Giao dịch hàng hóa là một kênh mang lại cơ hội đầu tư đa dạng và bảo vệ trước rủi ro lạm phát. Với sự phát triển của thị trường, giao dịch này không chỉ đáp ứng nhu cầu thương mại mà còn trở thành công cụ tài chính hiệu quả. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ từ khái niệm, đến giúp bạn chọn được loại hợp đồng.
MỤC LỤC
Bảng nội dung
Giao dịch hàng hóa là gì?
Giao dịch hàng hóa là hoạt động mua bán các sản phẩm như nông sản, kim loại, và năng lượng, thường thông qua các sàn giao dịch. Đây là kênh đầu tư quan trọng giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục. Hơn nữa giúp bảo vệ trước lạm phát và tận dụng cơ hội từ biến động giá cả. Giá hàng hóa chịu ảnh hưởng lớn từ cung cầu, chính sách kinh tế và các yếu tố địa chính trị, đòi hỏi nhà đầu tư phải có hiểu biết sâu rộng để đạt hiệu quả.
Lịch sử giao dịch hàng hóa
Con người đã giao dịch các loại hàng hóa từ hàng nghìn năm trước. Các sàn giao dịch hàng hóa chính thức đầu tiên được ghi nhận tại Amsterdam vào thế kỷ 16 và Osaka, Nhật Bản vào thế kỷ 17. Tuy nhiên, chỉ đến giữa thế kỷ 19, giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa mới bắt đầu xuất hiện tại Hội đồng Thương mại Chicago và tiền thân của tổ chức sau này được biết đến với tên gọi Sở Giao dịch Hàng hóa New York.
Nhiều thị trường giao dịch hàng hóa đầu tiên hình thành từ nhu cầu chung của các nhà sản xuất. Bằng cách hợp tác và chia sẻ nguồn lực, các nhà sản xuất có thể đảm bảo thị trường hoạt động ổn định, tránh được sự cạnh tranh gay gắt. Ban đầu, các địa điểm giao dịch hàng hóa thường chỉ tập trung vào một mặt hàng duy nhất. Tuy nhiên, theo thời gian, các thị trường này dần mở rộng, trở thành các sàn giao dịch hàng hóa tổng hợp. Đây là nơi mua bán nhiều loại hàng hóa khác nhau tại cùng một địa điểm.
Các loại hợp đồng giao dịch hàng hóa nào?
Dưới đây là các loại hợp đồng phổ biến trong thị trường này:
Hợp đồng giao ngay (Spot Contract)
Hợp đồng giao ngay là thỏa thuận mua bán hàng hóa với giá được xác định tại thời điểm giao dịch. Việc giao nhận hàng hóa diễn ra ngay lập tức hoặc trong thời gian rất ngắn. Đây là loại hợp đồng phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế hoặc thương mại ngay trong ngắn hạn.
Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract)
Hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận giữa hai bên về việc mua hoặc bán một lượng hàng hóa cụ thể. Trong một thời điểm trong tương lai với mức giá đã được thỏa thuận trước. Loại hợp đồng này được thực hiện ngoài sàn giao dịch (OTC), linh hoạt nhưng thường không được chuẩn hóa.
Hợp đồng tương lai (Futures Contract)
Hợp đồng tương lai là loại hợp đồng chuẩn hóa được giao dịch trên các sàn giao dịch. Nó quy định cụ thể số lượng, chất lượng hàng hóa và ngày giao hàng. Hợp đồng này được sử dụng rộng rãi bởi các nhà đầu tư để đầu cơ và phòng ngừa rủi ro biến động giá.
Hợp đồng quyền chọn (Options Contract)
Hợp đồng quyền chọn cho phép người mua có quyền (nhưng không bắt buộc) mua hoặc bán hàng hóa tại mức giá cố định trước một thời điểm xác định trong tương lai. Có hai loại quyền chọn chính:
- Quyền chọn mua (Call Option): Quyền mua hàng hóa ở mức giá đã định.
- Quyền chọn bán (Put Option): Quyền bán hàng hóa ở mức giá đã định.
Hợp đồng hoán đổi hàng hóa (Commodity Swap)
Hợp đồng hoán đổi hàng hóa là thỏa thuận giữa hai bên để hoán đổi dòng tiền dựa trên giá trị hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định. Loại hợp đồng này thường được sử dụng để giảm thiểu rủi ro biến động giá trong dài hạn.
Giao dịch hàng hóa là cơ hội để đa dạng hóa đầu tư và tận dụng biến động giá. Tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều thách thức từ sự biến động thị trường. Việc lựa chọn loại hợp đồng phù hợp sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và chiến lược của bạn.
Câu hỏi thường gặp
Giao dịch hàng hóa là hoạt động mua bán các sản phẩm như nông sản, kim loại, và năng lượng, thường thông qua các sàn giao dịch. Đây là kênh đầu tư quan trọng giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục. Hơn nữa giúp bảo vệ trước lạm phát và tận dụng cơ hội từ biến động giá cả.
Có các loại chính như hợp đồng giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi hàng hóa.
Giao dịch này phù hợp với những người muốn đa dạng hóa đầu tư, phòng ngừa rủi ro giá cả hoặc tham gia đầu cơ trên thị trường tài chính.
bài viết liên quan
- Cách đầu tư vàng sinh lời hiệu quả nhất hiện nay
- Đầu tư hàng hoá: Loại hàng hóa phái sinh phổ biến hiện này
- Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến giá vàng thế giới
Nguồn: Investopedia