạm phát ở 2%. Nguyên tắc xác định mục tiêu tỷ lệ lạm phát dựa trên sự tin rằng sự tăng trưởng kinh tế trong thời gian dài làm được tốt nhất. Bằng cách giữ giá ổn định và sự ổn định giá có thể làm được bằng cách giám soát tỷ lệ lạm phát ở mức 1%-2%/ năm. Thông thường coi là chấp nhận được. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát nhiều hơn 3% hiện đến điểm nguy hiểm có thể làm tiền giá trị thấp.
FED có thu thuế hay không?
Federal Reserve không được thu thuế. Tuy nhiên fed có chức năng chịu trách chỉ chính sách tài chính và kiểm soát hệ thống các ngân hàng. Thuế của chính phủ trung ương được chấp thuận và thu do quốc hội qua Internal Revenue Service (IRS) là tổ chức của chính phủ trung ương.
Chức năng chính của FED là gì?
Các bạn có biết fed là tổ chức gì, nhưng chức năng chính của fed là gì? Dưới đây là 4 chức năng chính của Federal Reserve:
- Quản lý lạm phát: Đây là chức năng hữu hình nhất của fed. Là một phần của chức năng này, fed cũng phát huy việc làm tối đa và đảm bảo lãi suất giữ mức trung bình khi thời gian qua.
- Giám sát hệ thống ngân hàng: Fed giám sát và điều hòa các ngân hàng lớn nhất của quốc gia. Ngoại ra, còn quy định ra luật bảo vệ người tiêu dùng.
- Duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính: Duy trì sự ổn định của thị trường tài chính và quản lý khủng hoảng tiềm năng.
- Cung cấp dịch vụ về mặt ngân hàng: Fed cung cấp dịch vụ cho ngân hàng khác. Chính phủ Mỹ bao gồm đến các nhân hàng nước ngoài.
Cơ cấu tổ chức của hệ thống FED là gì?
Cục Dự trữ Liên bang được tổ chức theo cơ cấu hành chính tập trung, bao gồm:
- Hội đồng Thống đốc (Board of Governors): Có 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc, những người được đề cử bởi Tổng thống và được Thượng viện Hoa Kỳ chấp thuận. Mỗi thống đốc phục vụ tối đa 14 năm. Và mỗi lần bổ nhiệm thống đốc được bổ nhiệm hai năm để hạn chế quyền lực của tổng thống.
- Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Federal Reserve Banks): Gồm có 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực, được đặt ở các thành phố lớn trên toàn quốc.
- Hội đồng Thành viên (Federal Open Market Committee – FOMC): Bao gồm 7 thành viên Hội đồng Thống đốc và 5 trong số 12 chủ tịch của các Chi nhánh Dự trữ Liên bang.
Tác động của FED đối với nền kinh tế
Tác động của FED đối với nền kinh tế Việt Nam
Với nền kinh tế Việt Nam, việc fed tăng lãi suất cũng có những tác động khá rõ rệt. Hoạt động thương mại của nước ta tăng trưởng chậm lại khi sự phục hồi nền kinh tế toàn cầu giảm. Nhu cầu hàng hoá, dịch vụ trên toàn cầu giảm cũng làm giảm nhu cầu đối với hàng xuất khẩu Việt Nam. Hơn nữa còn tác động đến sự phục hồi kinh tế của nước ta.
Kể từ khi fed tăng lãi suất, tình trạng giải ngân vốn đầu tư công chậm. Kéo dài nhiều năm chưa có chuyển biến nhiều. Ảnh hưởng đến huy động các nguồn vốn. Uy tín quốc gia; giảm niềm tin của nhà tài trợ, nhà đầu tư, nhiều dự án lớn đội vốn, gây lãng phí, thất thoát tiền của và kém hiệu quả.
Fed tăng lãi suất khiến cho đồng USD tăng giá hơn so với đa số các đồng tiền khác và trong đó có VND. Do vậy fed đã tạo sức ép khá lớn lên cặp tiền tệ USD/VND. Fed tăng lãi suất khiến cho lãi suất trong nước cũng sẽ tăng lên. Vì vậy, chi phí vay vốn cũng như nghĩa vụ trả nợ bằng đồng USD tăng lên. Thêm đó, lãi suất huy động chịu nhiều áp lực tăng giá.
Việc tăng lãi suất của fed sẽ tác động đối với dòng vốn đầu tư. Đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại rủi ro sẽ rút vốn từ các thị trường mới nổi. Để quay về đầu tư tại thị trường Mỹ hoặc một số thị trường khác. Để giảm thiểu rủi ro đồng thời hưởng lãi suất cao hơn trước.
Tác động của FED đối với nền kinh tế thế giới
Nếu fed đã tăng lãi suất và dự báo sẽ tăng lên sẽ tác động không tốt tới nền kinh tế khi đang trên đà phục hồi. Có thể sẽ đẩy Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái. Việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Mỹ sẽ tác động đến nền kinh tế thế giới trên 3 phương diện:
- Mặt bằng lãi suất toàn cầu tăng lên khiến kinh tế tăng trưởng chậm.
- Tổng cầu hàng hoá và dịch vụ trên toàn thế giới suy giảm.
- Đồng USD lên giá so với các đồng tiền khác sẽ làm cho đồng nội tệ của các nước yếu đi so với USD.
Vì sự ảnh hưởng lớn khi tăng lãi suất nên các hàng hóa khi nhập khẩu sẽ đắt hơn. Đặc biệt là nhập khẩu xăng dầu. Hơn nữa, tăng lãi suất USD sẽ tác động tiêu cực đến khả năng vay vốn trên thị trường quốc tế của các nước đang phát triển đang cần vốn . Vì các tổ chức cho vay sẽ đòi trả lãi cao hơn lãi suất khi họ đầu tư an toàn tại Mỹ.
Nhìn chung, fed là tổ chức quan trọng với tất cả người trên xã hội thế giới. Bởi vì, fed có vai trò quy định lãi suất, có ảnh hưởng đến kinh tế. Hơn nữa fed còn quan trọng với các nhà đầu từ tài chính. Vậy các nhà đầu tư nên chuyển bị đối phó khi fed thực hiện tăng/giảm lãi suất. Hy vọng bài viết này mang lại lợi ích để bạn hiểu rõ hơn về fed là tổ chức gì.
Câu hỏi thường gặp
Fed là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ, là tổ chức tài chính quyền lực nhất trên thế giới. Được thành lập để cung cấp cho đất nước một hệ thống tài chính tiền tệ an toàn, linh hoạt và ổn định.
Với nền kinh tế Việt Nam, việc fed tăng lãi suất cũng có những tác động khá rõ rệt. Hoạt động thương mại của nước ta tăng trưởng chậm lại khi sự phục hồi nền kinh tế toàn cầu giảm. Nhu cầu hàng hoá, dịch vụ trên toàn cầu giảm cũng làm giảm nhu cầu đối với hàng xuất khẩu Việt Nam. Hơn nữa còn tác động đến sự phục hồi kinh tế của nước ta.
Hệ thống dự trữ liên bang không thuộc sở hữu của bất cứ ai. Fed được thành lập vào năm 1913 bởi Đạo luật Cục Dự trữ Liên bang. Để làm chức năng là ngân hàng trung ương quốc gia. Hội đồng chính quyền là một cơ quan của chính phủ liên bang và báo cáo, trực tiếp khai trình với Quốc hội.
bài viết liên quan
- Nền kinh tế là gì? Các loại hệ thống nền kinh tế
- Kinh tế thị trường là gì? Đặc điểm của kinh tế thị trường
- CPI là gì? Công thức tính chỉ số giá tiêu dùng đơn giản
Nguồn: Investopedia