Trong những chương trình tin tức, báo chí về kinh tế chúng ta đều sẽ thường xuyên nghe nhắc đến chỉ số CPI. Đặc biệt trong bối cảnh lạm phát tăng nhanh, giá cả leo thang. Vậy, Chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì? Công thức tính CPI là gì? Những thông tin về chỉ số CPI sẽ được cung cấp đầy đủ cho bạn qua nội dung sau.
Mục lục
Chỉ số CPI là gì?
CPI hay chỉ số giá tiêu dùng (Tiếng Anh: Consumer Price Index) là chỉ số mức giá tiêu thụ trung bình cho giỏ hàng hóa hay dịch vụ của một người. Ngoài ra, chỉ số giá tiêu dùng biểu hiện sự thay đổi về giá cả của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian có đơn vị tính là phần trăm.
Chỉ số CPI được sử dụng để đo lường giá cả trong các lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, nhà ở, quần áo, phương tiện vận chuyển, dịch vụ y tế, giáo dục và truyền thông, hàng hóa, giải trí và các dịch vụ khác.
Công thức tính CPI
Công thức tính CPI (chỉ số giá tiêu dùng) rất đơn giản. Cách tính tiêu chuẩn gồm 4 bước sau đây:
Bước 1: Cố định giỏ hàng hóa tiêu biểu. Thông qua điều tra thống kê. Chúng ta sẽ xác định được lượng hàng hóa và dịch vụ. Mà một người tiêu dùng điển hình thường hay mua.
Bước 2: Xác định giá cả sản phẩm. Thống kê tất cả giá cả của các mặt hàng trong giỏ hàng hóa ở mỗi thời điểm.
Bước 3: Tính toán chi phí để mua giỏ hàng hóa. Bằng cách dùng số lượng nhân với giá cả của từng loại hàng hoá rồi sau đó cộng lại.
Bước 4: Tính chỉ số tiêu dùng cho các năm theo công thức sau:
Lưu ý: Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng từ 5 – 7 năm (tùy vào từng nước cụ thể).
Các vấn đề đặt ra khi tính toán chỉ số CPI
Dưới đây là những vấn đề đặt ra khi tính toán chỉ số CPI mà bạn nên tìm hiểu;
CPI không phản ánh được độ lệch thay thế
Trong trường hợp tất cả các mặt hàng cố định trong giỏ hàng đều xảy ra hiện tượng tăng giá đồng loạt thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng ít sử dụng những mặt hàng kể trên lại. Lúc này, CPI không thể phản ánh được độ lệch thay thế một cách chuẩn xác.
Chỉ số cpi không ảnh hưởng tới sự thay đổi chất lượng hàng hóa
Một trong những vấn đề đó là sự phản ánh chưa đúng và chưa đủ đối với những mặt hàng mới xuất hiện. Lý do là vì chỉ số CPI sử dụng giỏ hàng hóa có tính chất cố định nên khi có hàng hóa mới xuất hiện thì khách hàng sẽ chuyển sang sử dụng một đơn vị tiền tệ nào đó giúp họ mua được số lượng sản phẩm nhiều hơn. Vậy, có thể gọi là cjir số CPI không thể hiện được sực mua gia tăng của đồng tiền. Đồng thời, CPI sẽ có xu hướng đánh giá mức giá của hàng hóa cao hơn so với giá thực tế.
CPI không hiện thị sự xuất hiện của hàng hóa mới
Trong trường hợp, thị trường không ngừng có sự đổi mới như hiện nay thì các công ty thường xuyên cập nhật và cho ra mắt những sản phẩm mới, thuộc nhiều phân khúc khác nhau nhằm đáp ứng thị hiếu chung của khách hàng. Tuy vậy, khi tính toán chỉ số CPI, bạn phải cố định lượng hàng hóa, dịch vụ trước đó nên không thể cập nhật một cách liên tục các sản phẩm mới được. Vào lúc này, chỉ số CPI không thể phán ánh một cách kịp thời sự xuất hiện của những dịch vụ và sản phẩm mới có lượt mua cao trên thị trường.
Tác động chỉ số CPI
Chỉ số CPI giảm hay tăng đều có tác động với nền kinh tế của một quốc gia. Cụ thể như sau:
- Trong trường hợp chỉ số CPI giảm: có nghĩa là giá cả của các hàng hóa trong giỏ hàng tiêu chuẩn sẽ giảm. Lúc này chi phí hoạt động tiêu dùng sẽ giảm. Giả thiết trong trường hợp này, mức thu nhập người lao động không đổi thì chi phí sinh hoạt của những đối tượng này cũng ổn định và mức sống cũng sẽ nâng cao hơn.
- Trong trường hợp chỉ số CPI tăng: có nghĩa là giá cả của các mặt hàng tiêu dùng sẽ tăng. Điều này tác động mạnh mẽ đến đời sống sinh hoạt của người tiêu dùng. Đặc biệt là người có thu nhập thấp. Giá cả tăng khiến cuộc sống họ có thể trở nên khó khăn. Từ đó khiến chi phí tiêu sinh hoạt lên dù tiền công lao động, tiền lương vẫn không tăng.
Hạn chế chỉ số CPI
- Không áp dụng cho tất cả các nhóm dâu cư. Trong đó, CPI chung của một nước không thể phản ánh chi tiết chỉ số giá tiêu dùng của thành thị so với nông thôn.
- Không đưa ra được những ước tính chính thức cho một số bộ phận nhỏ trong dân cư.
- Không đo lường được các khía cạnh ảnh hưởng đến mức sống dù nó đo lường cho chi phí sinh hoạt có điều kiện.
- Không xác định các yếu tố về xã hội và môi trường.
- Chỉ số này giữa hai khu vực chênh lệch nhau không phải lúc nào cũng phản ánh giá cả của sản phẩm giữa hai khu vực đó. Tức là một khu vực có chỉ số giá tiêu dùng cao không có nghĩa là giá thành sản phẩm ở đó cao hơn các khu vực khác.
Mối quan hệ giữa CPI và lạm phát
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ số thường được sử dụng để đo lường lạm phát bằng cách theo dõi những thay đổi theo thời gian về giá mà người tiêu dùng phải trả cho một rổ hàng hóa và dịch vụ. Những hàng hóa và dịch vụ này được chia thành tám nhóm chính: thực phẩm và đồ uống, nhà ở, may mặc, vận chuyển, chăm sóc y tế, giải trí, giáo dục và thông tin liên lạc.
Chỉ số giá tiêu dùng được tính bằng cách đo lường giá trong một khoảng thời gian của rổ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cố định này so với giá của chúng trong các khoảng thời gian trước đó. Do đó, những thay đổi trong CPI phản ánh gần đúng những thay đổi trong chi phí sinh hoạt.
Vậy chỉ số CPI có thể đo lường được lạm phát. Nếu chỉ số CPI tăng, nhiều người sẽ cho rằng tỷ lệ lạm phát đang gia tăng. Ngoài ra, CPI còn được các thương nhân dùng để dự đoán giá cho tương lai. Hay người sử dụng lao động dùng để tính toán tiền lương hoặc có thể là Chính Phủ để xác định mức tăng cho những quỹ bảo trợ xã hội.
Tóm lại, dù chỉ số giá tiêu dùng không đại diện cho tất cả các nhóm nhân cư. CPI vẫn là chỉ số được các kinh tế quan trọng. Bài viết bên trên đã cung cấp các thông tin chi tiết về chỉ số CPI như CPI là gì? Công thức tính CPI? Bao gồm thông tin quan trọng khác. Hiểu biết về CPI sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp và người lao động trên cả nước.
Câu hỏi thường gặp
Chỉ số CPI là chỉ số giá tiêu dùng (Tiếng Anh: Consumer Price Index) là chỉ số mức giá tiêu thụ trung bình cho giỏ hàng hóa hay dịch vụ của một người. Chỉ số biểu hiện sự thay đổi về giá cả của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian có đơn vị tính là phần trăm.
Chỉ số CPI giảm hay tăng đều có tác động với nền kinh tế của một quốc gia.
+Trong trường hợp chỉ số CPI giảm
+Trong trường hợp chỉ số CPI tăng
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ số thường được sử dụng để đo lường lạm phát bằng cách theo dõi những thay đổi theo thời gian về giá mà người tiêu dùng phải trả cho một rổ hàng hóa và dịch vụ. Những hàng hóa và dịch vụ này được chia thành tám nhóm chính: thực phẩm và đồ uống, nhà ở, may mặc, vận chuyển, chăm sóc y tế, giải trí, giáo dục và thông tin liên lạc.
Bài viết liên quan
- Giảm phát (Deflation) là gì? Nguyên nhân, ưu và nhược điểm mà bạn nên biết
- Siêu lạm phát Hyperinflation là gì? Nguyên nhân và cách chuẩn bị đối phó cho siêu lạm phát
- 5 chiến lược hàng đầu để giúp đối phó với lạm phát
Nguồn: Luatduonggia