Không chỉ có một chiến lược khi giao dịch tiền điện tử còn một vài chiến lược phổ biến. Một số chiến lược có nhiều khả năng. Để phù hợp với cá nhân, khả năng chịu đựng và mục tiêu hơn những người khác. Dưới đây xin mô tả những chiến lược tiền điện tử (crypto).
Mục lục
Giao dịch tiền điện tử (Crypto) là gì?
Suy đoán về sự biến động giá tiền điện tử qua tài khoản giao dịch hợp đồng chênh lệch (Contract for Difference/CFD). Hay mua và bán các đồng tiền cơ bản qua sàn giao dịch được biết đến là tiền điện tử (cryptocurrency) hoặc giao dịch tiền điện tử (crypto trading). CFD trading là một loại phái sinh mà cho phép bạn đặt cược vào thay đổi giá cả Bitcoin (BTC). Không cần phải có đồng tiền cơ bản.
Ví dụ, bạn có thể long (mua) nếu bạn tin rằng giá trị của tiền điện tử sẽ tăng lên, hoặc short (bán) nếu bạn tin rằng giá trị của tiền điện tử sẽ tăng giảm. Cả hai là công cụ sử dụng đòn bẩy, có nghĩa là bạn chỉ cần một khoản tiền gửi nhỏ. Tuy nhiên, bởi vì lợi nhuận hoặc thua lỗ của bạn vẫn được xác định dựa trên tổng dựa trên tổng của khoản đầu tư của bạn. Đòn bẩy trong giao dịch tiền điện tử phóng đại cả các khoản thu nhập và thiệt hại.
Chiến lược giao dịch tiền điện tử
Dù có nhiều chiến lược để sử dụng khi giao dịch tiền điện tử. Dưới đây là 2 chiến lược chính được nhiều người sử dụng như chiến lược giao dịch chủ động và các chiến lược đầu tư thụ động, Các chi tiết như sau:
Các chiến lược giao dịch chủ động
Các chiến lược chủ động đòi hỏi nhiều thời gian và sự tập trung hơn. Chiến lược này yêu cầu các trader phải hoạt động giám sát và quản lý danh mục đầu tư thường xuyên và liên tục. Bao gồm:
Giao dịch trong ngày (Day Trading)
Giao dịch trong ngày thường là chiến lược giao dịch chủ động được biết đến nhiều nhất. Tuy vậy, không phải tất cả những nhà giao dịch đều là nhà giao dịch trong ngày.
Đây là chiến lược giao dịch bao gồm việc vào và thoát các vị thế trong cùng một ngày. Các nhà giao dịch trong ngày tận dụng các biến động giá trong cùng một ngày để kiếm lợi nhuận.
Hầu hết các sàn giao dịch tiền điện tử mở cửa 24 giờ trong 365 ngày/năm. Vì vậy, trên thị trường crypto đề cập đến một phong cách giao dịch ngắn hạn. Trong đó, các nhà giao dịch vào và thoát các vị thế trong khoảng thời gian 24 giờ hoặc ít hơn.
Giao dịch swing
Giao dịch swing là một loại chiến lược giao dịch dài hạn, bao gồm việc giữ các vị thế dài hơn một ngày. Tuy nhiên, thường không dài hơn một vài tuần hoặc một tháng. Bên cạnh đó, giao dịch swing nằm ở giữa giao dịch trong ngày và giao dịch theo xu hướng.
Chiến lược này thường tận dụng các biến động giá diễn ra vài ngày hoặc vài tuần để thực hiện giao dịch. Hơn nữa, có thể sử dụng kết hợp các yếu tố kỹ thuật và cơ bản để hình thành các ý tưởng giao dịch của mình. Một phần quan trọng trong chiến lược giao dịch swing cũng là mẫu biểu đồ và các chỉ báo kỹ thuật.
Giao dịch theo xu hướng
Giao dịch theo xu hướng còn được gọi là giao dịch theo vị thế. Giao dịch theo xu hướng bao gồm việc giữ các vị thế trong một khoảng thời gian dài hơn. Tuy nhiên, thường ít nhất vài tháng. Các nhà giao dịch theo xu hướng tận dụng lợi thế từ các xu hướng lớn. Các nhà giao dịch này có thể bước vào một vị thế dài trong một xu hướng tăng và giảm.
Các nhà giao dịch theo xu hướng thường sẽ sử dụng phân tích cơ bản khi giao dịch. Một chiến lược giao dịch theo xu hướng giả định rằng tài sản cơ bản sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng của xu hướng. Tuy nhiên, cũng phải tính đến khả năng xảy ra việc đảo chiều của xu hướng. Do đó, có thể kết hợp trung bình động, các đường xu hướng, và các chỉ báo kỹ thuật khác vào trong chiến lược của mình.
Lướt sóng
Chiến lược này với mục tiêu thu được lợi nhuận nhanh nhất có thể. Các nhà giao dịch lướt sóng không tận dụng những động thái lớn hoặc các xu hướng kéo dài. Hơn nữa, không có ý định giữ vị thế trong một thời gian dài, thậm chí mở và đóng các vị thế trong vài giây là khá phổ biến.
Lướt sóng là một chiến lược giao dịch cao cấp do tính phức tạp của nó, nhà giao dịch phải có sự hiểu biết sâu sắc về thị trường. Vậy, không khuyến nghị các nhà giao dịch mới sử dụng. Nhìn chung, chiến lược này phù hợp với các nhà giao dịch lớn (cá voi). Vì chiến lược giao dịch này phải tập trung vào các vị thế lớn.
Các chiến lược đầu tư thụ động
Trên thực tế đầu tư thụ động là các chiến lược dễ tiếp cận hơn. Với việc quản lý danh mục đầu tư cũng đòi hỏi ít thời gian và ít sự tập trung hơn.
Mua và nắm giữ
Chiến lược này thường được sử dụng trong các danh mục đầu tư dài hạn. Bất chấp các biến động của thị trường, các nhà giao dịch mua một tài sản và có ý định giữ nó trong một thời gian dài. Mục tiêu đơn giản là tham gia thị trường mà không cần quan tâm đến thời gian gia nhập.
Chiến lược mua và nắm giữ hầu hết dựa trên phân tích cơ bản, thường không quan tâm đến các chỉ báo kỹ thuật. Người giao dịch thỉnh thoảng mới kiểm tra hiệu suất danh mục đầu tư.
Đầu tư theo chỉ số
Thông thường, đầu tư theo chỉ số có nghĩa là mua các quỹ ETF và các chỉ số trong các thị trường truyền thống. Tuy nhiên, loại sản phẩm này cũng đã có mặt trên thị trường tiền điện tử.
Ví dụ, họ có thể đầu tư vào một chỉ số đồng mã hóa ẩn danh thay vì một đồng tiền điện tử ẩn danh cụ thể. Bằng cách này, họ có thể đặt cược vào nhiều đồng tiền điện tử ẩn danh, thành một nhóm các đồng tiền. Và loại bỏ rủi ro từ việc đặt cược vào một đồng tiền duy nhất.
Để sử dụng một chiến lược giao dịch tiền điện tử cho hợp với bản thân không phải một việc dễ dàng. Tuy nhiên, nên lựa chọn chiến lược với mục tiêu tài chính và phong cách đầu tư của bạn. Trong bài viết này là một số chiến lược giao dịch tiền mã hóa phổ biến nhất. Mong rằng bạn sẽ ý tưởng để tìm ra chiến lược nào phù hợp với mình nhất.
Câu hỏi thường gặp
Suy đoán về sự biến động giá tiền điện tử qua tài khoản giao dịch hợp đồng chênh lệch (Contract for Difference/CFD). Hay mua và bán các đồng tiền cơ bản qua sàn giao dịch được biết đến là tiền điện tử (cryptocurrency) hoặc giao dịch tiền điện tử (crypto trading).
Dù có nhiều chiến lược để sử dụng khi giao dịch tiền điện tử. Dưới đây là 2 chiến lược chính được nhiều người sử dụng như chiến lược giao dịch chủ động và các chiến lược đầu tư thụ động.
+ Giao dịch trong ngày (Day Trading)
+ Giao dịch swing
+ Giao dịch theo xu hướng
+ Lướt sóng
+ Mua và nắm giữ
+ Đầu tư theo chỉ số
Nguồn: BinanceAcademy