Trong những năm gần đây, công nghệ Blockchain đang trở thành xu hướng “hot” tại Việt Nam. Và thế giới, được ứng dụng và thu hút sự chú ý nhờ tốc phát triển. Ý tưởng công nghệ Blockchain được lan truyền từ những năm 90s. Công nghệ Blockchain có khả năng hỗ trợ cho rất nhiều lĩnh vực trong đời sống của chúng ta như: Dịch vụ tài chính, sản xuất, giáo dục, năng lượng,… Hãy cùng tìm hiểu công nghệ Blockchain là gì? Ưu và nhược điểm Blockchain dưới bài viết này.
Mục lục
Công nghệ Blockchain là gì?
Blockchain là công nghệ mã hóa dữ liệu thành các khối. Và kết nối chúng với nhau để tạo thành những chuỗi dài hơn. Nếu một giao dịch hoặc thông tin mới xảy ra, thông tin cũ sẽ không bị mất mà thay vào đó các thông tin mới sẽ được lưu sang chuỗi khối mới và lần lượt được nối vào khối cũ để có một chuỗi mới dài hơn.
Hơn nữa, thông tin của Blockchain không nằm nên một máy chủ mà còn được phân tán tự động. Và sao lưu trên nhiều máy chủ khác nhau. Chúng sẽ kết nối với hệ thống Blockchain để người dùng có thể xem và tra soát các giao dịch của mình. Qua đó nó có thể ngăn chặn việc gian lận hoặc sửa đổi, đảm bảo tính minh bạch và an toàn của thông tin.
Ứng dụng Blockchain phổ biến trong cuộc sống hiện nay
Blockchain là xu hướng công nghệ hiện nay và được ứng dụng nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Những quốc gia hoặc doanh nghiệp lớn đều dành nhiều công sức và tài chính. Để nghiên cứu Blockchain với mong muốn tạo ra những sản phẩm thực tiễn và bảo mật cao. Sau đây là ứng dụng Blockchain phổ biến trong cuộc sống hiện nay.
1. Ứng dụng trong sản xuất
Để cải thiện năng suất cho dây chuyền quản lý chuỗi cung ứng thì chúng ta cần có các thiết bị thông tin hỗ trợ. Đây chuyền công nghệ Blockchain sẽ thay đảm nhiệm vai trò này giúp giám sát quy trình sản xuất, phân phối sản phẩm, số lượng hàng tồn kho, … Thêm vào đó, có thể sử dụng để kiểm tra hàng chính hãng. Giúp chúng ta có thể hạn chế mua phải hàng giả và hàng nhái chất lượng.
Các ứng dụng công nghệ Blockchain trong sản xuất:
- Quản lý các kho bãi sản xuất, hàng tồn kho.
- Kiểm soát nguồn cung nguyên liệu trong chuỗi cung ứng.
- Theo dõi số lượng hàng mua vào và bán ra, kiểm tra quy trình sản xuất.
- Truy xuất nguồn gốc hàng hóa, sản phẩm.
2. Ứng dụng trong Y tế, chăm sóc sức khỏe
Hiện nay, rất nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó có Việt Nam đang thúc đẩy quá trình số hóa lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe. Bởi vì, công nghệ Blockchain được mang sử dụng trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe trong xu hướng số hóa dữ liệu, thông tin người bệnh, đơn đặt hàng, quản lý kho, giao dịch cho các thiết bị y tế,… Trong quá trình quản lý tài liệu đã trở nên phổ biến hơn.
Các ứng dụng của Blockchain khối trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe:
- Liên kết và phát triển ứng quản lý chất lượng và quản lý bệnh lý.
- Liên kết và phát triển ứng quản lý chất lượng và quản lý bệnh lý kiểm soát chuỗi cung ứng thuốc và vật tư y tế như theo dõi nguồn đầu vào nguồn gốc và hạn sử dụng của các trang thiết bị y tế.
- Đảm bảo tính minh bạch và khả năng tự động hóa đối với giao dịch khám chữa bệnh, quyền sở hữu dữ liệu tình trạng sức khỏe của người bệnh, kết quả xét nghiệm lâm sàng.
3. Ứng dụng trong Logistics, chuỗi cung ứng
Công nghệ Blockchain giúp hỗ trợ ghi lại dữ liệu về toàn bộ vòng đời sản phẩm. Bao gồm tất cả các bước của chuỗi cung ứng. Qua đó, giúp tăng hiệu quả trong quá trình trao đổi thông tin giữa các bên liên quan.
Các ứng dụng của Blockchain trong ngành Logistics, chuỗi cung ứng và xuất nhập khẩu:
- Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, xác thực các tài liệu có liên quan một cách rõ ràng và minh bạch.
- Đóng gói thông minh (smart package) kèm theo mã in kỹ thuật số.
- Kết hợp trí tuệ nhân tạo và lot để giám sát hành trình và phương tiện vận chuyển.
4. Ứng dụng trong ngành nông nghiệp
Một trong những yếu tố then chốt có có được lòng tin từ người tiêu dùng chính là nguồn gốc chất lượng và an toàn cao. Hệ thống Blockchain với vai trò như một sổ cái nông nghiệp trên nền tảng số sẽ giúp người dùng cũng như người buôn bán nắm được các thông tin về sản phẩm một cách chính xác.
Các ứng dụng của Blockchain trong ngành nông nghiệp:
- Quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm, chuỗi phân phối hàng tồn kho.
- Lưu trữ thông tin về hàng hóa, quy trình chăm sóc cũng như các tiêu chuẩn trong quá trình nuôi trồng thực phẩm.
- Truy xuất nguồn gốc và vòng đời sản xuất các loại nông sản.
5. Ứng dụng trong ngành tài chính – ngân hàng
Trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng, vấn đề bảo mật dữ liệu người dùng, tham nhũng, lạm quyền là vấn đề rất nan giải. Nhưng với quyết định ứng dụng Blockchain với các điểm nổi bật từ chính năng như bảo mật cao, giao dịch nhanh, tiết kiệm chi phí, tối thiểu hóa rủi ro.
Các ứng dụng của Blockchain trong ngành tài chính – ngân hàng
- Trực tiếp xác thực thông tin khách hàng và điểm tín dụng không cần thông qua trung gian.
- Sổ cái kỹ thuật số giúp xác minh, thực hiện thanh toán và cập nhật thông tin các giao dịch ngang hàng một cách liên tục.
- Tiền mã hóa, hệ thống tiền tệ phi tập trung (DeFi) giúp thực hiện giao dịch xuyên biên giới một cách nhanh chóng, chính xác.
6. Ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục
Công nghệ Blockchain có thể giúp hạn chế gian lệ trong quá trình học tập, xin việc làm, học bổng, giảm thiểu tình trạng khai gian về học vấn, kinh nghiệm làm việc,…
Các ứng dụng của Blockchain trong lĩnh vực giáo dục.
- Theo dõi và lưu trữ dữ liệu học tập của học sinh, sinh viên như: Bảng điểm, trường đại học, trường dạy nghề, chứng chỉ,….
- Đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên trong quá trình đào tạo, từ đó sẽ có những điều chỉnh hợp lý.
- Đánh giá năng lực của cá nhân so với yêu cầu đầu vào dựa trên dữ liệu học vấn đã được nghi lại.
- Quản lý mức độ đánh giá sự uy tín trong các bài nghiên cứu khoa học.
Ưu và nhược điểm công nghệ Blockchain
Ưu điểm công nghệ Blockchain là gì?
Có thể tiếp cận mọi cách
Một trong những ưu điểm chính của Blockchain là có thể tiếp cận mọi cách. Tất cả mọi người có thể trở thành một người tham gia vào phần đóng góp cho Blockchain mà không cần nhận được cho phép bất cứ ai để tham gia vào mạng lưới phân phối.
Có thể kiểm tra
Công nghệ “Blockchain” được sử dụng để lưu thông tin theo cách phi tập trung để mọi người có thể kiểm tra xác nhận sự đúng đắn của thông tin. Bằng cách sử dụng bằng chứng không có kiến thức và một bên không tiết lộ bất cứ điều gì về thông tin.
Cố định
Thông tin được lưu trữ mà sử dụng mạng Blockchain là cố định. Có nghĩa là không cần phải lo lắng về việc mất dữ liệu. Vì bản sao trùng lặp sẽ được lưu trong nội bộ từng nút mạng. Do vì là mạng lưới phi tập trung mà có nút mạng đáng tin cậy.
An ninh chặt chẽ hơn
Công nghệ Blockchain, được coi là không cảm biến. Vì không có kiểm soát từ bất ký bên nào. Nhưng có khái niệm về nút mạng uy tín đối với việc kiểm tra chính xác. Và giao dịch được phê duyệt một cách đồng ý bằng sử dụng hợp đồng thông minh.
Bất biến
Dữ liệu không thể bị thay đổi trong Blockchain do cấu trúc phi tập trung. Vậy, bất kỳ thay đổi nào sẽ được phản ánh trong tất cả các nút mạng. Nên không thể làm gian lận tại đây, do đó có thể khẳng định rằng giao dịch ngăn chặn gian lận.
Minh bạch
Làm cho lịch sử các giao dịch minh bạch ở khắp mọi nút mạng có một bản sao của giao dịch trong mạng lưới. Nếu có bất kỳ thay đổi nào xảy ra trong giao dịch, nút mạng khác sẽ thấy.
Hiệu quả
Blockchain loại bỏ bất cứ sự can thiệp của bên thứ ba, giữa các giao dịch và loại bỏ lỗi lầm làm cho hệ thống hiệu quả và nhanh hơn.
Giảm chi phí
Vì “Blockchain” không cần bên thứ ba. Nên giảm chi phí đối với các doanh nghiệp và đặt niềm tin cho đối tác khác.
Nhược điểm công nghệ Blockchain là gì?
Chi phí công nghệ
Mặc dù Blockchain có thể giúp người dùng tiết kiệm chi phí giao dịch, nhưng công nghệ này còn lâu mới có thể miễn phí.
Hoạt động bất hợp pháp
Trong khi tính bảo mật trên hệ thống Blockchain bảo vệ người dùng khỏi các vụ tấn công và quyền riêng tư. Nó cũng cho phép các giao dịch và hoạt động bất hợp pháp trên hệ thống Blockchain.
Rủi ro nếu mất chìa khóa cá nhân (Private Key)
Khi tham gia vào các dự án Blockchain, mỗi tài khoản sẽ được cung cấp hai chìa khóa: chìa khóa chung (có thể công khai) và chìa khóa cá nhân (cần được bảo mật). Chìa khóa cá nhân là công cụ giúp truy cập vào tài khoản cũng như kiểm soát thông tin và tài sản có trong tài khoản.
Tốn nhiều năng lượng khai thác và không gian lưu trữ
Hiện nay, để có thể khai thác (đào) Bitcoin hay các đồng tiền mã hóa ứng dụng Blockchain rất nhiều người đã đầu tư hàng loạt bộ máy tính được nâng cấp với công suất cao hoạt động liên tục nhằm tăng khả năng giải các thuật toán. Điều này đã và đang tiêu thụ một lượng lớn năng lượng điện.
Lưu trữ
Dữ liệu Blockchain được lưu trữ trên tất cả nút mạng. Khiến xảy ra vấn đề với kho lưu thông tin, ngày càng nhiều các giao dịch thì kho lưu thông tin thì nhiều hơn.
Quy định
Mạng Blockchain đối mặt với những thách thức đối với một tổ chức tài chính. Những khía cạnh khác, cần có công nghệ khác để đưa Blockchain sử dụng rộng rãi hơn.
Tuy nhiên, trên đây là tổng quan thông tin về công nghệ Blockchain là gì, các ứng dụng của Blockchain và ưu và nhược điểm của công nghệ Blockchain . Có thể thấy rằng dù vẫn còn rất nhiều thách thức phía trước. Nếu chúng ta tận dụng hiệu quả thì có thể khai thác rất nhiều tính năng của công nghệ Blockchain. Nó giúp cho các hoạt động được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và an toàn hơn.
Bên cạnh đó, ứng dụng Blockchain còn xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác như thương mại điện tử, an ninh mạng, bất động sản,… Sự phổ biến của công nghệ Blockchain là rất lớn. Với những tín hiệu thực tế hiện nay rất có thể công nghệ này sẽ đi vào từng ngóc ngách của đời sống con người.
Câu hỏi thường gặp
Công nghệ Blockchain là gì? Blockchain là công nghệ mã hóa dữ liệu thành các khối. Và kết nối chúng với nhau để tạo thành những chuỗi dài hơn. Nếu một giao dịch hoặc thông tin mới xảy ra, thông tin cũ sẽ không bị mất mà thay vào đó các thông tin mới sẽ được lưu sang chuỗi khối mới và lần lượt được nối vào khối cũ để có một chuỗi mới dài hơn.
1. Ứng dụng trong sản xuất
2. Ứng dụng trong Y tế, chăm sóc sức khỏe
3. Ứng dụng trong Logistics, chuỗi cung ứng
4. Ứng dụng trong ngành nông nghiệp
5. Ứng dụng trong ngành tài chính – ngân hàng
6. Ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục
Một trong những hạn chế của blockchain là tốc độ xử lý chậm hơn so với các hệ thống truyền thống. Do quá trình khai thác mỏ và xác nhận giao dịch khá phức tạp, việc xử lý một giao dịch trên blockchain có thể mất nhiều thời gian.
Nguồn: TienInvest