Stablecoin là gì? Stablecoin là một nỗ lực nhằm tạo ra một loại tiền điện tử có giá ổn định. Tính ổn định này thường đạt được bằng cách neo giá token vào một tài sản như vàng hoặc tiền pháp định. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về stablecoin và các loại hiện có trên thị trường.
MỤC LỤC
Hiểu về Stablecoin
Stablecoin là gì?
Stablecoin là các loại tiền điện tử có giá trị được neo hoặc gắn với một đồng tiền khác, hàng hóa, hoặc công cụ tài chính. Nhằm mục đích cung cấp một lựa chọn thay thế cho sự biến động cao của các loại tiền điện tử phổ biến nhất, bao gồm Bitcoin (BTC). Điều này đã khiến các khoản đầu tư vào tiền mã hóa trở nên kém phù hợp cho các giao dịch hàng ngày.
Đặc điểm Stablecoin là gì?
- Tính ổn định giá: Được thiết kế để duy trì giá trị ổn định so với một tài sản cơ bản. Trong đó thường là tiền pháp định.
- Dễ dàng chuyển đổi: Có thể nhanh chóng chuyển đổi giữa tiền điện tử và tiền pháp định.
- Hỗ trợ bằng tài sản thế chấp: Stablecoin được hỗ trợ bởi tài sản như USD, vàng hoặc tiền điện tử, giúp duy trì giá trị của nó.
Tầm quan trọng của Stablecoin
Stablecoin rất quan trọng trong thị trường tiền điện tử nhờ sự giảm thiểu biến động. Điều này khiến chúng trở thành một khoản đầu tư an toàn hơn và là phương tiện trao đổi đáng tin cậy so với các loại tiền điện tử truyền thống. Chúng cho phép các giao dịch xuyên biên giới diễn ra liền mạch, chi phí thấp và nhanh chóng trong khi vẫn duy trì giá trị ổn định. Sự ổn định này rất quan trọng đối với các doanh nghiệp và cá nhân đang tìm kiếm một loại tiền điện tử có thể giảm thiểu rủi ro biến động giá trị.
Phân loại các Stablecoin
Trong thị trường tiền điện tử, stablecoin được chia thành 3 loại chính như sau:
1. Thế chấp bằng Fiat
Đây là loại stablecoin phổ biến nhất. Chúng được hỗ trợ theo tỷ lệ 1:1. Có nghĩa là một stablecoin có thể được đổi lấy một đơn vị tiền tệ. Stablecoin được thế chấp bằng tiền pháp định (fiat) được hỗ trợ bởi các loại tiền fiat như EUR, USD hoặc GBP. Với mỗi stablecoin tồn tại, sẽ có một lượng tiền fiat tương ứng được giữ trong kho bạc để đảm bảo giá trị của nó. Mục tiêu là tạo ra một stablecoin có giá cố định nhờ vào tiền fiat thực sự trong các tài khoản ngân hàng.
Mặc dù đây là loại stablecoin đơn giản nhất, nhưng cũng là loại tập trung nhất. Một thực thể trung ương sẽ đóng vai trò là người quản lý dự trữ tiền fiat và chịu trách nhiệm phát hành các token được hỗ trợ bằng tiền fiat cũng như tiếp nhận lượng tiền fiat mới.
Lợi ích
- Cấu trúc được hỗ trợ bằng fiat rất đơn giản.
- Tiền fiat được coi là ổn định, giúp đảm bảo ít biến động.
Nhược điểm
- Cấu trúc tập trung tạo ra nguy cơ bị tấn công hoặc phá sản.
- Có rủi ro từ đối tác: Bạn phải tin tưởng nhà phát hành coin và tổ chức trung ương nắm giữ dự trữ.
- Cần có quy định và kiểm toán.
2. Được hỗ trợ bằng tiền điện tử
Tiền điện tử cũng được sử dụng để hỗ trợ stablecoin. Stablecoin được thế chấp bằng tiền điện tử hoạt động tương tự như stablecoin được thế chấp bằng tiền pháp định. Nhưng thay vì sử dụng tiền pháp định làm tài sản thế chấp, các loại tiền điện tử được khóa lại làm tài sản thế chấp để đảm bảo giá trị cho stablecoin này.
Lợi ích
- Đây là loại phi tập trung vì dựa trên công nghệ blockchain.
- Không cần người quản lý.
- Không yêu cầu quy định hay kiểm toán.
Nhược điểm
- Cấu trúc được thế chấp bằng tiền mã hóa phức tạp hơn.
- Phụ thuộc quá nhiều vào tiền tiền tử thế chấp.
3. Hỗ trợ bằng hàng hoá
Khác với stablecoin thuật toán, stablecoin được thế chấp bằng hàng hóa được đảm bảo bằng các tài sản có thể thay thế, như kim loại quý. Loại hàng hóa phổ biến nhất được sử dụng để thế chấp cho stablecoin là vàng. Một số nhà phát hành như Daxos Gold và Kitco Gold thiết kế stablecoin của họ bằng cách cho phép đổi coin lấy vàng thỏi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, stablecoin được hỗ trợ bởi bất động sản, dầu hoặc các kim loại quý khác. Tài sản thế chấp thường được lưu trữ trong kho của một bên thứ ba đáng tin cậy. Stablecoin cho phép người mua đổi coin lấy hàng hóa.
Lợi ích
- Mỗi stablecoin thế chấp bằng hàng hóa đều được hỗ trợ bởi tài sản thực.
- Giá của hàng hóa tương đối ổn định.
- Việc token hóa hàng hóa mang lại thanh khoản lớn hơn cho thị trường.
Nhược điểm
- Tính tập trung làm tăng nguy cơ bị tấn công vì chỉ có một điểm thất bại duy nhất.
- Phải trải qua quá trình kiểm toán để đảm bảo tính xác thực.
Ví dụ áp dụng Stablecoin theo công nghiệp
- Dịch vụ tài chính: Các ngân hàng sử dụng stablecoin để thực hiện các giao dịch quốc tế nhanh hơn và tiết kiệm chi phí hơn. Cung cấp cho khách hàng các giải pháp thanh toán xuyên biên giới theo thời gian thực.
- Thương mại điện tử: Các nhà bán lẻ trực tuyến chấp nhận stablecoin để tránh các khoản phí cao và sự biến động lớn liên quan đến tiền điện tử truyền thống. Điều này đảm bảo giá cả ổn định và các giao dịch suôn sẻ hơn.
- Giao dịch đầu tư: Các nền tảng đầu tư sử dụng stablecoin để cung cấp một phương tiện ổn định trong giao dịch tiền điện tử. Điều này giảm thiểu rủi ro biến động cao trong quá trình giao dịch.
- Dịch vụ chuyển tiền: Stablecoin cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền quốc tế nhanh hơn, rẻ hơn và an toàn hơn. Đặc biệt có lợi cho những người không có tài khoản ngân hàng.
- Quản lý chuỗi cung ứng: Các công ty tích hợp stablecoin vào chuỗi cung ứng của họ để thực hiện các giao dịch minh bạch, có thể xác minh và không thể thay đổi. Điều này giúp nâng cao lòng tin và hiệu quả.
Ưu và nhược điểm của Stablecoin
Dưới đây là bảng tóm tắt ưu và nhược điểm:
Ưu điểm | Nhược điểm |
---|---|
Tiền tệ phi tập trung nhưng có các đặc điểm của hệ thống tập trung | Thiếu minh bạch |
Sử dụng công nghệ blockchain | Sự phụ thuộc vào bên thứ ba |
Ít biến động | Không được quản lý chặt chẽ |
Thanh khoản nhanh chóng |
Stablecoin mang lại sự ổn định mà phần lớn các loại tiền điện tử khác thiếu. Tuy nhiên, những người sử dụng stablecoin cần hiểu rõ rủi ro khi sở hữu chúng. Mặc dù trong phần lớn thời gian, stablecoin có vẻ như ít rủi ro, nhưng chúng có thể trở thành tài sản rủi ro nhất trong các cuộc khủng hoảng.
Câu hỏi thường gặp
Stablecoin là các loại tiền điện tử có giá trị được neo hoặc gắn với một đồng tiền khác, hàng hóa, hoặc công cụ tài chính. Nhằm mục đích cung cấp một lựa chọn thay thế cho sự biến động cao của các loại tiền điện tử phổ biến nhất, bao gồm Bitcoin (BTC).
Được thiết kế để duy trì giá trị ổn định so với một tài sản cơ bản. Trong đó thường là tiền pháp định.
USDT (Tether) là một loại stablecoin được gắn giá trị 1:1 với đồng USD. USDT thường được sử dụng trên các sàn giao dịch tiền mã hóa để thay thế cho USD trong các giao dịch nhanh và phí thấp.
bài viết liên quan
- Cryptocurrency là gì? Tất tần tật về tiền điện tử
- Công nghệ Blockchain là gì? Hiểu đơn giản về Blockchain
- Altcoin là gì? Đồng Altcoin tiềm năng và những điều cần biết
Nguồn: Investopedia