Tin tức về sự chuyển động hàng ngày của thị trường chứng khoán là một phần quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, với hàng trăm công ty niêm yết có những thăng trầm hàng ngày. Đôi khi rất khó để đánh giá thị trường. Điều này khiến chỉ số đóng một vai trò quan trọng. Theo thời gian, các chỉ số này đã trở thành tiêu chuẩn tinh túy của thị trường và hiện có nhiều chỉ số khác nhau, đại diện cho các phân khúc thị trường khác nhau. Vậy có những chỉ số nào bạn cần lưu ý? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết Top 3 các chỉ số chứng khoán Mỹ dưới đây.
MỤC LỤC
Chỉ số chứng khoán là gì?
Để hiểu về chỉ số chứng khoán thế giới trước tiên bạn cần hiểu về khái niệm cơ bản của chỉ số chứng khoán.
Trong thế giới đầu tư chứng khoán, chỉ số chứng khoán giữ một vai trò trung tâm. Nó cung cấp cho nhà đầu tư cái nhìn tổng quan và cập nhật về tình hình thị trường.
Nói một cách đơn giản, chỉ số chứng khoán (Stock marketing index) là số liệu đo lường biến động của một nhóm cổ phiếu cụ thể. Về số lượng cổ phiếu đối với các nhóm cổ phiếu sẽ không có giới hạn. Các cổ phiếu sẽ được nhóm lại với nhau vào cùng một bộ chỉ số. Nó nhằm mục đích phản ánh thị trường chứng khoán, lĩnh vực, phân khúc địa lý cụ thể hoặc bất kỳ khu vực nào khác trên thị trường.
Nói chung, chỉ số chứng khoán thế giới là tập hợp các nhóm chỉ số trên các công ty tại một hoặc một số quốc gia trên thế giới.
Top 3 các chỉ số chứng khoán Mỹ được theo dõi nhiều nhất
Các chỉ số đáng đầu tư là các chỉ số cổ phiếu có tiềm năng tăng trường trong tương lai. Dưới đây là danh sánh 3 chỉ số được trích dẫn và theo dõi nhiều nhất tại Mỹ.
1. Chỉ số Dow Jones
Tổng quan chỉ số Dow Jones
Chỉ số Dow Jones Industrial Average (DJIA), thường được gọi đơn giản là Dow Jones. Đây là một trong những chỉ số chứng khoán được theo dõi nhiều nhất trên thế giới. Được Charles Dow thành lập vào năm 1896. Ngày nay, Dow Jones vẫn giữ vai trò là một trong những chỉ số thị trường lâu đời thứ hai của Hoa Kỳ. Hơn nữa nó phản ánh tình hình của các công ty công nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ.
Dow Jones là chỉ số thị trường chứng khoán theo dõi 30 công ty blue-chip lớn. Nó thuộc sở hữu công khai giao dịch trên Sở giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) và NASDAQ. Trong 30 công ty đại diện cho các lĩnh vực khác nhau như công nghệ, tài chính, công nghiệp, dịch vụ y tế và năng lượng.
Tầm quan trọng của chỉ số Dow Jones
Dow Jones đóng vai trò vô cùng quan trọng với nhà đầu tư. Nhà đầu tư sẽ biết được bức tranh tài chính tổng thể của nền kinh tế Hoa Kỳ, nhận định tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thành phần.
Những công ty này có tầm ảnh hưởng với các nhà đầu tư. Do 30 cổ phiếu này đến từ 30 công ty có vốn hóa lớn nhất trên các sàn giao dịch hàng đầu. Những công ty này thu hút sự quan tâm từ nhà đầu tư trong nước và trên toàn thế giới.
2. Chỉ số Nasdaq
Tổng quan chỉ số Nasdaq
Chỉ số NASDAQ là viết tắt của National Association of Securities Dealers Automated Quotations System – sàn giao dịch chứng khoán tại Mỹ. NASDAQ có giá trị vốn hóa lớn trên toàn thế giới, ngang với NYSE và Tokyo.
Khởi đầu từ năm 1971, được thành lập bởi Hiệp Hội Quốc gia các Thương nhân chứng khoán. Cho đến thời điểm hiện tại, hoạt động trên 90 thị trường với 3.400 công ty niêm yết giao dịch.
Tầm quan trọng của chỉ số Nasdaq
Chỉ số NASDAQ phản ánh hiệu suất của các công ty công nghệ. Đây là một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất và tiềm năng lớn nhất hiện nay. Vậy giúp nhà đầu tư đánh giá được triển vọng của ngành công nghệ và các cơ hội đầu tư.
Chỉ số NASDAQ là một chỉ số toàn cầu, do đó cho thấy ảnh hưởng của các công ty công nghệ với thị trường toàn cầu. Hơn nữa còn giúp nhà đầu tư nắm bắt được xu hướng và hướng đi của thế giới trong tương lai.
3. Chỉ số S&P 500
Tổng quan chỉ số S&P 500
S&P 500 viết tắt từ Standard & Poor’s 500 Stock Index. S&P 500 là chỉ số chứng khoán Mỹ được dựa trên vốn hóa của 500 công ty đại chúng lớn nhất đang niêm yết trên NYSE hoặc NASDAQ. Ngày 4/3/1957, Standard & Poor’s, một công ty xếp hạng về tín dụng uy tín hàng đầu trên thế giới đã cho ra mắt chỉ số này. Đến năm 1966, chỉ số này được mua lại bởi tập đoàn McGraw Hill Cos.
Hiện nay, S&P 500 Index được quan tâm nhất. Có nhiều nhà đầu tư coi đây là thước đo hiệu quả của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đồng thời cũng là chỉ số chủ đạo của nền kinh tế.
Tầm quan trọng của chỉ số S&P 500
S&P 500 được đánh giá là tổng quan tình hình chứng khoán tại Hoa Kỳ.Vì thế, nhiều nhà đầu tư sử dụng chỉ số này làm thước đo để so sánh hiệu suất danh mục đầu tư của họ. Chỉ số S&P 500 đóng góp là công cụ giúp nhà đầu tư theo dõi thị trường cũng như góp phần đưa ra các quyết định đầu tư.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ này khác nhau như thế nào?
3 chỉ số Dow Jones, Nasdaq và S&P500 đều được cấu thành bởi accs cổ phiếu thuộc accs nhóm tương tự nhau, nhưng mỗi chỉ số đều có đặc điểm của chúng. Dưới đây là sự khác biệt giữa 3 chỉ số chứng khoán Mỹ:
Tên công ty thành lập
- Chỉ số Dow Jones: Dow Jones & Company
- Chỉ số Nasdaq: Nasdaq, Inc.
- Chỉ số S&P 500: Standard 7 Poor’s
Khái niệm
- Chỉ số Dow Jones: Dow Jones là chỉ số thị trường chứng khoán theo dõi 30 công ty blue-chip lớn, thuộc sở hữu công khai giao dịch trên Sở giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) và NASDAQ.
- Chỉ số Nasdaq: Chỉ số NASDAQ 100 được dùng để đo lường giá trị của 100 công ty tài chính lớn nhất được niêm yết trên sàn chứng khoán NASDAQ.
- Chỉ số S&P 500: S&P 500 là chỉ số chứng khoán Mỹ được dựa trên vốn hóa của 500 công ty đại chúng lớn nhất đang niêm yết trên NYSE hoặc NASDAQ.
Tầm qaun trọng
- Chỉ số Dow Jones: Chỉ báo về hiệu suất chung của thị trường
- Chỉ số Nasdaq: Chỉ báo quan trọng của các cổ phiếu công nghệ trên thế giới
- Chỉ số S&P 500: Chỉ báo về sự gia tăng và sụt giảm của nền kinh tế Mỹ
Ví dụ cổ phiếu
- Chỉ số Dow Jones: UnitedHeaith Group, Microsoft, Home Depot, Goldman Sachs Group
- Chỉ số Nasdaq: Apple, Meta, Tesla, Adobe
- Chỉ số S&P 500: Apple, Microsoft, Amazon, Nvidia
Các chỉ số đóng vai trò quan trọng trong phân tích tổng thể về thị trường chứng khoán Mỹ. Các chỉ số và biến động của các chỉ số này cung cấp cái nhìn sâu sắc về nền kinh tế, tâm lý nhà đầu tư và xu hướng đa dạng hóa đầu tư. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên các bạn sẽ hiểu sự khác biệt giữa chỉ số Dow Jones, Nasdaq và S&P500.
Câu hỏi thường gặp
Chỉ số chứng khoán (Stock marketing index) là số liệu đo lường biến động của một nhóm cổ phiếu cụ thể. Về số lượng cổ phiếu đối với các nhóm cổ phiếu sẽ không có giới hạn. Các cổ phiếu sẽ được nhóm lại với nhau vào cùng một bộ chỉ số. Nó nhằm mục đích phản ánh thị trường chứng khoán, lĩnh vực, phân khúc địa lý cụ thể hoặc bất kỳ khu vực nào khác trên thị trường.
Chỉ số Dow Jones Industrial Average (DJIA), thường được gọi đơn giản là Dow Jones. Đây là một trong những chỉ số chứng khoán được theo dõi nhiều nhất trên thế giới. Được Charles Dow thành lập vào năm 1896.
S&P 500 được đánh giá là tổng quan tình hình chứng khoán tại Hoa Kỳ.Vì thế, nhiều nhà đầu tư sử dụng chỉ số này làm thước đo để so sánh hiệu suất danh mục đầu tư của họ. Chỉ số S&P 500 đóng góp là công cụ giúp nhà đầu tư theo dõi thị trường cũng như góp phần đưa ra các quyết định đầu tư.
bài viết liên quan
- 3 sàn giao dịch chứng khoán lớn tại Việt Nam
- Top 5 sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất trên thế giới hiện nay
- Top 7 câu lạc bộ bóng đá trên thị trường chứng khoán
Nguồn: Investopedia