Chứng chỉ quỹ là một loại chứng khoán. Hiện nay, chứng chỉ quỹ là một loại tài sản đầu tư phổ biến. Đặc biệt là cho các nhà đầu tư có ít kinh nghiệm vì có rủi ro tương đối. Vậy chứng chỉ quỹ là gì? Làm thế nào để đầu tư chứng chỉ quỹ? Mời tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Chứng chỉ quỹ là gì?
Theo Điều 4, luật chứng khoán 2019. Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đầu tư chứng khoán.
Theo Điều 13, luật chứng khoán 2019. Mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng là 10 nghìn đồng.
Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư vào chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư không có quyền đưa ra quyết định đầu tư của quỹ.
Hồ sơ chào bán chứng chỉ quỹ
Hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng bao gồm:
- Giấy đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng;
- Bản cáo bạch;
- Dự thảo Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán;
- Hợp đồng nguyên tắc về việc giám sát giữa ngân hàng giám sát và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; hợp đồng nguyên tắc về việc phân phối; hợp đồng nguyên tắc ký với các tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan (nếu có);
- Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).
Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ
Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng bao gồm:
- Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán tối thiểu là 50 tỷ đồng;
- Có phương án phát hành và phương án đầu tư vốn thu được từ đợt chào bán chứng chỉ quỹ phù hợp với quy định của Luật này;
- Phải được giám sát bởi ngân hàng giám sát theo quy định của Luật này;
- Chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng phải được niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán, trừ trường hợp chào bán chứng chỉ quỹ mở.
Điểm khác nhau giữa chứng chỉ quỹ và chứng khoán
Chứng chỉ quỹ và chứng khoán đều đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Hơn nữa, nhà đầu tư có quyền hưởng lợi nhuận từ khoản đầu tư của bạn. Tuy nhiên, cả chứng chỉ quỹ và chứng khoán cũng có điểm khác biệt. Dưới đây là bảng so sánh điểm khác nhau giữa chứng chỉ quỹ và chứng khoán để bạn dễ hiểu.
Các chứng chỉ quỹ tại Việt Nam
Dưới đây là một số chứng chỉ quỹ được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Chi tiết như sau:
- Chứng chỉ quỹ ETF: Loại quỹ này nhằm mục đích mô phỏng tỷ suất sinh lợi nhuận của trái phiếu, cổ phiếu, hàng hóa và các loại tài sản.
- Chứng chỉ quỹ Vndirect (VNDAF): Thuộc nhóm cổ phiếu VN30 có vốn hóa lớn trên thị trường. Loại chứng chỉ này có thể giúp nhà đầu tư kiếm lợi từ sự tăng trưởng vượt trội của nền kinh tế Việt Nam.
- Chứng chỉ quỹ Techcombank: Đây là một loại chứng chỉ trái phiếu TCMF và nhà đầu tư sẽ có cơ hội kiếm được lợi nhuận dài lâu với trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu tốt.
- Chứng chỉ quỹ VNDAF: Mục tiêu là tập trung đầu tư vào nhóm cổ phiếu VN30. Loại chứng chỉ này sẽ mang lại cho nhà đầu tư những khoản thu nhập vượt bậc bởi VNDAF có đội ngũ chuyên gia nổi tiếng và nhiều kinh nghiệm.
Đầu tư chứng chỉ quỹ như thế nào?
Khi đã chắc chắn về việc đầu tư chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư cần chuẩn bị giấy tờ và tiền, đồng thời liên hệ công ty quản lý quỹ để tiến hành mở tài khoản. Các bước đầu tư chứng chỉ quỹ cơ bản gồm các bước:
- Lựa chọn công ty quản lý quỹ uy tín trên thị trường
- Liên hệ công ty quản lý quỹ để đầu tư.
- Chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu để hoàn tất ký hợp đồng mở tài khoản.
- Đăng ký mua chứng chỉ quỹ bằng phiếu đăng ký mua hoặc mua Online.
- Chuyển tiền vào tài khoản được yêu cầu từ quỹ đầu tư.
- Nhận xác nhận giao dịch thành công từ quỹ.
- Theo dõi, đọc các báo cáo định kỳ được gửi từ công ty.
- Bán chứng chỉ quỹ khi đạt được mục tiêu lợi nhuận.
Bài viết này đã nắm những kiến thức cơ bản chứng chỉ quỹ là gì? Cách đầu tư vào chứng chỉ quỹ và điểm khác nhau giữa chứng chỉ quỹ và chứng khoán. Hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp bạn biết thêm được kiến thức. Để bạn có thể đem lợi nhuận với số tiền bạn.
Câu hỏi thường gặp
Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đầu tư chứng khoán.
Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng bao gồm:
+ Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán tối thiểu là 50 tỷ đồng;
+ Có phương án phát hành và phương án đầu tư vốn thu được từ đợt chào bán chứng chỉ quỹ phù hợp với quy định của Luật này;
+ Phải được giám sát bởi ngân hàng giám sát theo quy định của Luật này;
+ Chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng phải được niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán, trừ trường hợp chào bán chứng chỉ quỹ mở.
Nguồn: Soriaforcongress
Đọc thêm: Giáo dục