Tien InvestTien Invest
    Facebook Twitter Instagram
    Tien InvestTien Invest
    • Trang chủ
    • Giáo dục
      • Tiền điện tử
      • Chứng khoán
      • Ngoại hối
      • Hàng hoá
      • Nền kinh tế
      • Đầu tư
      • Công nghệ
      • Kế hoạch nghề nghiệp
    • Tài chính
      • Thẻ tín dụng
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Kế hoạch nghỉ hưu
      • Thuế
      • Nhà môi giới
      • Quy định
      • Quỹ
    • Bài đánh giá
      • Nhà môi giới phổ biến
      • Gửi tiết kiệm phổ biến
      • Bảo hiểm phổ biến
      • Thẻ tín dụng phổ biến
      • Khoản cho vay phổ biến
      • Chứng khoán phổ biến
    • Về TiềnInvest
    • Liên hệ chúng tôi
    Tien InvestTien Invest
    Home » Bảo hiểm thất nghiệp: Những quyền lợi khi tham gia BHTN người lao đồng nên biết

    Bảo hiểm thất nghiệp: Những quyền lợi khi tham gia BHTN người lao đồng nên biết

    4 Tháng Mười 2022Updated:9 Tháng Mười Một 2022 Tài chính 7 Mins Read10 Views
    Bảo hiểm thất nghiệp

    Bảo hiểm thất nghiệp tuy là việc làm đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho những người tham gia. Những người lao động nên quan tâm và hiểu rõ về bảo hiểm thất nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết về BHTN.


    Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

    Bảo hiểm thất nghiệp

    Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013. Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động. Khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

    Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

    Theo Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:

    1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

    a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

    b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

    c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

    Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

    2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

    3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.

    Bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc tham gia không?

    Bảo hiểm thất nghiệp

    Căn cứ vào Điều 43 Luật việc làm 2013, chi tiết như sau:

    Đối với người lao động

    Người lao động phải tham gia BHTN. Khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, cụ thể:

    • Hợp đồng không xác định thời hạn.
    • Hợp đồng xác định thời hạn.
    • Hợp đồng thời vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn cụ thể từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

    Đối với người sử dụng lao động

    Người sử dụng lao động tham gia BHTN cho người lao động. Trong thời gian 30 ngày kể từ khi hợp đồng lao động có hiệu lực, bao gồm: 

    • Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân. 
    • Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
    • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
    • Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác.
    • Cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc HĐLĐ.

    Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp

    Theo quy định tại Điều 42 Luật Việc làm 2013. Đặt ra 04 chế độ quyền lợi cho người tham gia, đó là:

    • Trợ cấp thất nghiệp;
    • Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;
    • Hỗ trợ học nghề;
    • Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm.

    Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

    Căn cứ theo Điều 57 Luật Việc làm 2013. Mức đóng BHTN hàng tháng của người lao động và người sử dụng lao động, cụ thể:

    • Người lao động đóng 1% tiền lương tháng.
    • Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của người lao động đang tham gia.

    Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

    Bảo hiểm thất nghiệp

    Theo quy định khoản 1 Điều 43 của Luật Việc làm 2013. Người lao động đang đóng BHTN được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    1. Chấm dứt HĐLĐ trừ các trường hợp sau đây:  
    • Người lao động chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc trái pháp luật.
    • Người lao động chấm dứt HĐLĐ và được hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
    1. Đã đóng BHTN đủ trên 12 tháng trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ với trường hợp giao kết HĐLĐ xác định thời hạn và không xác định thời hạn; đã đóng BHTN đủ trên 12 tháng trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ đối với HĐLĐ theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng –  dưới 12 tháng.
    2. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ khi chấm dứt HĐLĐ.
    3. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ khi nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp, cụ thể:
    • Thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an.
    • Đi học tập có thời hạn đủ trên 12 tháng.
    • Chấp hành quy định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
    • Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù.
    • Ra nước ngoài định cư; đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
    • Người lao động chết.

    Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp

    bảo hiểm thất nghiệp

    Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp có 4 bước như sau:

    Bước 1: Trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải nộp trực tiếp 1 bộ hồ sơ hưởng BHTN tới trung tâm dịch vụ việc làm;

    Bước 2: Đến trung tâm dịch vụ việc làm nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo ngày ghi trong phiếu hẹn;

    Bước 3: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tới cơ quan bảo hiểm xã hội nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên (từ tháng thứ 2, nếu từ ngày thứ 7 trở đi mà không có quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động vẫn tiếp tục được nhận trợ cấp);

    Bước 4: Hàng tháng đến trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm theo đúng quy định.

    Lưu ý: Người lao động chỉ được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện nếu thuộc 1 trong các trường hợp sau:

    • Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
    • Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
    • Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

    Tóm lại, chính sách an sinh xã hội hữu ích với người lao động. Khi mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề. Những thông tin trên đã giúp người lao động có cái nhìn tổng quát về bảo hiểm thất nghiệp.

    Nguồn: Thuvienphapluat

    Đọc thêm: Tài chính

    Bảo hiểm

    Keep Reading

    Lập kế hoạch nghỉ hưu: Kế hoạch nghỉ hưu dành cho vợ chồng

    Khi nào là thời gian tốt nhất để đăng ký thẻ tín dụng Credit Card mới?

    Làm thế nào để cung cấp cho bảo hiểm nhân thọ như một quà tặng

    Môi giới bất động sản: Công ty nhà môi giới bất động sản tại Việt Nam

    Kế hoạch tuổi nghỉ hưu sớm để tự tin hơn và sự ổn định tài chính sau tuổi nghỉ hưu

    Gold ETFs: Định nghĩa, cấu trúc vận hành, ưu và nhược điểm quỹ ETF vàng như thế nào?

    BÀI VIẾT MỚI NHẤT

    Sàn Forex cung cấp khuyến mãi hấp dẫn nhất 2023

    22 Tháng Ba 2023

    Rebate là gì? Forex Rebate là gì? Học cách sử dụng Rebate trong giao dịch Forex

    22 Tháng Ba 2023

    Thẻ tín dụng VIB: Giải pháp cho vấn đề tài chính của bạn

    21 Tháng Ba 2023

    Cổ phiếu ngân hàng là gì? Danh sách cổ phiếu ngân hàng tiềm năng nhất 2023  

    20 Tháng Ba 2023
    PHỔ BIẾN
    Top 5 Sàn Forex có Spread thấp nhất năm 2023
    7 Tháng Ba 2023
    [REVIEW] Đánh giá sàn IUX Markets: Sàn giao dịch Forex có phí Spread THẤP
    2 Tháng Hai 2023
    Công nghệ Blockchain là gì? Hiểu đơn giản về Blockchain
    5 Tháng Tám 2022
    Sự hạn chế và sự chịu trách nhiệm: Tiền Invest không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hay hư hại nào. Từ sự phụ thuộc đến vào các thông tin có trên Trang Web này. Bao gồm tin tức thị trường, phân tích, tín hiệu giao dịch và bài đánh giá nhà môi giới Forex. Thông tin có trong trang web này, có thể không hiện tại. Với việc phân tích là ý kiến của chúng tôi, không có sự đảm bảo dưới bất kỳ hình thức nào.
    Giao dịch tiền tệ trên thị trường Forex liên quan đến mức độ rủi ro cao. Vậy, trước khi quyết định giao dịch Forex hoặc sử dụng các công cụ tài chính khác nên được xem xét cẩn thận về mục tiêu đầu tư, mức độ kinh nghiệm và sự rủi ro. Chúng tôi tập trung vào việc cung cấp thông tin quan trọng về tất cả nhà môi giới chúng tôi xem xét để có được thông tin chính xác nhất.
    Giáo dục
    • Tiền điện tử
    • Chứng khoán
    • Ngoại hối
    • Hàng hoá
    • Nền kinh tế
    • Đầu tư
    • Công nghệ
    • Kế hoạch nghề nghiệp
    Tài chính
    • Thẻ tín dụng
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
    • Kế hoạch nghỉ hưu
    • Thuế
    • Nhà môi giới
    • Quy định
    • Quỹ
    Bài đánh giá
    • Nhà môi giới phổ biến
    • Gửi tiết kiệm phổ biến
    • Bảo hiểm phổ biến
    • Thẻ tín dụng phổ biến
    • Khoản cho vay phổ biến
    • Chứng khoán phổ biến
    Facebook Instagram TikTok
    • Trang chủ
    • Giáo dục
    • Tài chính
    • Bài đánh giá
    • Về TiềnInvest
    • Liên hệ chúng tôi
    © 2023 Copyright Tieninvest. All Rights Reserved.

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.