Chứng chỉ tiền gửi là gì? Chứng chỉ tiền gửi CD là một sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn mà các ngân hàng và tổ chức tài chính khác phát hành. Khi bạn mua một CD, bạn cam kết gửi một lượng tiền nhất định trong một khoảng thời gian cố định. Đổi lại, ngân hàng hứa hẹn sẽ trả lãi suất cho số tiền đó. Tuy nhiện, trước khi bạn quyết định mua vào chứng chỉ tiền gửi. Bạn cần phải tìm hiểu rõ ràng về chúng. Bài viết này cung cấp về một số đặc điểm chính, cách hoạt động, cùng với những lợi ích và rủi ro chứng chỉ tiền gửi mà bạn cần tìm hiểu.
MỤC LỤC
Chứng chỉ tiền gửi (CD) là gì?
Chứng chỉ tiền gửi (CD, viết tắt của Certificate of Deposit), là một loại hình tiết kiệm đặc biệt. CD cung cấp lợi ích từ việc tích lũy lãi suất dựa trên một số tiền gửi duy nhất trong thời gian nhất định. Điểm nổi bật của CD so với các tài khoản tiết kiệm thông thường là sự ràng buộc. Số tiền đầu tư phải được giữ nguyên trong toàn bộ kỳ hạn đề ra và bất kỳ sự rút tiền trước thời hạn nào cũng có thể dẫn đến các khoản phạt. Để bù đắp cho việc này, CD thường có mức lãi suất cao hơn. Nó nhằm khuyến khích việc giữ tiền trong một thời gian dài mà không cần đến nó.
Sự phức tạp khi mở và quản lý chứng chỉ tiền gửi
Quy trình mở một tài khoản CD không khác biệt nhiều so với việc mở các tài khoản ngân hàng thông thường khác. Tuy nhiên, điểm đặc biệt ở đây chính là các điều khoản và điều kiện mà bạn cam kết tuân thủ khi đặt bút ký vào hợp đồng (ngay cả khi chữ ký đó là dạng điện tử). Một khi bạn đã lựa chọn và quyết định mở CD, bạn sẽ bị ràng buộc bởi bốn yếu tố chính như sau:
Lãi suất
Phần lớn các CD đều áp dụng mức lãi suất cố định. Mặc dù cũng có một số CD lãi suất biến động, có khả năng mang lại lợi nhuận cao hơn nếu lãi suất thị trường tăng lên với một CD lãi suất cố định. Bạn có thể dự đoán trước được số lãi bạn nhận được khi kỳ hạn kết thúc. Tuy nhiên, nếu lãi suất thị trường tăng, điều này có thể không còn lợi thế.
Kỳ hạn
Đó là khoảng thời gian mà bạn cam kết giữ tiền trong tài khoản CD để tránh phạt. Ví dụ như CD 6 tháng, 1 năm, 18 tháng, v.v. Kỳ hạn này sẽ kết thúc vào ngày đáo hạn. Lúc mà CD đạt tới kỳ hạn cuối và bạn có thể rút tiền mà không chịu phạt.
Số tiền gốc
Thông thường là số tiền bạn cam kết sẽ gửi khi mở CD. Ngoại trừ một số CD có điều kiện đặc biệt.
Cơ sở
Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng nơi bạn mở CD sẽ quyết định các điều khoản cụ thể. Như các khoản phí phạt nếu bạn rút tiền sớm và quy định tái đầu tư tự động cho CD nếu bạn không có hướng dẫn cụ thể vào thời điểm đáo hạn.
Sau khi mở và cấp vốn cho CD, ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ điều hành. Nó giống như các tài khoản gửi tiền thông thường khác. Bao gồm cả việc phát hành báo cáo hàng tháng hoặc hàng quý. Báo cáo dạng giấy hoặc điện tử và thường xuyên là việc thanh toán lãi suất hàng thángh. Hoặc hàng quý vào số dư của CD, nơi mà lãi suất sẽ được tích lũy.
Điểm cần lưu ý về chứng chỉ tiền gửi
- Certificate of Deposit với mức lãi suất hấp dẫn nhất. Cung cấp tỷ lệ lợi nhuận cao hơn đáng kể so với các tài khoản tiết kiệm và quỹ thị trường tiền tệ hàng đầu. Nhưng đòi hỏi sự cam kết giữ tiền trong một khoảng thời gian nhất định.
- So với cổ phiếu và trái phiếu, CD được xem là hình thức đầu tư ít rủi ro và định hướng bảo thủ hơn. Điều này mang lại tiềm năng tăng trưởng hạn chế. Nhưng lại đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận ổn định và không chịu ảnh hưởng bởi biến động.
- Đa số ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và các công ty môi giới đều đưa ra nhiều lựa chọn CD đa dạng.
- Lãi suất của các Certificate of Deposit hàng đầu có thể gấp ba đến bốn lần lãi suất trung bình quốc gia. Do đó việc nghiên cứu và so sánh kỹ càng có thể đem lại lợi nhuận đáng kể hơn.
- Dù rằng việc mở một CD đòi hỏi bạn phải cam kết giữ tiền trong một khoảng thời gian nhất định. Vẫn tồn tại những phương án linh hoạt cho việc rút tiền sớm nếu có nhu cầu sử dụng vốn.
Các loại chứng chỉ tiền gửi hiện nay
Hiện tại trên thị trường, Certificate of Deposit được chia thành ba dạng cơ bản như sau:
Chứng chỉ tiền gửi ghi danh
Đây là loại chứng chỉ phát hành dưới dạng giấy tờ có giá trị, gắn với tên của người sở hữu. Người này được xác định cụ thể trên chứng chỉ hoặc trong sổ đăng ký.
Chứng chỉ tiền gửi vô danh
Loại này được phát hành dưới dạng giấy tờ có giá trị mà không ghi rõ tên của chủ sở hữu. Quyền sở hữu chứng chỉ này thuộc về bất kỳ ai đang giữ chúng.
Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ
Đây là loại chứng chỉ mà không cho phép chuyển nhượng. Chúng thường được bán đúng bằng mệnh giá và người sở hữu sẽ nhận được lãi vào thời điểm chứng chỉ đáo hạn.
Chứng chỉ tiền gửi (CD) hoạt động như thế nào?
Chứng chỉ tiền gửi (CD) là một phương tiện tiết kiệm đơn giản và phổ biến do các ngân hàng và tổ chức tín dụng cung cấp. Khi người gửi tiền mua một CD, họ đồng ý gửi một số tiền nhất định tại ngân hàng trong một khoảng thời gian cụ thể, ví dụ một năm. Đổi lại, ngân hàng đồng ý trả lãi suất đã được xác định trước và đảm bảo hoàn trả số tiền gốc vào cuối kỳ hạn. Chẳng hạn, đầu tư $1,000 vào chứng chỉ tiền gửi 1 năm, lãi suất 5% có nghĩa là bạn sẽ nhận được $50 tiền lãi trong suốt một năm, cộng với $1,000 ban đầu bạn đã đầu tư.
So sánh Tài khoản thị trường tiền tệ và Chứng chỉ tiền gửi
Tài khoản thị trường tiền tệ và chứng chỉ tiền gửi là các loại tài khoản tiết kiệm có bảo hiểm liên bang và có khả năng sinh lãi. Tuy nhiên, lãi suất và khả năng truy cập vào số tiền của họ có sự khác biệt. Cụ thể như bảng sau:
Chứng chỉ tiền gửi | CDs thường có lãi suất cao hơn so với tài khoản thị trường tiền tệ và không cho phép bạn truy cập vào số tiền của mình cho đến khi kỳ hạn kết thúc. Số tiền được khóa trong một khoảng thời gian cố định từ vài tháng đến vài năm và việc rút tiền trước hạn thường dẫn đến phạt, chẳng hạn như mất một lượng lãi tương đương với vài tháng đến một năm. Lãi suất của CDs thường được cố định. |
Tài khoản thị trường tiền tệ | Tài khoản thị trường tiền tệ thường cung cấp khả năng truy cập vào số tiền và có lãi suất tương đương với tài khoản tiết kiệm thông thường. Cả hai loại tài khoản đều cho phép bạn rút tiền mà không phải chịu phạt và lãi suất có thể thay đổi theo thời gian. MMAs thường yêu cầu số dư tối thiểu cao hơn và đôi khi cung cấp sổ séc. MMAs còn có thể được gọi là tài khoản tiết kiệm thị trường tiền tệ hoặc tài khoản gửi tiền thị trường tiền tệ và chúng khác biệt so với quỹ thị trường tiền tệ, là một loại hình đầu tư. |
Lợi ích và rủi ro của chứng chỉ tiền gửi
Lợi ích chứng chỉ tiền gửi
- Lãi suất thường cao hơn so với tài khoản tiết kiệm hoặc tài khoản thị trường tiền tệ.
- Lãi suất đảm bảo, dự đoán được, ít rủi ro hơn so với cổ phiếu và trái phiếu biến động.
- Được bảo hiểm liên bang nếu mở tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng có bảo hiểm FDIC hoặc NCUA.
- Có thể giúp bạn tránh xa cám dỗ chi tiêu vì rút tiền sớm sẽ dẫn đến áp dụng phạt.
Rủi ro chứng chỉ tiền gửi
- Phạt nếu rút tiền sớm.
- Thu nhập thường ít hơn so với cổ phiếu và trái phiếu theo thời gian.
- Lãi suất cố định có thể khiến bạn lỗ nếu lãi suất tăng trong kỳ hạn.
- Lạm phát có thể làm giảm giá trị của số tiền được khóa với lãi suất cố định.
Khi bạn tìm hiểu thông qua những kiến thức trên về chứng chỉ tiền gửi là gì? Có thể dơn giản dễ hiểu là chứng chỉ tiền gửi cung cấp một lựa chọn đầu tư ổn định. Giúp những nhà đầu tư muốn gia tăng thu nhập từ số tiền của họ mà không gặp phải rủi ro như khi đầu tư vào cổ phiếu hoặc trái phiếu. Lãi suất từ chứng chỉ tiền gửi thường hấp dẫn hơn so với các tài khoản tiết kiệm hay thị trường tiền tệ. Nhưng điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng các điều kiện đi kèm. Việc cam kết số tiền trong một thời gian dài đảm bảo sự an toàn.
Tuy nhiên, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội tăng lãi suất nếu lãi suất quỹ liên bang tăng lên. Rút tiền trước thời hạn có thể đồng nghĩa với việc phải chịu phạt. Và trong một số trường hợp, khoản phạt này có thể ảnh hưởng đến số tiền gốc bạn đầu tư. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng các ưu và nhược điểm của khoản đầu tư này trước khi quyết định.
Câu hỏi thường gặp
Chứng chỉ tiền gửi (CD, viết tắt của Certificate of Deposit), là một loại hình tiết kiệm đặc biệt. CD cung cấp lợi ích từ việc tích lũy lãi suất dựa trên một số tiền gửi duy nhất trong thời gian nhất định.
+ Phạt nếu rút tiền sớm.
+ Thu nhập thường ít hơn so với cổ phiếu và trái phiếu theo thời gian.
+ Lãi suất cố định có thể khiến bạn lỗ nếu lãi suất tăng trong kỳ hạn.
+ Lạm phát có thể làm giảm giá trị của số tiền được khóa với lãi suất cố định.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Chi phí sử dụng vốn là gì? Đặc điểm và cách tính Cost of Capital
- IRR là gì? Hướng dẫn cách tính chỉ số IRR chi tiết
- Kế hoạch tài chính là gì? Cách lập kế hoạch tài chính cá nhân
Nguồn: Investopedia