Hiện tại, để hình thành một doanh nghiệp không dễ dàng. Điều quan trọng là cổ đông là một trong các yếu tố không thể thiếu. Cổ đông đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các tổ chức. Vậy, Cổ đông là gì? Có bao nhiêu loại cổ đông? Cổ đông có quyền và vai trò gì? Và Cổ động có ưu và nhược điểm gì?
Mục lục
Cổ đông là gì?
Cổ đông là gì? Theo Khoản 3 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020, định nghĩa Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần. Nói cách khác, cổ đông là những người sở hữu cổ phần của một công ty. Cổ phần là một đơn vị tài sản tượng trưng cho một phần vốn của công ty. Khi một người mua cổ phần của một công ty, họ trở thành một cổ đông của công ty đó và có quyền tham gia vào các quyết định quan trọng của công ty. Các quyết định này có thể bao gồm việc bầu cử Hội đồng quản trị, thông qua kế hoạch kinh doanh và phân chia cổ tức. Cổ đông cũng có quyền nhận cổ tức, tức là phần lợi nhuận mà công ty trả cho các cổ đông của mình.
Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa. Ngoài ra, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đa góp vào doanh nghiệp.
Phân loại cổ đông
Theo Luật doanh nghiệp được chia cổ đông thành 3 loại chính. Tương ứng với các loại cổ phần hiện nay, bao gồm như sau:
1. Cổ đông sáng lập
Cổ đông sáng lập là những người hoặc tổ chức đã tạo ra và thành lập công ty. Cổ đông sáng lập là những người đầu tiên đã có ý tưởng và khởi đầu để thành lập công ty. Cổ đông sáng lập thường là những người sáng lập và đóng góp vốn ban đầu cho công ty.
Cổ đông sáng lập có vai trò quan trọng trong công ty cổ phần. Vì họ đã đóng góp vào việc thành lập và phát triển công ty từ giai đoạn ban đầu. Thông qua việc đầu tư vốn và công sức của mình. Họ thường sở hữu một lượng cổ phần đáng kể trong công ty. Ngoài ra, cổ đông sáng lập có thể có quyền ảnh hưởng lớn đến quyết định và chính sách của công ty. Ngoài ra, họ thường có sự hiểu biết sâu sắc về công ty. Và có thể mang lại giá trị và kiến thức đặc biệt cho công ty trong quá trình phát triển.
Tuy nhiên, không phải tất cả các công ty đều có cổ đông sáng lập. Đặc biệt là trong trường hợp các công ty đã niêm yết công khai trên thị trường chứng khoán. Trong những trường hợp đó, các cổ đông sáng lập có thể đã bán hoặc chia sẻ cổ phần của mình cho các nhà đầu tư khác.
2. Cổ đông phổ thông
Cổ đông phổ thông là những cổ đông thông thường trong công ty cổ phần. Không phải là cổ đông sáng lập hay cổ đông chiến lược. Đây là những cá nhân, tổ chức hoặc công chúng mua cổ phần của công ty thông qua thị trường chứng khoán hoặc các kênh mua bán cổ phần khác.
Cổ đông phổ thông thường không có quyền ảnh hưởng lớn đến quyết định quản trị và hoạt động hàng ngày của công ty. Tuy nhiên, họ có quyền tham gia biểu quyết và tham gia các cuộc họp cổ đông. Để đưa ra ý kiến và tham gia vào quyết định quan trọng của công ty. Có lợi ích từ việc sở hữu cổ phần. Như quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phần thêm trong các phát hành mới. Và quyền nhận lại phần vốn khi công ty được giải thể. Họ theo dõi và đánh giá tình hình công ty để đảm bảo đầu tư của mình có lợi.
Cổ đông phổ thông đóng góp vào tính minh bạch và sự đa dạng của cổ đông trong công ty cổ phần. Sự tham gia của họ góp phần tạo ra sự cân bằng quyền lợi và trách nhiệm giữa các bên liên quan trong công ty.
3. Cổ đông ưu đãi
Đối với cổ đông ưu đãi thì bao gồm các loại như sau:
3.1. Cổ đông ưu đãi biểu quyết
Cổ đông ưu đãi biểu quyết là loại cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Ngoài ra, số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điệu lệ công ty quy định.
3.2 Cổ đông ưu đãi hoàn lại
Cổ đông ưu đãi hoàn lại là loại cổ đông sở hưu cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu. Hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi được hoàn lại.
3.3 Cổ đông ưu đãi cổ tức
Cổ đông ưu đãi cổ tức là cổ đông sở hữu cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn địng hàng năm.
3.4 Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định
Quyền và vai trò của cổ đông
Đối với quyền và vai trò của cổ đông dựa trên từng loại cổ đông mà pháp luật quy định quyền và vai trò của các loại cổ đông khác nhau như sau:
Đối với quyền cổ đông phổ thông
Cổ đông quyền phổ thông có quyền như sau:
- Tham dự và phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông. Và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết.
- Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
- Ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty.
- Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật doanh nghiệp.
- Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
- Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.
- Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác.
Vai trò của cổ đông phổ thông:
Cổ đông phổ thông có vai trò như sau:
- Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua.
- Chấp hành nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
- Tuân thủ Điều lệ và quy chế quản lý nội bộ của công ty.
Đối với quyền cổ đông sáng lập
Cổ đông sáng lập có quyền như sau:
- Cổ đông sáng lập có các quyền như cổ đông phổ thông trừ quyền chuyển nhượng cổ phần phổ thông.
- Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.
- Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền chỉ được chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
Vai trò của cổ đông sáng lập
Cổ đông sáng lập có vai trò như sau:
- Cổ đông sáng lập có các nghĩa vụ như cổ đông phổ thông.
Đối với quyền cổ đông ưu đãi
Cổ đông ưu đãi có quyền như sau:
Cổ đông ưu đãi biểu quyết
- Cổ đông ưu đãi biểu quyết có số lượng phiếu biểu quyết lớn hơn so với cổ đông thường. Ví dụ, nếu 1 cổ phiếu của cổ đông thường tương ứng với 1 phiếu biểu quyết thì 1 cổ phiếu ưu đãi biểu quyết sẽ tương ứng với 2 phiếu. Như vậy, cổ đông ưu đãi biểu quyết có quyền biểu quyết lớn gấp đôi so với cổ đông thường. Tuy nhiên, lượng phiếu biểu quyết của một cổ phiếu ưu đãi sẽ được quy định cụ thể với từng công ty. Cổ đông ưu đãi biểu quyết có tỷ lệ cổ tức được nhận tương đương với cổ đông thường. Nhóm cổ đông này không thể tự do chuyển nhượng cổ phiếu của mình cho người khác.
Cổ đông ưu đãi cổ tức
- Cổ đông ưu đãi cổ tức chỉ nhận được giá trị cổ tức lớn hơn so với các cổ đông thường. Con số này là cố định và không bị biến động bởi tình hình kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, nhóm cổ đông này sẽ không có quyền biểu quyết và ứng cử vào Hội đồng quản trị. Đồng thời, họ cũng không thể tự do chuyển nhượng cổ phiếu bản thân sở hữu.
Cổ đông ưu đãi hoàn lại
- Cổ đông ưu đãi hoàn lại chỉ có quyền lợi nhận lại phần vốn đã góp từ doanh nghiệp. Họ nhận cổ tức ứng với vốn góp giống như các cổ đông thường khác. Tuy nhiên, nhóm này cũng không có quyền được biểu quyết hay được phép tự do chuyển nhượng cổ phiếu.
Vai trò của cổ đông ưu đãi
Cổ đông ưu đãi có vai trò như sau:
- Cổ đông ưu đãi có các vai trò như cổ đông phổ thông.
Ưu điểm và nhược điểm của công ty cổ phần
Dựa trên những đặc điểm của công ty cổ phần. Chúng ta có thể nhận thấy được rõ những ưu và nhược điểm của loại hình doanh nghiệp này như sau:
Ưu điểm của công ty cổ phần
- Khả năng huy động vốn rất cao thông qua phát hành cổ phiếu ra công chúng. Đây là đặc điểm riêng biệt chỉ công ty cổ phần có.
- Các cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về nợ. Các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro không cao.
- Công ty không hạn chế số lượng cổ đông và có thể huy động vốn cả trên thế giới. Do vậy, công ty cổ phần có khả năng huy động vốn rộng rãi nhất.
- Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu.
- Được tính lương thưởng của các cổ đông góp vốn tại các vị trí quản lý vào chi phí hoạt động công ty để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
- Mọi quyết định trong việc kinh doanh được thu thập ý kiến của các cổ đông nên rất minh bạch trong quản lý, điều hành.
- Cổ đông có thể dễ dàng, tự do chuyển nhượng, mua bán. Thừa kế cổ phần thông qua việc bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
- Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh trong hầu hết các lĩnh vực ngành nghề.
Nhược điểm của công ty cổ phần
- Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ đông đối kháng nhau về lợi ích.
- Việc quản lý, điều hành công ty cổ phần cũng phức tạp hơn đặc biệt là chế độ tài chính, kế toán.
- Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông.
Qua nội dung bài viết trên là những thông tin về Cổ đông mà chúng tôi gửi đến bạn xem xét. Hy vọng bài viết này sẽ khiến bạn hiểu rõ hơn về lĩnh vữc này. Tuy nhiên, để không bỏ lỡ kiến thức mới, hãy theo dõi Tiềninvest.
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 3 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020. Định nghĩa Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần. Nói cách khác, cổ đông là những người sở hữu cổ phần của một công ty.
Cổ đông sáng lập là những người hoặc tổ chức đã tạo ra và thành lập công ty. Họ là những người đầu tiên đã có ý tưởng và khởi đầu để thành lập công ty. Thường là những người sáng lập và đóng góp vốn ban đầu cho công ty.
Cổ đông phổ thông là những cổ đông thông thường trong công ty cổ phần. Không phải là cổ đông sáng lập hay cổ đông chiến lược. Đây là những cá nhân, tổ chức hoặc công chúng mua cổ phần của công ty thông qua thị trường chứng khoán hoặc các kênh mua bán cổ phần khác.
Cổ đông ưu đãi biểu quyết là cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Ngoài ra, số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điệu lệ công ty quy định.
Nguồn: TienInvest