Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) là một chỉ số kinh tế được rút ra từ cuộc khảo sát hàng tháng của các công ty thuộc khu vực tư nhân. PMI nhằm cung cấp thông tin về điều kiện hiện tại và tương lai của một doanh nghiệp. Để cho những người ra quyết định, nhà phân tích và nhà đầu tư của công ty. Bài viết này cung cấp thông tin về khái niệm, những lợi ích và hạn chế chỉ số này.
MỤC LỤC
Chỉ số PMI là gì?
Chỉ số PMI viết tắt của Purchase Managers Index dịch sang tiếng việt là chỉ số quản lý thu mua. Chỉ số này là chỉ số phản ánh hướng diễn biến của xu hướng kinh tế trong ngành sản xuất và dịch vụ. Nó bao gồm một chỉ số phân tán, tổng kết xem điều kiện thị trường đang mở rộng, giữ nguyên hay thu hẹp lại qua góc nhìn của các quản lý mua hàng. Mục đích của PMI là cung cấp thông tin về điều kiện kinh doanh hiện tại và tương lai. Cung cấp cho những người ra quyết định, nhà phân tích và nhà đầu tư của công ty.
Kết quả chỉ số PMI được công bố vào Thứ Hai đầu tiên hàng tháng.
Cách tính chỉ số PMI
Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng có thể được tính bằng công thức sau:
Trong đó:
- P1: Phần trăm câu trả lời là tình hình hoạt động kinh tế “có cải thiện”
- P2: Phần trăm câu trả lời tình hình hoạt động kinh tế “không thay đổi”
- P3: Phần trăm câu trả lời tình hình hoạt động kinh tế “suy giảm”
Hướng dẫn cách đọc chỉ số PMI chính xác
Chỉ số PMI là con số được xác lập dựa trên câu trả lời khảo sát từ 400 nhà sản xuất cả nước.
Chỉ số này được đánh giá trên một thang điểm từ 0 đến 100, trong đó:
- Kết quả = 50: Tổng thể thị trường ở mức cân bằng.
- Kết quả > 50: Tổng thể thị trường đang tăng.
- Kết quả < 50: Tổng thể thị trường đang giảm.
Chẳng hạn, một chỉ số PMI ở mức 55 cho thấy hoạt động sản xuất và kinh doanh của quốc gia đó đang ổn định. Nếu chỉ số PMI là 65, điều này biểu thị sự mở rộng trong sản xuất và kinh doanh. Ngược lại, chỉ số PMI ở mức 45 lại chỉ ra rằng quốc gia đó đang trải qua giai đoạn suy thoái kinh tế.
Vai trò của chỉ số PMI trong nền kinh tế
Chỉ số PMI đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Vì nó là công cụ ra quyết định thiết yếu cho cả người quản lý và các nhà cung cấp. PMI cung cấp thông tin về điều kiện hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Cung cấp để cho người ra quyết định, các nhà phân tích và nhà đầu tư của công ty. Một số vai trò chính mà PMI đóng góp như sau:
1. Theo dõi giá trị PMI của một công ty
Các nhà cung cấp theo dõi giá trị PMI của một công ty cụ thể. Theo dõi để ước lượng lượng cầu tương lai đối với các sản phẩm mong muốn. Chỉ số này cũng cho phép nhà cung cấp biết được lượng hàng tồn kho mà khách hàng của họ có. Kết quả là, nó có thể ảnh hưởng đến lượng sản xuất do khách hàng tạo ra.
2. Ảnh hưởng đến giá cả mà nhà cung cấp tính phí
Thông tin mà PMI cung cấp về cung và cầu có thể ảnh hưởng đến giá cả mà nhà cung cấp tính phí. Nhà sản xuất có thể chấp nhận mức tăng giá từ nhà cung cấp trong giai đoạn tăng trưởng mạnh của đơn hàng mới. Trong khi đó, nếu đơn hàng mới giảm, nhà sản xuất phải hạ giá và yêu cầu giảm chi phí cho các bộ phận mà họ mua.
3. Sử dụng trong việc lập ngân sách hàng năm
PMI có thể được sử dụng bởi một công ty trong việc lập ngân sách hàng năm, quản lý mức độ nhân sự và cả trong việc dự báo dòng tiền.
4. Sử dụng như một chỉ báo về điều kiện kinh tế
Chỉ số PMI được các nhà đầu tư sử dụng như một chỉ báo về điều kiện kinh tế. PMI đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cái nhìn sâu sắc về hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.
Ảnh hưởng của chỉ số PMI Việt Nam đối với người lao động
Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng tại Việt Nam có nhiều tác động đến người lao động và kinh tế quốc gia:
- Cơ hội việc làm: Mức chỉ số PMI trên 50 thường chỉ báo sự phục hồi hoặc tăng trưởng của ngành công nghiệp và dịch vụ. Điều này tạo ra cơ hội việc làm mới hoặc giữ chân người lao động hiện tại.
- Tăng thu nhập: Sự phát triển kinh tế thường dẫn đến tăng doanh thu và sản xuất. Nó có thể tạo cơ hội tăng thu nhập cho người lao động thông qua lương cao hơn, tiền thưởng và làm thêm.
- Ảnh hưởng đến giá cả: Chỉ số PMI cao có thể tạo áp lực lên giá cả và lạm phát, giảm giá trị tiền tệ và tăng chi phí sinh hoạt. Trong khi đó, chỉ số PMI thấp có thể ảnh hưởng ngược lại đến lạm phát.
- Thu hút đầu tư: Chỉ số PMI cao có thể thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Từ đó tạo thêm việc làm và thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp.
Những lợi ích và hạn chế của việc sử dụng chỉ số PMI
Lợi ích của việc sử dụng chỉ số PMI
PMI là một trong những chỉ báo hiệu quả về sức khỏe kinh tế. Nhờ vào cái nhìn sâu sắc về việc làm, đơn hàng, hàng tồn kho và tăng trưởng do các quản lý mua hàng cung cấp.
Một lợi ích khác của việc sử dụng PMI là chúng thường là lô dữ liệu kinh tế đầu tiên được công bố mỗi tháng. Có nghĩa là chúng là chỉ báo sớm về sự tăng trưởng của ngành công nghiệp từ tháng trước.
Hạn chế của việc sử dụng chỉ số PMI
Các báo cáo PMI chỉ có thể được sử dụng để đánh giá sức khỏe của ngành sản xuất, thay vì toàn bộ lực lượng lao động. Trong khi ngành sản xuất từng được coi là một tiêu chuẩn quan trọng cho nền kinh tế toàn cầu nhưng tầm quan trọng của nó đã dần giảm xuống.
Các nhà đầu tư, kinh tế gia và phân tích viên có một nguồn thông tin phong phú để giúp họ đánh giá hướng đi của nền kinh tế. Một chỉ báo hàng đầu là chỉ số Quản lý Mua hàng (PMI). Chỉ số này được công bố hàng tháng. Nó được rút ra từ một cuộc khảo sát gửi bởi Viện Quản lý Nguồn cung cấp cho hơn 400 công ty thuộc các ngành khác nhau. Các phản hồi được tổng hợp và một báo cáo được đưa ra dựa trên cảm nhận của các công ty này về tình hình kinh tế hiện tại. Một chỉ số cao chỉ ra sự tăng trưởng tích cực trong khi một chỉ số thấp cho thấy sự suy giảm.
Câu hỏi thường gặp
Chỉ số PMI viết tắt của Purchase Managers Index dịch sang tiếng việt là chỉ số quản lý thu mua. Chỉ số này là chỉ số phản ánh hướng diễn biến của xu hướng kinh tế trong ngành sản xuất và dịch vụ. Nó bao gồm một chỉ số phân tán, tổng kết xem điều kiện thị trường đang mở rộng, giữ nguyên hay thu hẹp lại qua góc nhìn của các quản lý mua hàng.
Chỉ số này tại Việt Nam có nhiều tác động đến người lao động và kinh tế quốc gia. Mức chỉ số PMI trên 50 thường chỉ báo sự phục hồi hoặc tăng trưởng của ngành công nghiệp và dịch vụ. Điều này tạo ra cơ hội việc làm mới hoặc giữ chân người lao động hiện tại.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Chỉ số CPI là gì? Tìm hiểu ý nghĩa và công thức tính chỉ số giá tiêu dùng đơn giản
- Thể chế kinh tế: Vai trò, hệ thống và đặc điểm quan trong của Thể chế kinh tế
- GDP là gì? Cách tính GDP và có ảnh hưởng thế nào tới nền kinh tế?
Nguồn: Investopedia