Hiện nay, mọi thứ đều có thể xử lý qua mạng trực tuyến. Trong đó nộp thuế điện tử cũng không nằm ngoài điều đó. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nằm rõ cách nộp thuế. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết về thuế điện tử là gì? Cách đăng ký nộp thuế điện tử qua mạng mới nhất hiện nay.
MỤC LỤC
Tìm hiểu về thuế điện tử và cách nộp thuế
Thuế điện tử là gì?
Thuế điện tử là một hệ thống quản lý và nộp thuế sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện điện tử để thực hiện các giao dịch thuế. Hệ thống này bao gồm việc kê khai, nộp, quản lý và thanh tra thuế thông qua các nền tảng trực tuyến thay vì sử dụng các phương pháp thủ công truyền thống (nộp thuế trực tiếp tại cơ quan thuế).
Nộp thuế điện tử là gì?
Nộp thuế điện tử viết tắt là NTĐT, là hình thức nộp thuế thông qua các phương tiện điện tử, để kê khai thuế nộp thuế cũng như hoàn thuế trực tuyến, thay vì sử dụng các phương pháp truyền thống như nộp tiền mặt tại cơ quan thuế hay qua ngân hàng. Hình thức này sử dụng các nền tảng công nghệ thông tin để thực hiện các giao dịch tài chính liên quan đến việc nộp thuế, giúp tiết kiệm thời gian và giảm bớt thủ tục hành chính cho người nộp thuế.
Ngoài ra, hệ thống thuế điện tử còn mang các chức năng khác, giúp doanh nghiệp làm việc hiệu quả hơn, bao gồm:
- Tra cứu nghĩa vụ thuế
- Tra cứu số thuế chưa nộp
- Tra cứu nghĩa vụ kê khai thuế
- Hỏi đáp về kê khai thuế
NTĐT là dịch vụ cho phép người nộp thuế lập Giấy nộp tiền điện tử (GNT) vào Ngân sách Nhà nước trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Cơ quan thuế và được Ngân hàng thương mại (NHTM) xác nhận kết quả giao dịch nộp thuế tức thời.
Lợi ích người nộp thuế
Với công nghệ hiện nay, việc nộp thuế qua mạng đã trở thành xu hướng tất yếu giúp người dùng linh hoạt thời gian. Bên cạnh đó mang lại lợi ích cho người nộp thuế, như sau:
- Tiết kiệm thời gian: Không cần mất thời gian để đi cơ quan thuế và chờ giao dịch.
- Tiết kiệm chi phí: Đơn giản giấy tờ khi thực hiện nộp thuế.
- Nộp thuế 24/7: Không phải chờ ngày làm việc tiếp theo nếu lịch nộp vào ngày nghỉ lễ. Ngân hàng thương mại (NHTM) xác nhận kết quả giao dịch ngay khi gửi giấy nộp tiền.
Điều kiện nộp thuế điện tử
Điều kiện để các doanh nghiệp có thể tiến hành NTĐT như sau:
- Là tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động và đã được cấp mã số thuế.
- Có chứng thư số còn hiệu lực thông qua các tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực chữ ký số.
- Có kết nối internet cùng một địa chỉ email có thể liên lạc.
- Đã thực hiện kê khai thuế trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế.
- Có tài khoản ngân hàng thương mại (Đã phối hợp với tổng cục thuế cung cấp dịch vụ và thuộc địa bàn quản lý của cục thuế, chi cục thuế) để giao dịch.
Hiện tại, người nộp Thuế muốn sử dụng dịch vụ cần có tài khoản một ngân hàng đã phối hợp với Tổng cục Thuế cung cấp dịch vụ và thuộc địa bàn quản lý của các Cục Thuế, Chi cục Thuế trên toàn quốc.
Cách đăng ký nộp thuế điện tử
Hiện tại, các cá nhân cần phải có tài khoản thuế điện tử. Vậy, có thể thực hiện đăng ký theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào website
Người nộp Thuế truy cập vào website tại đây.
Bước 2: Chọn mục “Doanh Nghiệp”
Bước 3: Thực hiện “Đăng ký”
Từ đó, nhập mã số thuế doanh nghiệp
Lưu ý:
- Mã số thuế: là mã dược dùng để đăng kí nộp thuế điện tử.
- Sau khi nhập đầy đủ thông tin mã số Thuế, người nộp thuế nhấn vào nút “Tiếp tục”, người nộp thuế vào hệ thống NTĐT để đăng ký.
Sau đó, nhập thông tin doanh nghiệp
Lưu ý: Trong bước này, cần kiểm tra kỹ các thông tin:
- Hệ thống sẽ tự động lấy các thông tin email, điện thoại, chứng thư số người nộp thuế đã đăng ký khai thuế qua mạng. Người nộp thuế có thể sửa các thông tin: điện thoại, thư điện tử, người liên hệ.
- Mã số thuế: hệ thống tự động lấy ra mã số thuế người nộp thuế đang dùng và không cho phép sửa.
- Điện thoại: được phép sửa tuy nhiên không được phép để trống.
- Thư điện tử: được phép sửa tuy nhiên không được phép để trống. Thư điện tử phải có định dạng thư quốc tế, như: [email protected].
Bước 4: Ký số và gửi bản đăng ký cho Tổng cục Thuế
- Thông tin: “Số serial chứng thư số” và “Tổ chức cấp chứng thư số” hệ thống sẽ tự động lấy từ USB token của NNT dùng tại hệ thống khai thuế qua mạng và cho phép NNT sửa.
- Trong trường hợp NNT dùng chứng thư số cho dịch vụ NTĐT khác với chứng thư số dùng cho dịch vụ khai thuế qua mạng. Sau đó, NNT đưa chứng thư số vào hệ thống nhấn nút nhập lại thông tin Chữ ký số (chữ ký điện tử)”.
- Hệ thống thực hiện xác nhận việc thay đổi (CKS):
+ Nhập mã PIN, chọn “Chấp nhận”, Hệ thống thực hiện tải thông tin chứng thư số mới lên trường: “Số serial chứng thư số” và “Tổ chức cấp chứng thư số”.
+ Chọn “Bỏ qua”, hệ thống đóng cửa sổ yêu cầu nhập mã PIN và dừng chức năng thay đổi chữ ký số.
- Chọn “Cancel”, hệ thống đóng cửa sổ xác nhận thay đổi chữ ký số và giữ nguyên thông tin chữ ký số cũ cho trường: “Số serial chứng thư số” và “Tổ chức cấp chứng thư số”.
Như vậy là người nộp thuế đã có thể đăng ký NTĐT với Tổng cục thuế một cách nhanh chóng.
Hướng dẫn kê khai nộp thuế điện tử
Những doanh nghiệp nộp thuế trên trang thuế điện tử bằng cách sau đây:
Bước 1: Người nộp thuế truy cập vào địa chỉ website: https://thuedientu.gdt.gov.vn/ và chọn mục “DOANH NGHIỆP”.
Bước 2: Người nộp thuế chọn mục “Đăng nhập”.
Bước 3: Người nộp thuế nhập thông tin “Tên đăng nhập”, “Mật khẩu”, “Mã xác nhận” tương ứng và Nhấn “Đăng nhập”.
Bước 4: Người nộp thuế chọn mục “Nộp thuế” -> “Lập giấy nộp tiền” -> Chọn “Ngân hàng” nộp -> Chọn “Loại nghĩa vụ” -> Nhấn “Truy vấn”.
Bước 5: Sau khi nhấn “Truy vấn”, hiện ra bảng các khoản phải nộp. Người nộp thuế tích “Chọn khoản nộp” và nhấn “ Tiếp tục”.
*Lưu ý: Người nộp thuế phải chọn khoản nộp có thứ tự thanh toán nhỏ trước
Bước 6: Sau khi nhấn “Tiếp tục”, người nộp thuế tiếp tục chọn thông tin:
- Ở mục “Thông tin ngân hàng”: Người nộp thuế lựa chọn thông tin “Trích tài khoản số”.
- Ở mục “ Thông tin kho bạc”: Người nộp thuế lựa chọn thông tin “Mở tại NHTM uỷ nhiệm thu”.
- Nhấn “Hoàn thành”.
Bước 7: Sau khi nhấn “Hoàn thành”, hệ thống sẽ tạo lập “Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước”. Sau đó, người nộp thuế kiểm tra lại thông tin rồi thực hiện “Ký và nộp”.
Khi người nộp thuế thực hiện theo các bước trên, nghĩa là bạn được nộp thuế thành công rồi.
Cách tính thuế
Để hướng dẫn bạn nộp thuế điện tử và cách tính thuế, TiềnInvest sẽ chia cách tính thuế theo 3 loại như sau:
1. Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN)
Công thức tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công:
- Tổng thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản miễn thuế (nếu có)
- Thu nhập tính thuế = Tổng thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ (giảm trừ gia cảnh, bảo hiểm bắt buộc, …)
- Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Các mức thuế suất thuế TNCN hiện hành
Để tính thuế thu nhập cá nhân online trên Luật Việt Nam bạn thực hiện các bước sau:
- Từ 0 – 5 triệu đồng: 5%
- Trên 5 triệu đến 10 triệu đồng: 10%
- Trên 10 triệu đến 18 triệu đồng: 15%
- Trên 18 triệu đến 32 triệu đồng: 20%
- Trên 32 triệu đến 52 triệu đồng: 25%
- Trên 52 triệu đến 80 triệu đồng: 30%
- Trên 80 triệu đồng: 35%
2. Thuế Giá trị gia tăng (GTGT)
Công thức tính thuế GTGT phải nộp:
- Thuế GTGT đầu ra = Giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra x Thuế suất GTGT
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = Tổng số thuế GTGT đã trả khi mua hàng hóa, dịch vụ
- Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Các mức thuế suất GTGT hiện hành
Luật thuế GTGT quy định 3 mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đang được áp dụng hiện nay là:
- Thuế suất 0%: Áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.
- Thuế suất 5%: Áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ thiết yếu.
- Thuế suất 10%: Áp dụng cho các hàng hóa, dịch vụ còn lại.
3. Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Công thức tính thuế TNDN như sau:
- Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
- Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất TNDN
Mức thuế suất TNDN hiện hành
Căn cứ tại khoản 6 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013 thì mức thuế suất áp dụng với tất cả các doanh nghiệp là:
- Thuế suất thông thường: 20%
Ví dụ cách tính thuế thu nhập cá nhân
Để tính thuế thu nhập cá nhân online trên Luật Việt Nam, bạn thực hiện các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào đường link của Luật Việt Nam để tính thuế thu nhập cá nhân tại đây.
Bước 2: Nhập tổng thu nhập bao gồm lương đã trừ tiền bảo hiểm bắt buộc phải đóng + thưởng
Tổng thu nhập của ông B = 30.000.000 – [(30.000.000 x 8%) + (30.000.000 x 1,5%) + (30.000.000 x 1%)] = 26.850.000
Bước 3: Nhập số người phụ thuộc. Ông B có 1 người phụ thuộc: Nhập 1.
Bước 4: Nhận được kết quả thuế TNCN cần phải đóng vào hàng tháng.
Diễn giải cách tính thuế TNCN trên trang Luật Việt Nam như sau:
- Giảm trừ bản thân = 11.000.000
- Giảm trừ người phụ thuộc = 1 x 4.400.000 = 4.400.000
- Thu nhập chịu thuế = 26.850.000 – 11.000.000 – 4.400.000 = 11.450.000
Bậc thuế áp dụng là bậc 3 (theo biểu thuế lũy tiến từng phần) = 11.450.000 x 15% – 750.000 = 967.500 VNĐ.
Như vậy, Thuế thu nhập cá nhân ông B phải nộp là = 967.500 VNĐ/tháng.
Nộp thuế điện tử có bắt buộc không? Căn cứ vào đâu để xác định
Việc NTĐT có bắt buộc hay không phụ thuộc vào quy định của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, việc nộp thuế điện tử đã trở thành bắt buộc đối với nhiều doanh nghiệp và tổ chức. Để xác định điều này, có thể căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành và các thông báo từ cơ quan thuế. Dưới đây là một số căn cứ chính:
Luật Quản lý thuế
Theo Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, có hiệu lực từ ngày 1/7/2020. Việc NTĐT được khuyến khích và áp dụng rộng rãi. Luật này quy định rõ ràng về việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế, bao gồm việc nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và các giao dịch điện tử khác.
Nghị định 123/2020/NĐ-CP
Nghị định này hướng dẫn về hóa đơn điện tử và chứng từ điện tử. Trong đó quy định bắt buộc các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác phải áp dụng hóa đơn điện tử kể từ ngày 1/7/2022. Việc sử dụng hóa đơn điện tử cũng đồng nghĩa với việc NTĐT.
Dựa vào các căn cứ pháp lý này, có thể thấy việc NTĐT là bắt buộc đối với nhiều đối tượng tại Việt Nam. Các doanh nghiệp, tổ chức cần tuân thủ các quy định này để tránh các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật về thuế.
Trên đây là những thông tin quan trọng về thuế điện tử mà các cá nhân và người doanh nghiệp cần lưu ý. Hy vọng rằng, những chia sẻ trên có thể giúp nắm vững quy trình và tiến hành cách nộp thuế điện tử một cách dễ dàng và chính xác nhất.
Câu hỏi thường gặp
Thuế điện tử là một hệ thống quản lý và nộp thuế sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện điện tử để thực hiện các giao dịch thuế.
NTĐT được biết đến là hệ thống kê khai thuế, nộp thuế cũng như hoàn thuế trực tuyến. Ngoài ra, hệ thống thuế điện tử còn mang các chức năng khác, giúp doanh nghiệp làm việc hiệu quả hơn.
Với công nghệ hiện nay, việc nộp thuế qua mạng đã trở thành xu hướng tất yếu giúp người dùng linh hoạt thời gian. Bên cạnh đó mang lại lợi ích cho người nộp thuế, như tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí và có thể nộp thuế 24/7.
Người nộp Thuế truy cập vào website Thuedientu.
bài viết liên quan
- Thuế là gì? Tìm hiểu các loại thế ở Việt Nam hiện nay
- Truy thu thuế là gì? Các quy định về xử lý với hành vi trốn thuế
- Hướng dẫn cách đăng ký mã số thuế cá nhân năm 2024
Nguồn: thuathienhuetax