Hiện nay, bảo hiểm xã hội là điều quan trọng mà công dân phải biết. Đặc biệt bạn là một người mới đi làm hoặc bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội. Hình như bảo hiểm xã hội không phải thuật ngữ lạ nhưng mà còn nhiều người chưa hiểu rõ về bảo hiểm xã hội. Như vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về bảo hiểm xã hội.
Mục lục
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
Dễ dàng để hiểu, khi người lao động đi làm sẽ có nhiều vấn đề như bị tai nạn, bị mất việc hoặc không thể tiếp tục lao động. Như thế, lao động sẽ không có tiền khiến cuộc sống của họ sẽ gặp khó khăn. Vậy, mục đích của bảo hiểm xã hội là giúp người lao động được nhận một khoản tiền khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Nếu bạn là một người lao động gặp khó khăn không thể đi làm được nữa hoặc tuổi già thì vẫn có lương, đó là chức năng chính của bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội gồm 2 loại
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Là loại hình do Nhà nước tổ chức, người phải tham gia là người lao động và người sử dụng lao động. Cả 2 người cùng phải đóng BHXH theo các tỷ lệ nhất định, tính trên cơ sở tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Là loại hình do Nhà nước tổ chức nhưng khác với BHXH bắt buộc là người tham gia được lực chọn mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH. Thêm nữa, để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất, Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH.
Chế dộ bảo hiểm xã hội
Có 3 loại chế độ BHXH chính. Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
1. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc:
- Ổm đau
- Thai sản
- Tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Hưu trí
- Tử tuất
2. Các chế độ bảo hiêm xã hội tự nguyện:
- Hưu trí
- Tử tuất
3. Bảo hiểm xã hội hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định
Đây là chính sách BHXH với tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu trí trong BHXH bắt buộc. Có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động với hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân và qua tích lũy hoạt động đầu tư của pháp luật.
Vậy, bạn nên quan tâm và tìm hiểu đến bảo hiểm xã hội. Bởi sự tham gia bảo hiểm xã hội là lợi của người lao động nhằm đến cuộc sống nâng cao và bảo đảm của lao động. Bảo hiểm xã hội đã trở thành một phần đến chất lượng cuộc sống của nhiều công dân.
Câu hỏi thường gặp
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội gồm 2 loại là Bảo hiểm xã hội bắt buộc và Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Nguồn: LuatVietnam