Thất nghiệp gây ảnh hướng đến nền kinh tế, dù thu nhập và chi tiêu. Đây là một tình trạng vấn đề đáng báo động với người lao động. Vậy, thất nghiệp là gì? Các loại thất nghiệp hiện nay và tác động của thất nghiệp đến kinh tế? Hãy cùng trả lời các câu hỏi đó qua bài viết này.
MỤC LỤC
Bảng nội dung
Thất nghiệp là gì?
Thất nghiệp là tình trạng khi một người lao động có đủ khả năng làm việc, nỗ lực tìm kiếm công việc nhưng lại không thể nào tìm được và không có việc. Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe của nền kinh tế. Nó phản ánh tình hình nền kinh tế của một quốc gia và tác động đến mức sống của người dân.
Phương pháp phổ biến nhất để đo lường tình trạng này là tỷ lệ thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp (%) được tính theo công thức sau:
Trong nền kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp tăng có nghĩa là tổng sản lượng kinh tế sẽ ít hơn. Ngược lại, tỷ lệ thất nghiệp thấp nghĩa là dấu hiệu của sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ và nâng cao mức sống theo thời gian.
Các loại thất nghiệp trong kinh tế
Thất nghiệp có thể được phân loại theo 2 cách sau:
Phân loại theo nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp
1. Thất nghiệp tạm thời (Frictional Unemployment)
Thất nghiệp tạm thời thường có tính chất ngắn hạn và ít gây vấn đề cho nền kinh tế. Tình trạng này xảy ra khi nhân viên tự nguyện thay đổi công việc. Khi một người rời bỏ công ty, thường cần thời gian để tìm một công việc khác. Tương tự, các sinh viên mới tốt nghiệp bắt đầu tìm kiếm việc làm để gia nhập lực lượng lao động cũng góp phần vào thất nghiệp tạm thời.
Thất nghiệp do ma sát là kết quả tự nhiên của việc quá trình thị trường cần thời gian và thông tin có thể tốn kém. Việc tìm kiếm công việc mới, tuyển dụng nhân viên mới và sắp xếp người lao động phù hợp với công việc đều đòi hỏi thời gian và nỗ lực. Điều này dẫn đến tình trạng thất nghiệp tạm thời.
2. Thất nghiệp theo chu kỳ (Cyclical Unemployment)
Thất nghiệp theo chu kỳ là sự biến đổi số lượng người thất nghiệp. Trong suốt quá trình tăng trưởng và suy thoái kinh tế, như những biến động liên quan đến giá dầu. Thất nghiệp tăng cao trong giai đoạn suy thoái và giảm xuống trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế.
Các quan chức chính phủ ban hành các chính sách kinh tế để kích thích nền kinh tế và ngăn chặn loại thất nghiệp này. Khi nhu cầu đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ giảm, sản lượng sản xuất cũng giảm theo. Điều này làm giảm nhu cầu tuyển dụng của các nhà tuyển dụng, khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.
Ví dụ: Trong giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19, mọi người bị hạn chế ở nhà. Dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế này, nhiều nhân viên của những doanh nghiệp đó không cần thiết và đã bị mất việc làm.
Tìm thêm: Chu kỳ kinh tế
3. Thất nghiệp cơ cấu (Structural Unemployment)
Thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi có sự thay đổi công nghệ trong cơ cấu của nền kinh tế, nơi mà thị trường lao động đang hoạt động. Những thay đổi công nghệ này có thể dẫn đến việc làm bị mất. Do công nhân bị loại bỏ khỏi các công việc không còn cần thiết nữa.
Ví dụ: Việc thay thế phương tiện kéo ngựa bằng ô tô và sự tự động hóa trong sản xuất. Việc đào tạo lại những người lao động này có thể rất khó khăn, tốn kém và mất thời gian. Những công nhân bị mất việc thường rơi vào tình trạng thất nghiệp trong thời gian dài hoặc hoàn toàn rời khỏi lực lượng lao động.
Phân loại theo cung cầu lao động
1. Thất nghiệp tự nguyện (Voluntary Unemployment)
Thất nghiệp tự nguyện là tình huống khi nhân viên chọn không làm việc, mặc dù có các công việc phù hợp với trình độ của họ. Trong trường hợp thất nghiệp tự nguyện, một người không làm việc do quyết định của bản thân hoặc lựa chọn riêng. Và không chấp nhận mức lương hiện tại hoặc mức lương đã được quy định. Mức lương mà công việc mang lại không đủ hấp dẫn để cá nhân đó chấp nhận làm việc, nên họ quyết định không làm.
Ví dụ: Một kỹ sư có tay nghề cao đang làm việc tại một công ty lớn, quyết định rời bỏ công việc có mức lương cao. Quyết định này không xuất phát từ sự thiếu hụt cơ hội hay suy thoái kinh tế. Kỹ sư rời bỏ công việc từ mong muốn theo đuổi bằng Thạc sĩ trong một lĩnh vực chuyên sâu.
2. Thất nghiệp không tự nguyện (Involuntary Unemployment)
Thất nghiệp không tự nguyện đề cập đến tình huống khi một nhân viên không có việc làm nhưng sẵn sàng và có khả năng làm việc và đang tìm kiếm việc làm. Loại thất nghiệp này xảy ra khi không có đủ công việc cho số lượng người đang tìm kiếm việc làm. Một số ví dụ về thất nghiệp không tự nguyện bao gồm:
- Sa thải: Khi một công ty cần giảm bớt lực lượng lao động, họ có thể sa thải một số nhân viên. Những người này có thể rơi vào tình trạng thất nghiệp không tự nguyện cho đến khi họ tìm được công việc mới.
- Giảm quy mô: Khi một công ty quyết định giảm quy mô để cắt giảm chi phí. Do đó, một số nhân viên có thể bị cho thôi việc và trở nên thất nghiệp không tự nguyện.
- Thuê ngoài: Công ty quyết định chuyển hoạt động sang địa điểm khác hoặc sử dụng nhà thầu hay các bên thứ ba để thực hiện công việc. Do vậy, một số nhân viên có thể mất việc và trở nên thất nghiệp không tự nguyện.
Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp là gì?
Nhiều người chưa biết nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp là gì? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các loại thất nghiệp khác nhau:
Thiếu giáo dục
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thất nghiệp là thiếu giáo dục. Khi mọi người không có đủ kiến thức hoặc kỹ năng cần thiết để tìm được việc làm, các nhà tuyển dụng thường sẽ ưu tiên tuyển dụng những cá nhân có đủ các kỹ năng hoặc kiến thức đó.
Thiếu cơ hội
Khi một khu vực kinh tế kém phát triển, sẽ thiếu các cơ hội kiếm thu nhập. Điều này ảnh hưởng đến những người tìm việc trong khu vực. Họ không tìm được công việc phù hợp với trình độ của mình. Các chính sách của chính phủ tập trung vào phát triển những khu vực này và dẫn đến việc thành lập các ngành công nghiệp mới có thể giúp giảm thất nghiệp trong những khu vực này.
Khủng hoảng tài chính
Thất nghiệp có xu hướng gia tăng trong giai đoạn khủng hoảng tài chính. Suy thoái kinh tế dẫn đến sự phá sản của các doanh nghiệp, làm giảm nhu cầu, tăng chi phí hoạt động của công ty và dẫn đến mất việc làm. Số lượng người thất nghiệp tăng vọt vì nhiều doanh nghiệp trên thị trường cùng thất bại vào một thời điểm.
Gia tăng dân số
Gia tăng dân số dẫn đến sự gia tăng đồng thời của lực lượng lao động. Khi dân số tăng mà không có sự gia tăng tương ứng trong các cơ hội kiếm thu nhập, điều này có thể dẫn đến thất nghiệp. Chính phủ có thể thực hiện các biện pháp để giáo dục và đào tạo dân số trẻ nhằm sử dụng hiệu quả lực lượng lao động đang tăng lên này.
Tác động của thất nghiệp đến nền kinh tế
Tác động của thất nghiệp ảnh hưởng đến cả người lao động và nền kinh tế quốc gia, tạo ra hiệu ứng dây chuyền.
Thất nghiệp khiến người lao động gặp khó khăn về tài chính, ảnh hưởng đến gia đình, mối quan hệ và cộng đồng. Khi tình trạng này xảy ra, chi tiêu của người tiêu dùng – một trong những yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – giảm xuống, dẫn đến suy thoái hoặc thậm chí là khủng hoảng kinh tế nếu không được giải quyết kịp thời.
Thất nghiệp dẫn đến giảm nhu cầu, tiêu dùng và sức mua. Từ đó làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp và dẫn đến cắt giảm ngân sách và lực lượng lao động.
Thất nghiệp là khi một người lao động đủ khả năng nhưng không thể tìm được công việc. Đây là một chỉ số quan trọng về tình trạng sức khỏe của nền kinh tế. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về Thất nghiệp là gì? Các loại, nguyên nhân và tác động của thất nghiệp đến kinh tế.
Câu hỏi thường gặp
Thất nghiệp là tình trạng khi một người lao động có đủ khả năng làm việc, nỗ lực tìm kiếm công việc nhưng lại không thể nào tìm được và không có việc. Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe của nền kinh tế. Nó phản ánh tình hình nền kinh tế của một quốc gia và tác động đến mức sống của người dân.
Thất nghiệp trong tiếng Anh là Unemployment.
Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp được thể hiện qua Đường cong Phillips. Đường cong này cho thấy khi lạm phát tăng, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm và ngược lại. Tuy nhiên, trong dài hạn, mối quan hệ này không luôn giữ đúng. Vì có thể xuất hiện các yếu tố khác như chính sách tiền tệ, biến động kinh tế và kỳ vọng lạm phát.
bài viết liên quan
- Lạm phát (inflation) là gì? Phân loại lạm phát trong nền kinh tế
- Giảm phát (Deflation) là gì? Nguyên nhân, ưu và nhược điểm mà bạn nên biết
- Supply và Demand là gì? Quy luật cung cầu trong kinh tế
Nguồn: Investopedia