Cho dù phân tích cơ bản hoặc phân tích kỹ thuật. Cũng là một nhà đầu tư trên thị trường tài chính đều phải biết đến chỉ báo kỹ thuật (Indicators). Bởi chỉ báo kỹ thuật (Indicators) chính là công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư. Nếu bạn là nhà đầu tư mới, chắc chắn bạn đã tìm hiểu rất nhiều các Indicators. Vậy, trong bài viết này, TiềnInvest sẽ giới thiệu những Indicators mà các nhà đầu tư không nên bỏ qua khi tham gia thị trường tài chính.
Mục lục
Chỉ báo kỹ thuật (Indicators) là gì?
Indicator là chỉ báo kỹ thuật, là thống kê được sử dụng để đo lường các điều kiện hiện tại cũng như dự báo xu hướng tài chính hoặc kinh tế.
Trong thế giới đầu tư, chỉ số thường đề cập đến mô hình biểu đồ kỹ thuật nguồn gốc từ giá và khối lượng. Các chỉ báo kỹ thuật phổ biến bao gồm trung bình trượt (Moving average), đường trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD), chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) và khối lượng cân bằng (OBV).
Trong kinh tế, chỉ số thường đề cập đến phần dữ liệu kinh tế được sử dụng để đo lường sức khỏe tổng thể và dự đoán hướng của nền kinh tế. Bao gồm chỉ số giá tiêu dùng (CPI), sản phẩm quốc nội( GDP) và số liệu thất nghiệp.
Các chỉ báo kỹ thuật được sử dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật. Để dự đoán những thay đổi của xu hướng cổ phiếu hoặc mô hình giá trong bất kỳ giao dịch tài sản nào.
Ưu điểm của Indicators
Indicator là một phần cơ bản của phân tích kỹ thuật mà nhà phân tích nên biết. Vậy, ưu điểm Indicators như sau:
- Indicator có thể chỉ ra xu hướng thị trường. Ví dụ như Up-Trend, Down-Trend và Sideways theo hướng với xu hướng sẽ đi.
- Indicator có thể tìm thấy được thời gian lệnh giao dịch (Buy, Sell), đó là lợi thế.
- Indicator có thể tìm thấy được thời gian đóng lệnh Stop Loss (SL) và Take Profit (TP).
- Indicator có thể cho biết overbought và điều kiện bán quá mức.
- Indicator có thể phân tích sự đảo ngược xu hướng giá của giá.
Phân loại Indicators
Hiện nay, có vài trăm Indicators cũng có nhiều cách phân loại. Mỗi indicator có công thức tính khác nhau, từ cơ bản đến phức tạp. Ngoài ra, mỗi Indicators được sử dụng theo mục tiêu khác nhau. Vậy, các nhà đầu tư phải tìm hiểu trước khi lựa chọn Indicators. Có thể chia thành 4 loại chính như sau:
1. Chỉ báo xu hướng
Đây là chỉ báo kỹ thuật được sử dụng để xác định chiều biến động của giá cả trên thị trường tài chính. Dựa vào những chỉ báo này nhà đầu tư sẽ tìm ra được xu hướng, mức trung bình về giá, đo lường mức độ biến động của giá. Một số ví dụ chỉ báo kỹ thuật này là Moving Average, Parabolic SAR, Ichimoku,…
2. Chỉ báo động lượng
Chỉ báo động lượng là công cụ giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về sự thay đổi của thị trường. Ví dụ như Moving Average Convergence/Divergence (MACD), RSI, Stochastic Oscillator,…
3. Chỉ báo đo lường biến động
Chỉ báo này là thước đo tiêu chuẩn giúp các nhà đầu tư có thể xác định được sự biến động một cách hiệu quả. Một số chỉ số loại này mà nhà đầu tư nên biết là Bollinger Bands, Average True Range (ATR),…
4. Chỉ báo khối lượng
Chỉ số khối lượng không chỉ có hành vi giá mà khối lượng giao dịch cũng cho thấy được xu hướng của thị trường. Đây là một số chỉ báo khối lượng thường nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn: Money Flow Index (MFI), On Balance Volume (OBV), Accumulation Distribution (A/D),…
Indicators phổ biến hiện nay
Dưới đây là một số Indicators phổ biến và hiệu quả mà bạn không thể bỏ qua.
1. Chỉ báo Moving Average – MA
Moving Average là đường trung bình động, thể hiện biến động, chỉ báo xu hướng của giá trong một khoảng thời gian xác định. Mục đích chính là theo dõi giá đang vận động theo xu hướng tăng hoặc giảm hay không có xu hướng.
2. Chỉ số RSI
RSI là chỉ báo kỹ thuật giúp nhà đầu tư phát hiện tình trạng quá mua hoặc quá bán trên thị trường.
RSI là viết tắt của Relative Strength Index, chỉ số sức mạnh tương đối. Chỉ báo RSI tính toán tỷ lệ giữa mức tăng giá và giảm giá trung bình trong một khoảng thời gian nhất định, thể hiện tình trạng quá mua và quá bán của thị trường.
3. Chỉ báo Bollinger Bands
Bollinger Bands là một công cụ được sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật để đo lường biến động của thị trường. Bollinger Bands là công cụ phân tích kỹ thuật được cấu tạo từ các đường trung bình động đơn giản (simple moving average). Chỉ báo này gồm có 3 dải, bao gồm:
- Dải giữa (Middle Band) là đường trung bình động đơn giản chu kỳ 20 ngày (SMA20); được tính bằng giá trị trung bình của giá đóng cửa.
- Dải trên (Upper Band) được tính bằng cách lấy đường SMA cộng với 2 lần độ lệch chuẩn
- Dải dưới (Lower Band) được tính bằng cách lấy đường SMA trừ đi 2 lần độ lệch chuẩn
4. Chỉ báo Stochastic Oscillator
Chỉ báo này được sử dụng để giúp nhà đầu tư so sánh mức giá đóng cửa với một phạm vi giá trong khoảng thời gian nào đó. Thời gian sẽ phụ thuộc vào từng chiến thuật của trader, nhưng mặc định sẽ là 14 ngày.
Một số lưu ý khi giao dịch với chỉ báo kỹ thuật
Indicator sẽ giúp nhà đầu tư nâng cao xác suất thành công khi vào lệnh. Nhưng công cụ này cũng không phải là “chén thánh”. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng indicator để việc giao dịch đạt hiệu quả cao.
- Khi sử dụng bất kỳ công cụ nào, việc quan trọng nhất là xác định xu hướng. Nếu trader không thể xác định xu hướng mà chỉ dựa vào các tín hiệu Buy/Sell từ các indicator, thì rủi ro thua lỗ rất cao.
- Trong kho tàng chỉ báo có tới hàng trăm loại. Trader cần hiểu rõ bản chất của từng chỉ báo trước khi chọn lựa để sử dụng. Để hiểu rõ bản chất của mỗi loại chỉ báo. Trader cần nhìn kỹ vào công thức cấu tạo nên indicator. Ví dụ như chỉ báo được tính bằng mức giá đóng cửa của 14 phiên giao dịch trước đó. Mức giá cao nhất và thấp nhất trong 10 phiên giao dịch trước đó. Việc này giúp trader chọn lọc được các tín hiệu và sử dụng chỉ báo một cách tối ưu, hiệu quả hơn.
- Xung đột tín hiệu giữa các chỉ báo cũng là một vấn đề trader cần hiểu rõ. Mỗi indicator được cấu tạo từ các công thức khác nhau. Vì vậy, tùy thuộc vào khung thời gian và phương pháp giao dịch mà trader có thể chọn một nhóm những indicator phù hợp.
Bạn có thể thấy Indicators là một công cụ phân tích kỹ thuật rất hữu hiệu. Tuy nhiên, mỗi Indicators sẽ có chức năng và thế mạnh khác nhau. Như vậy, nhà đầu tư cần tìm ra các loại Indicators cho phù hợp với bản thân để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Câu hỏi thường gặp
Indicator là chỉ báo kỹ thuật, là thống kê được sử dụng để đo lường các điều kiện hiện tại cũng như dự báo xu hướng tài chính hoặc kinh tế.
Indicator dịch ra tiếng Việt là chỉ báo kỹ thuật, thuật ngữ này được dùng để chỉ tập hợp các đại lượng được tạo thành từ các phép tính dựa trên giá và khối lượng giao dịch trong lịch sử. Các chỉ báo indicator sẽ cung cấp cho nhà đầu tư về hành vi giá trên thị trường, cho biết đang trong giai đoạn quá mua hay quá bán.
Nguồn: Investopedia