Siêu lạm phát Hyperinflation là gì? Siêu lạm phát một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô mà bất kỳ nhà đầu tư hay đơn giản là người tiêu dùng cũng cần quan tâm đến lạm phát. Bởi nó ảnh hưởng đến mọi mặt của nền kinh tế. Vậy lạm phát là gì, lý do xảy ra siêu lạm phát, lạm phát cầu kéo và cách kiểm soát hiện tượng lạm phát. Hãy tìm hiểu chi tiết siêu lạm phát (Hyperinflation) là gì thêm trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Siêu lạm phát (Hyperinflation) là gì?
Siêu lạm phát (Hyperinflation) là tình trạng lạm phát cao, có tác động phá hoại nền kinh tế nghiêm trọng. Thông thường, tốc độ tăng giá chung ở mức 3 chữ số hàng năm thì gọi là siêu lạm phát. Khi có siêu lạm phát, tiền mất giá nghiêm trọng, và lượng cầu về tiền tệ giảm đi đáng kể.
Tình trạng này xảy ra sẽ làm mất giá trị tiền và gây ra sự bất ổn về kinh tế. Được đánh giá là một tình trạng hiếm gặp đối với các quốc gia phát triển tuy nhiên lịch sử các nước lớn như Trung Quốc, Đức, Nga, Hungary và Argentina đã ghi nhận rất nhiều các giai đoạn siêu lạm phát xảy ra.
Ngoài ra, siêu lạm phát là một thuật ngữ để mô tả sự gia tăng giá nhanh chóng và ngoại tầm kiểm soát hệ thống kinh tế. Trong khi lạm phát đo lường tốc độ sự gia tăng của giá hàng hóa và dịch vụ. Vậy, siêu lạm phát là lạm phát tăng nhanh chóng, thong thường đo lường nhiều hơn 50% trên tháng. Mặc dù, siêu lạm phát là tình huống khó xảy ra trông nước phát triển. Nhưng cũng xảy ra nhiều lần suất lịch sự trong các nước khác nhau. Chẳng hạn như: Trung Quốc, Đức, Nga, Hungary và Georgia.
Đặc điểm chính của siêu năng lạm phát
Siêu lạm phát là một tình trạng kinh tế rất đáng lo ngại. Nó sẽ có thể làm ảnh hưởng đến chính trị xã hội của cả một quốc gia. Sau đây sẽ là những đặc điểm chính thường xảy ra tình trang này.
- Tốc độ tăng giá của hàng hóa rất nhanh. Người mua sẽ phải bỏ ra số tiền lớn gấp nhiều lần để có thể sở hữu được hàng hóa hay dịch vụ đó.
- Lạm phát chia thành 3 loại chính rõ ràng nhất. Là lạm phát theo nhu cầu, lạm phát thúc đẩy chi phí, lạm phát tích hợp.
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá buôn bán (WPI). Là những chỉ số đo lường thường dùng để phân tích tình hình lạm phát của một nền kinh tế.
- Lạm phát không hẳn là xấu mà sẽ có những mặt tích cực riêng.
- Một con số lạm phát nhất định sẽ làm tăng giá trị tài sản đối với những người có tài sản tích trữ như hàng hóa hay một số tài sản có giá trị hữu hình khác.
- Siêu lạm phát sẽ rất bất lợi cho những người tích trữ tiền mặt. Vì khi xảy ra tiền mặt sẽ mất đi giá trị của nó và trở nên vô dụng.
- Lạm phát sẽ có lợi cho phát triển kinh tế ở một mức độ nào đó. Vì nó có thể thúc đẩy người dân chi tiêu thay vì tiết kiếm. Và từ đó có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nguyên nhân xảy ra siêu lạm phát
Mặc dù có nhiều trường hợp thúc đẩy xảy ra siêu lạm phát. Nhưng đây là lý do thường gặp của siêu lạm phát.
1. Nguồn cung tiền quá mức
Thông thường Ngân hàng trung ương sẽ kiểm soát nguồn cung lưu hành. Trong tình huống quá khứ việc gia tăng nguồn cung tiền. Như: Suy thoái kinh tế thì ngân hàng trung ương có thể thêm nguồn cung lưu hành. Ý định đằng sau hành động này là để khiến khích các ngân hàng cho vay. Và cho người tiêu dụng và kinh doanh vay tiền và chi tiêu.
Tuy nhiên, nếu sự gia tăng của cung tiền không nhận được hỗ trợ do sự tăng trưởng kinh tế. Đo lường từ Tổng sản phẩm nội địa (GDP) cũng có thể ảnh hưởng xảy ra siêu lạm phát. Nếu GDP là tiêu chuẩn đo lường sự sản xuất của kinh tế không tăng trưởng. Các khinh doanh sẽ tăng giá để thêm lợi nhuận và có thể sống tồn tại.
Bởi vì người tiêu dùng có nhiều tiền hơn, họ nên trả giá cao lên và thêm lạm phát. Nếu sản lượng kinh tế vẫn bị trì hoãn hoặc suy giảm và lãi suất tăng cao. Các công ty tính phí nhiều hơn, người tiêu dùng chi trả nhiều hơn và ngân hàng trung ương in tiền nhiều hơn. Một chu kỳ thêm lãi suất xảy ra mang đến siêu lạm phát.
2. Lạm phát cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo (demand-pull inflation). Đây là sự gia tăng mức giá chung do tổng cầu vượt quá khả năng cung ứng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế. Tại mức sản lượng toàn dụng (bằng tổng sản phẩm trong nước tiềm năng). Tình trạng dư cầu đẩy giá lên cao trong khi khối lượng hiện vật không thay đổi. Theo lý thuyết tiền tệ, tình trạng dư cầu có nguyên nhân ở sự gia tăng cung tiền lên trên mức tăng của tổng sản phẩm quốc dân.
Tác động của siêu lạm phát
Trong điều kiện bình thường, nền kinh tế nào cũng tồn tại lạm phát. Và nó ở mức độ chấp nhận được, thường dưới 10%/năm đối với các nước đang phát triển. Khi nó vượt qua ngưỡng này thì lúc đó nó sẽ gây ra những hệ lụy. Tác động đến sự phân phối của cải không theo nỗ lực công hiến và nhu cầu, ví dụ các hợp đồng tín dụng dài hạn. Nó thường được tính toán dựa trên tỷ lệ lạm phát dự tính. Nếu lạm phát thực tế cao hơn lạm phát dự tính thì người đi vay, ngân hàng và doanh nghiệp được lợi. Trong khi đó, người cho vay, người gửi tiết kiệm và người lao động nhận một số tiền lương cố định chưa được điều chỉnh theo lạm phát sẽ chịu thiệt.
Khi lạm phát xảy ra, chúng ta cần nhiều tiền hơn để sẵn sàng cho việc chi trả những món hàng hóa như khi chưa có lạm phát. Khiến chúng ta phải đi vay tiền tại tổ chức tín dụng chẳng hạn. Và các doanh nghiệp cũng cần phải vay vốn nhiều hơn để nhập nguyên vật liệu và hàng hóa duy trì hoạt động kinh doanh. Nhiều người vay dẫn đến các ngân hàng phải tăng lãi suất. Nếu lãi suất tăng nhiều mà doanh nghiệp sử dụng số tiền đó để kinh doanh, khoản lợi nhuận do kinh doanh mang lại nhỏ hơn số tiền lãi phải trả ngân hàng thì nền kinh tế có nguy cơ suy thoái vì các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất.
Lúc đó, số người thất nghiệp sẽ gia tăng, đời sống người dân sẽ khó khăn. Thu nhập người dân bị giảm mạnh. Một hệ lụy khủng khiếp là khi lạm phát xảy ra người giàu sẽ tích lũy tài sản và hàng hóa. Trong khi người nghèo không có đủ tiền mua sắm hàng hóa thiết yếu hàng ngày.
Cách chuẩn bị cho siêu lạm phát
Điều quan trọng cần ghi nhớ là siêu lạm phát không xảy ra thường xuyên. Đặc biệt là trong nước phát triển rồi. Các ngân hàng trung ương chú trọng vào việc kiểm soát trong khung thời gian lạm phát. Tuy nhiên, có một số hành động mà bạn có thể làm để giảm tác động từ lạm lạm phát bình thường. Hoặc cao mà có ảnh hưởng đến danh mục đầu tư của bạn.
Danh mục đầu tư cân bằng và đa dạng có thể giúp bạn giảm thua lỗ trong thời gian lạm phát. Những hàng hóa và bất động sản có thể giảm tác động của lạm phát. Do vì có xu hướng tăng giá trị trong thời gian này. Treasury Inflation-Protected Securities (TIPS) có thể phòng ngừa rủi ro từ lạm phát tăng cao. Bơi vì, vốn gốc mà bạn đầu tư trong TIPS sẽ điều chỉnh theo lạm phát.
Quỹ tương hỗ và qũy giao dịch trao đổi mà dùng trao đổi lạm phát có thể dụng để chiến đấu với tác động của lạm phát trong danh mục đầu tư của bạn.
Cách giải pháp kiểm soát siêu lạm phát
Có thể thấy tác hại nghiêm trọng mà lạm phát mang lại cho nền kinh tế chính vì thế mà hạn chế lạm phát là điều mà bất cứ quốc gia nào cũng phải làm được. Đã có rất nhiều biện pháp chống lạm phát được đưa ra để bảo vệ sự ổn định của nền kinh tế. Sau đây sẽ là một vài trong số đó.
Giảm bớt lượng cung tiền
Đây chính là giải pháp căn bản để hạn chế tình trạng lạm phát diễn ra. Ngân hàng nhà nước cần giảm lượng cung tiền trong lưu thông. Cho dù là kinh tế suy thoái cũng không nên bơm tiền số lượng lớn vào nền kinh tế. Điều này sẽ tránh cho kinh tế bị lạm phát vì nếu lượng tiền tăng không đi kèm với tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến siêu lạm phát.
Tăng dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng
Nhà nước sẽ tăng mức dự trữ bắt buộc tại các hệ thống ngân hàng. Điều này sẽ giúp giảm lượng tiền cung ra thị trường trong thời gian ngắn. Ngoài ra nó sẽ giúp các ngân hàng bình đẳng với nhau hơn. Đây là cách để ổn định nguồn tiền do các ngân hàng kiểm soát.
Nâng mức lãi suất chiết khấu
Nhà nước sẽ nâng mức lãi suất chiết khấu để ngăn chặn tình trạng các ngân hàng thương mại đem các giấy tờ tài sản có giá trị đến chiết khấu tại ngân hàng nhà nước.
Tăng lãi suất tiền gửi
Nâng lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng trên cả nước. Để khuyến khích người dân gửi tiền vào các ngân hàng này. Đây là nỗ lực nhằm giúp các tổ chức tài chính như ngân hàng có thể duy trì các hoạt động của mình trong thời kỳ lạm phát.
Bán tài sản cho ngân hàng thương mại
Các ngân hàng trung ương sẽ áp dụng nghiệp vụ thị trường của mình. Để mở nhằm bán các chứng từ có giá cho các ngân hàng thương mại. Ngoài ra ngân hàng trung ương sẽ bán cả vàng và ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại.
Giảm chi ngân sách
Cắt giảm các nguồn ngân sách quốc gia không cần thiết tại thời điểm siêu lạm phát. Để hạn chế nhu cầu chi tiêu cá nhân thì nhà nước sẽ tăng thuế tiêu dùng lên và tăng hàng hóa dịch vụ cung cấp ra xã hội.
Giảm thuế và đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa
Đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích tăng lượng hàng hóa trong nước. Đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa của người dân. Tránh tình trạng bất ổn do khan hiếm. Ngoài ra đẩy mạnh nhập khẩu sẽ có thể tăng lượng tiền trao đổi giữa trong và nước để tăng thêm nguồn tiền ngoại tệ và công bằng giá trị đồng tiền.
Đi vay viện trợ nước ngoài
Ngoài ra nhà nước có thể vay viện trợ từ nước ngoài. Để có thể duy trì các dịch vụ công trong nước và bù vào phần thâm hụt giá trị do siêu lạm phát. Điều này sẽ giúp duy trì ổn định trong thời gian ngắn nhưng nó không phải là biện pháp lâu dài.
Bài viết này, TiềnInvest đã chia sẻ các thông tin Siêu lạm phát (Hyperinflation) là gì? Để nhằm giải đáp thắc mắc về siêu lạm phát (Hyperinflation) là gì? Nguyên nhân xảy ra siêu lạm phát, lạm phát cầu kéo và Cách kiểm soát hiện tượng lạm phát. Hy vọng bạn có thể tận dụng hết những kiến thức trên để chớp lấy cơ hội đầu tư phù hợp. Đặc biệt phải lưu ý vào tùy vào từng tình hình lạm phát.
Câu hỏi thường gặp
Siêu lạm phát (Hyperinflation) là tình trạng lạm phát cao, có tác động phá hoại nền kinh tế nghiêm trọng. Thông thường, tốc độ tăng giá chung ở mức 3 chữ số hàng năm thì gọi là siêu lạm phát. Khi có siêu lạm phát, tiền mất giá nghiêm trọng, và lượng cầu về tiền tệ giảm đi đáng kể.
Siêu làm phát tiếng Anh là Hyperinflation.
Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó.
Được đánh giá là một tình trạng hiếm gặp đối với các quốc gia phát triển tuy nhiên lịch sử các nước lớn như Trung Quốc, Đức, Nga, Hungary và Argentina đã ghi nhận rất nhiều các giai đoạn siêu lạm phát xảy ra
+ Giảm bớt lượng cung tiền
+ Tăng dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng
+ Nâng mức lãi suất chiết khấu
+ Tăng lãi suất tiền gửi
+ Bán tài sản cho ngân hàng thương mại
+ Giảm chi ngân sách
+ Giảm thuế và đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa
+ Đi vay viện trợ nước ngoài
bài viết liên quan
- Kinh tế thị trường là gì? Ưu và nhược điểm nhà đầu tư cần biết
- Thắt chặt định lượng (QT) là gì? Những kiến thức mà bạn nên biết
- 9 tác động của lạm phát và những điều gây ra lạm phát
Nguồn: Investopedia