Đầu tư hàng hoá trong những năm gần đây đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. Bởi vì, đầu tư hàng hoá là kênh đầu tư tài chính đứng thứ ba trên thế giới sau chứng khoán và Forex. Nếu bạn muốn trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp thì nên biết toàn diện về lĩnh vực đầu tư. Có thể nói là bạn không nên đặt tất cả trứng trong một giỏ đơn. Mặc dù cách này không thể giảm tất cả rủi ro nhưng việc phân phối danh mục đầu tư thì có thể giúp bạn hoàn thành mục tiệu đầu tư bằng cách tăng lợi nhuận cao nhất. Vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem đầu tư hàng hoá phái sinh là gì? Có nên đầu tư hàng hoá phái sinh không? Có ưu và nhược điểm thế nào? Dưới bài viết này.
Mục lục
Hàng hóa phái sinh là gì?
Hàng hóa phái sinh (Commodity derivative). Là công cụ giúp nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận dựa vào sự chênh lệch giá và có thể hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra. Mặt khác, công cụ này giúp cho người nông dân chủ động được giá bán sản phẩm cao hơn và định được mức lợi nhuận sẽ có được trong tương lai.
Đầu tư hàng hóa là gì?
Bạn có thể hiểu đơn giản về đầu tư hàng hóa là:
- Đầu tư hàng hoá là việc nhà đầu tư thực hiện mua bán một khối lượng hàng hoá ở một mức xác định. Và việc giao nhận hàng được thực hiện tại một thời điểm nào đó trong tương lai
- Đầu tư hàng hoá giúp người nông dân chủ động được giá bán sản phẩm, không lo sợ lỗ. Qua đó người nông dân có thể định được mức lợi nhuận sẽ có trong tương lai.
- Đầu tư hàng hoá ra đời nhằm mục đích giúp các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá hàng hoá.
Các loại hàng hóa phái sinh phổ biến hiện nay
Loại hàng hóa năng lượng
Hàng hóa năng lượng là kênh đầu tư phái sinh hàng hóa quan trọng nhất thế giới. Vì con người cần tiêu thụ nhiên liệu để đáp ứng nhu cầu sống hàng ngày. Thị trường giao dịch năng lượng gồm có:
● Giao dịch khí đốt thiên nhiên: Là một hỗn hợp, còn được gọi là nhiên liệu hóa thạch. Được sử dụng làm nguồn năng lượng để nấu ăn và sản xuất điện.
● Giao dịch xăng dầu: Là loại nhiên liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ. Được sử dụng để cung cấp năng lượng cho động cơ đốt.
● Giao dịch dầu nhiên liệu chứa lưu huỳnh thấp: Diesel là nhiên liệu chứa hàm lượng lưu huỳnh cực thấp, dựa trên dầu mỏ có sẵn tại Bắc Mỹ và Châu Âu.
● Giao dịch dầu thô: Còn gọi là dầu mỏ và được đánh giá là nhiên liệu có giá trị nhất hiện nay. Năng lượng này có thể tạo ra nhiều sản phẩm có ích trong kinh tế và cuộc sống.
Loại hàng hóa nông sản
Giao dịch đầu tư nông sản là hoạt động giao dịch các loại hàng hóa nông nghiệp như lúa mì, đậu tương/đậu nành, ngô, gạo thô thông qua thị trường hàng hóa. Trên thị trường hàng hóa Việt Nam hiện nay, nhà đầu tư có thể đầu tư nông sản mà không cần phải mua bán hàng thực thông qua hợp đồng tương lai hàng hóa.
Loại hàng hóa nguyên liệu công nghiệp
Thị trường giao dịch nguyên liệu công nghiệp gồm có cà phê, ca cao, đường, bông và nước cam cô đặc đông lạnh. Theo kinh nghiệm cách đầu tư hàng hóa phái sinh. Loại giao dịch này cung cấp cho nhà đầu tư các công cụ phòng ngừa rủi ro. Để quản lý mức chênh lệch giá và khả năng nhìn nhận biến động giá cả của mặt hàng trong tương lai.
● Ca cao: Thị trường ca cao có mức biến động cao. Mang đến cơ hội mua bán và có thể quản lý rủi ro cho các thương nhân trên thế giới.
● Cà phê: Là một trong những đồ uống phổ biến nhất được tiêu thụ trên thế giới. Đây là một mặt hàng toàn cầu, với nguồn cung cấp đến từ các khu vực nhiệt đới.
● Đường: Là một nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp. Mặt hàng này có thể đảm bảo giá cả, mang lại hiệu quả cao và có tính thanh khoản liên tục.
● Bông: Là nguyên liệu chính của ngành dệt may trên toàn cầu. Tuy nhiên, bông dễ bị ảnh hưởng bởi tác động từ tự nhiên và con người, thu hút người tham gia giao dịch thị trường này.
Loại hàng hóa kim loại
Thị trường đầu tư hàng hóa giao dịch kim loại gồm có vàng, bạc, bạch kim và palladium. Trong đó vàng và bạc được công nhận là những kim loại có giá trị nhất. Đầu tư hàng hóa phái sinh kim loại được xem là bí quyết đầu tư hàng hóa quan trọng. Bởi công cụ này có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư tốt và bảo vệ chống lạm phát.
● Bạc: Được coi là vật lưu giữ giá trị và có vai trò như một kim loại công nghiệp. Kim loại này có ứng dụng siêu dẫn, thị trường vi mạch và được dùng trong các mặt hàng công nghiệp về điện và thiết bị y tế.
● Bạch kim: Là kim loại được giao dịch hàng ngày trên các thị trường hàng hóa toàn cầu. Mặt hàng này có xu hướng kiếm được giá cao hơn so với vàng, bởi vì kim loại này hiếm. Bạch kim được sử dụng để giảm độc hại khí thải, lọc dầu, hóa chất và được ứng dụng trong ngành công nghiệp máy tính.
● Palladium: Kim loại này ít được biết đến hơn. Tuy nhiên lại được sử dụng nhiều hơn trong công nghiệp. Palladium là kim loại bạc sáng bóng được sử dụng nhiều trong hầu hết quy trình sản xuất. Đặc biệt là sản phẩm điện tử và công nghiệp.
Ưu và nhược điểm đầu tư hàng hóa phái sịnh
Ưu điểm
- Chống lại lạm phát
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư
- Phòng chống sự giảm tiền tệ chính
- Giúp bảo vệ rủi ro về giá
- Tính thanh khoản cao
- Linh hoạt về thời gian
Nhược điểm
- Sự biến động tăng cao khi so sánh với đầu tư khác
- Việc giao dịch ký quỹ có khả năng dẫn đến tổn thật đáng kể
- Tính chất đầu cơ của các giao dịch với sự bất ổn của kết quả
TiềnInvest hy vọng qua bài viết này bạn sẽ đọc hiểu rõ hơn về đầu tư hàng hóa. Và có thể tham gia thị trường này cho hiệu quả nhất. Tuy nhiên, tất cả loại đầu tư đều có rủi ro riêng thì bạn nên tìm hiểu thông tin rõ về lĩnh vực đó.
Câu hỏi thường gặp
Hàng hóa phái sinh (Commodity derivative). Là công cụ giúp nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận dựa vào sự chênh lệch giá và có thể hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra.
Đầu tư hàng hoá là việc nhà đầu tư thực hiện mua bán một khối lượng hàng hoá ở một mức xác định. Và việc giao nhận hàng được thực hiện tại một thời điểm nào đó trong tương lai.
+ Loại hàng hóa năng lượng
+ Loại hàng hóa nông sản
+ Loại hàng hóa nguyên liệu công nghiệp
+ Loại hàng hóa kim loại
Nguồn: Investopedia