Dự trữ vàng của một quốc gia là một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược tài chính của bất kỳ quốc gia nào. Với vai trò như một “lá chắn” trước các biến động kinh tế, vàng không chỉ mang lại sự ổn định cho nền tài chính quốc gia mà còn bảo vệ giá trị đồng nội tệ. Vậy quốc gia nào có dự trữ vàng nhiều nhất thế giới? Vì sao đây lại là một tài sản thiết yếu mà nhà nước cần quan tâm, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
Dự trữ vàng là gì?
Dự trữ vàng (Gold reserve) là khối lượng vàng mà Ngân hàng Trung ương hoặc chính phủ nắm giữ dưới dạng tài sản tài chính. Dự trữ vàng có thể giúp ổn định tiền tệ và mang lại sự bảo đảm trong những thời điểm kinh tế bất ổn. Hệ thống này từng gắn giá trị của đồng tiền quốc gia với một lượng vàng cố định. Buộc các quốc gia phải duy trì lượng dự trữ vàng lớn để hỗ trợ nguồn cung tiền tệ của mình. Ngoài ra, khối lượng dự trữ vàng không chỉ phản ánh năng lực quản lý tài chính trong các tình huống khủng hoảng mà còn có ảnh hưởng đến độ tin cậy tín dụng của quốc gia đó.
Mục đích chính của dự trữ vàng

Dưới đây là mục đích khiến các Ngân hàng Trung ương và cơ quan tài chính dự trữ vàng:
- Tích lũy giá trị: Vàng được coi là một kho lưu trữ giá trị lâu dài và an toàn. Nó có khả năng duy trì giá trị qua thời gian, bất chấp những biến động về kinh tế hay chính trị.
- Đảm bảo cho các nghĩa vụ tài chính: Trong quá khứ, vàng từng được sử dụng để bảo chứng cho tiền tệ và các khoản nợ. Dù vai trò này hiện nay ít phổ biến hơn. Nhưng vàng được xem là tài sản đảm bảo cho các nghĩa vụ tài chính trong một số trường hợp.
- Phương tiện thanh toán: Vàng từng được dùng như một phương tiện thanh toán trực tiếp. Ngày nay, vai trò này gần như không còn. Tuy nhiên vàng vẫn đóng vai trò như một tài sản dự trữ có tính thanh khoản cao.
- Bảo đảm giá trị tiền tệ: Việc nắm giữ vàng có thể góp phần ổn định giá trị nội tệ. Ngoài ra, giúp giảm thiểu tác động của lạm phát hoặc suy giảm giá trị tiền tệ trong những thời kỳ bất ổn kinh tế.
Cách hoạt động vàng dự trữ
Qua nhiều thiên niên kỷ, vàng không chỉ là biểu tượng của sự giàu có mà còn là công cụ trao đổi quốc tế qua nhiều giai đoạn lịch sử. Từ thế kỷ 17 đến 20, giá trị của tiền giấy mà các quốc gia phát hành thường được quy đổi thành vàng. Nó phục vụ như một minh chứng pháp lý cho vàng thực thể và là tâm điểm trong giao dịch quốc tế. Đây buộc các quốc gia phải lập kho dự trữ vàng, vì những lợi ích kinh tế và địa chính trị.
Đến giữa thế kỷ 20, đa số quốc gia đã dừng dùng vàng làm bảo đảm giá trị tiền tệ. Đến năm 1999, Thụy Sĩ là quốc gia cuối cùng chấm dứt áp dụng tiêu chuẩn vàng. Dù vậy, vàng vẫn được các chính phủ dự trữ lớn như một biện pháp dự phòng cho các khủng hoảng lạm phát hoặc các cuộc khủng hoảng kinh tế khác.
Trong kinh doanh, vàng là một tài sản quý giá được ứng dụng rộng rãi trong ngành y tế, trang sức và điện tử. Vàng cũng được nhiều nhà đầu tư, từ cá nhân đến tổ chức. Nó xem là phương tiện để chống lại lạm phát và các cuộc suy thoái kinh tế.
Bảng xếp hạng 10 quốc gia có dự trữ vàng nhiều nhất thế giới
Quốc gia có dự trữ nhiều vàng thường là các nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Dưới đây là bảng xếp hạng 10 quốc gia có dự trữ vàng nhiều nhất thế giới trong năm 2025. Theo công bố từ WGC (Hội đồng Vàng thế giới):
Vị trí | Quốc gia | Lượng vàng dự trữ (tấn) |
1 | Hoa Kỳ | 8.133,46 tấn |
2 | Đức | 3.351,53 tấn |
3 | Ý | 2.451,84 tấn |
4 | Pháp | 2.437 tấn |
5 | Nga | 2.335,9 tấn |
6 | Trung Quốc | 2.279,56 tấn |
7 | Thụy Sĩ | 1.039,94 tấn |
8 | Ấn Độ | 876,18 tấn |
9 | Nhật Bản | 845,97 tấn |
10 | Hà Lan | 612,45 tấn |
1. Hoa Kỳ dự trữ 8.133,46 tấn
Hoa Kỳ giữ vị trí số một với lượng dự trữ vàng vượt trội lên đến 8.133,46 tấn. Phần lớn vàng được lưu trữ tại Fort Knox và các kho khác trên khắp đất nước. Việc dự trữ vàng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì niềm tin vào đồng USD. Đây là một trong những đồng tiền dự trữ chính trên thế giới. Hiện nay không quốc gia nào có thể sánh được với khối lượng vàng mà Hoa Kỳ đang quản lý.
2. Đức dự trữ 3.351,53 tấn
Đức đứng thứ hai với khoảng 3.351,53 tấn vàng. Việc duy trì lượng vàng lớn giúp Đức ổn định kinh tế trong khu vực eurozone. Đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì niềm tin vào đồng euro. Dù không có vàng trong nước, Đức nhập khẩu vàng với số lượng lớn.
3. Ý dự trữ 2.451,84 tấn
Ý xếp hạng thứ ba với lượng vàng là 2.451,84 tấn. Dự trữ vàng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì niềm tin vào đồng euro. Ngoài ra, giúp duy trì sự ổn định tài chính quốc gia. Vàng của Ý được lưu giữ tại trụ sở của Ngân hàng Trung ương Ý và Hoa Kỳ. Phần còn lại được phân bổ giữa các kho bạc tại Thụy Sĩ và Anh. Ngân hàng Trung ương Ý cho biết việc phân tán vàng tại nhiều địa điểm khác nhau là vì lý do lịch sử và nhằm giảm thiểu rủi ro.
4. Pháp dự trữ 2.437 tấn
Pháp đang giữ 2.437 tấn, được xếp hạng thứ bốn quốc gia dự trữ vàng nhiều nhất thế giới. Vàng là phương tiện bảo vệ tài sản trong trường hợp khủng hoảng. Đặc biệt là công cụ quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của đồng euro.
5. Nga dự trữ 2.335,9 tấn
Nga đã trở thành quốc gia có lượng dự trữ vàng đứng thứ năm thế giới, với tổng cộng 2.335,9 tấn. Cho đến nay, vị trí này vẫn được Nga giữ vững. Chính phủ Nga đã tăng cường dự trữ vàng để bảo vệ nền kinh tế và giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong giao dịch quốc tế.
6. Trung Quốc dự trữ 2.279,56 tấn
Trung Quốc thường được xem là đối thủ chính trị địa chính trị hàng đầu của Hoa Kỳ. Hiện Trung Quốc có khoảng 2.279,56 tấn vàng. Chính phủ Trung Quốc duy trì dự trữ vàng để đa dạng hóa tài sản dự trữ quốc gia và giảm sự phụ thuộc vào đồng USD.
7. Thụy Sĩ dự trữ 1.039,94 tấn
Thụy Sĩ sở hữu khoảng 1.039,94 tấn vàng. Nước này có truyền thống lâu dài trong việc sử dụng vàng như một công cụ dự trữ và bảo vệ tài sản. Dự trữ vàng của Thụy Sĩ không chỉ phản ánh sự ổn định tài chính mà còn là một phần trong chiến lược quản lý tiền tệ quốc gia.
8. Ấn Độ dự trữ 876,18 tấn
Ấn Độ sở hữu khoảng 876,18 tấn vàng. Vàng đóng vai trò quan trọng trong văn hóa và kinh tế Ấn Độ. Vàng được sử dụng làm trang sức rất phổ biến. Dự trữ vàng giúp bảo vệ nền kinh tế khỏi biến động lạm phát và tỷ giá hối đoái.
9. Nhật Bản dự trữ 845,97 tấn
Nhật Bản có khoảng 845,97 tấn vàng do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) quản lý. Dù Nhật Bản có vàng Hishikari nổi tiếng nhưng trữ lượng trong nước khá hạn chế. Do vậy, Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu vàng.
10. Hà Lan dự trữ 612,45 tấn
Hà Lan có khoảng 612,45 tấn vàng. Quốc gia này duy trì lượng dự trữ vàng lớn để ổn định tài chính và giảm thiểu rủi ro từ sự biến động của đồng euro và các yếu tố quốc tế khác.
Vì sao nhiều quốc gia giữ dự trữ vàng?
Lịch sử đã chứng minh vàng là công cụ hỗ trợ cho giá trị tiền tệ quốc gia. Dù tiêu chuẩn vàng không còn hiệu lực, việc các quốc gia vẫn giữ vàng có nhiều lý do quan trọng:
- Chính phủ giống như những nhà đầu tư cá nhân. Vì cần đa dạng hóa tài sản đầu tư để giảm thiểu rủi ro và tăng cường sự an toàn tài chính.
- Vàng không còn là tiêu chuẩn tài chính. Nhiều quốc gia vẫn xem việc giữ vàng như một yếu tố củng cố sự ổn định cho đồng tiền của họ.
- Vàng còn là lá chắn chống lại lạm phát. Từ đó tăng cường niềm tin vào khả năng kinh tế của quốc gia.
Dự trữ vàng của Việt Nam đứng thứ mấy thế giới?
Tính đến năm 2025, Việt Nam không nằm trong danh sách 50 quốc gia có dự trữ vàng lớn nhất thế giới theo dữ liệu từ Hội đồng Vàng Thế giới. Theo báo cáo năm 2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từng công bố sở hữu khoảng 10 tấn vàng dự trữ. Kể từ đó, không có cập nhật chính thức, nên Việt Nam không xuất hiện trong các bảng xếp hạng dự trữ vàng toàn cầu hiện nay.
Dự trữ vàng đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ nền kinh tế quốc gia trước những biến động toàn cầu. Vàng giúp duy trì niềm tin vào đồng tiền quốc gia và ổn định tài chính trong thời kỳ khủng hoảng. Tuy nhiên, giá trị và vai trò của vàng có thể biến động theo thời gian, phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế và chính trị. Do đó, việc quản lý và duy trì dự trữ vàng một cách linh hoạt là cần thiết để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về dự trữ vàng và quốc gia nào dự trữ vàng nhiều nhất thế giới.
Câu hỏi thường gặp
Gold reserve là khối lượng vàng mà Ngân hàng Trung ương hoặc chính phủ nắm giữ dưới dạng tài sản tài chính. Điều này có thể giúp ổn định tiền tệ và mang lại sự bảo đảm trong những thời điểm kinh tế bất ổn.
Tính đến năm 2025, Việt Nam không nằm trong danh sách 50 quốc gia có dự trữ vàng lớn nhất thế giới theo dữ liệu từ Hội đồng Vàng Thế giới. Theo báo cáo năm 2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từng công bố sở hữu khoảng 10 tấn vàng dự trữ. Kể từ đó, không có cập nhật chính thức.
Hoa Kỳ là quốc gia có lượng dự trữ vàng lớn nhất thế giới. Quốc gia này giữ vị trí số một với lượng dự trữ vàng vượt trội lên đến 8.133,46 tấn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Cách phân biệt vàng thật vàng giả chính xác nhất
- Xu hướng giá vàng: Đầu tư sau Tết Nguyên Đán có đáng giá?
- Các loại vàng phổ biến trên thị trường hiện nay
Nguồn: WGC