Hiện nay, có thể gọi Việt Nam là một trong những quốc gia kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Ngoài ra, là điểm đến hay mục đích của kinh doanh nước ngoài hoặc các công ty lớn nhất toàn cầu tạo cơ sở sản xuât tại Việt Nam. Trong bài viết này về Top Công ty lớn toàn cầu có cơ sở sản xuất ở Việt Nam. Chúng tôi sẽ gửi đến bạn những yếu tố khiến Việt Nam trở thành quốc gia hấp dẫn đầu tư. Bao gồm đến tổng quan về các công ty lớn có cơ sở sản xuất lớn ở Việt Nam hiên nay.
MỤC LỤC
Những yếu tố khiến Việt Nam trở thành quốc gia hấp dẫn đầu tư
Dưới đây là một số yếu tố quan trọng đã thu hút các công ty lớn nhất toàn cầu đến Việt Nam để tạo cơ sở sản xuất ở Việt Nam.
1. Vị trí đại lý
Với vị trí ở trung tâm Đông Nam Á, nơi đây có diện tích ven biển dài hơn 3.260 km, tiếp giáp với nhiều tuyến đường vận chuyển quốc tế. Cùng với nhiều hoạt động thương mại quốc tế có hiệp định thương mại và trao đổi.
Ngoài ra, các thành phố lớn của Việt Nam đều có vị trí tốt. Như thành phố Hà Nội ở bờ bắc, thành phố Hồ Chí Minh ở bờ Nam dễ dàng liên hệ và tiến hành kinh doanh cả trong lẫn ngoài nước và ở khu vực trung tâm còn có Đà Nẵng.
2. Sự ổn định chính trị
Với sự ổn định chính trị là trạng thái mà chính phủ hoặc cơ quan chính phủ khác, thực hiện nhiệm vụ của họ mà không sửa đổi hoặc làm bất cứ điều gì ngoài cấu trúc hệ thống đã thiết lập. Việt Nam vì thế được coi là ổn định hơn nhiều các nước ASEAN. Hơn nữa, chính phủ có sự bảo hộ tốt cho các doanh nghiệp nước ngoài và tạo môi trường thuận lợi cho việc đầu tư.
3. Kinh tế phát tiển mạnh mẽ
Vài năm qua, Việt Nam đã phát triển đất nước trở thành nhà xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Điều nay đã thu hút nhiều nhà đầu tư và còn có các lĩnh vực sản xuất, IT và công nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại. Đó là yếu tố thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.
4. Có chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài
Nhiều nước đang phát triển thường có hạn chế quyền sở hữu nước ngoài đối với một số loại hình kinh doanh. Nhưng, Việt Nam cho phép đầu tư nước ngoài trực tiếp vào hầu hết các ngành công nghiệp. Ngoài ra, chính phủ cũng bổ sung nhiều ưu đãi khác nhau cho các công ty nước ngoài. Chẳng hạn như giảm thuế thu nhập hoặc thuế nhập khẩu đối với một số loại hình kinh doanh và giảm thuế đất, v.v.
5. Phát triển và thiết kế cơ sở hạ tầng
Chính phủ Việt Nam giám sát việc phát triển cơ sở hạ tầng bằng cách thiết kế nó. Để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư kinh doanh nước ngoài. Với những đường cao tốc và bến cảng tốt, hiện đại là những yếu tố then chốt giúp ngành giao thông vận tải hoạt động dễ dàng hơn và giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển.
6. Nhiều lao động trẻ tuổi
Tại Việt Nam, lao động thanh niên là một trong những bộ phận chính của lực lượng lao động với khoảng 10,8 triệu người (chiếm 21,4% lực lượng lao động cả nước). Mang lại một nguồn cung lao động dồi dào, trẻ, có nhiều tiềm năng.
Cùng đó, chất lượng lao động thanh niên từng bước được cải thiện, trên 29,3% thanh niên đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ, đóng góp tích cực thúc đẩy nâng cao chất lượng và năng suất lao động, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0. Cơ cấu lao động thanh niên tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, phần lớn thanh niên làm việc trong khu vực công nghiệp, dịch vụ (chiếm 69,2%).
7. Chi phí lao động thấp
Mặc dù mức lương tối thiểu tăng hàng năm nhưng mức lương tối thiểu của Việt Nam vẫn chưa cao. Khi so với các thị trường đang phát triển, thì vẫn thấp bằng một nửa so với Trung Quốc. Với nhiều yếu tố như chăm lo đời sống người dân, quản lý dịch bệnh tốt hơn. Điều này khiến cơ sở sản xuất dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam ngày càng nhiều.
Các công ty lớn thế giới có cơ sở sản xuất lớn nhất Việt Nam
Dưới đây là một số các công ty toàn cầu có cơ sở sản xuất lớn nhất Việt Nam:
1. Foxconn
Vốn hóa thị trường Foxconn: 82.04B USD
Tổng quan Foxconn Tập đoàn KHKT Hồng Hải tại Việt Nam
Foxconn Tập đoàn KHKT Hồng Hải chính thức đầu tư tại Việt Nam vào năm 2007. Có tên giao dịch là Foxconn Technology Group. hay tên phổ biến nhất là Foxconn. Foxconn là một nhà sản xuất điện tử lớn nhất thế giới và cung cấp sản xuất sản phẩm cho các thương hiệu danh tiếng toàn cầu.
Những sản phẩm được Foxconn sản xuất như Linh kiện kết nối chính xác, tổ hợp linh kiện điện thoại di động, XDSL, STB, Router, IP – Camera, màn hình kích thước nhỏ v.v. Là các sản phẩm chủ lực Tập đoàn KHKT Hồng Hải sản xuất tại Việt Nam.
Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển. Hiện nay Tập đoàn KHKT Hồng Hải Foxconn mong muốn trở thành doanh nghiệp FDI hàng đầu tại Việt Nam. Tập đoàn KHKT Hồng Hải đã tiến hành chuyển giao nhiều kỹ thuật sản xuất hiện đại đến nhà máy tại Việt Nam. Nhằm cung cấp cho khách hàng sự phục vụ chất lượng cao, nhanh chóng, linh hoạt và đáng tin cậy. Ngoài ra, Foxconn luôn phấn đấu cho sự hoàn hảo, sáng tạo đổi mới để ngày một phát triển mạnh mẽ hơn, hướng tới con đường phát triển bền vững.
2. Nike
Vốn hóa thị trường Nike: 150.14B USD
Tổng quan về công ty Nike tại Việt Nam
Nike là nhà cung cấp toàn cầu về giày, quần áo và dụng cụ thể thao số một thế giới. Được thành lập vào ngày 25 tháng 1 năm 1964 với tên Blue Ribbon Sports bởi Bill Bowerman và Phil Knight. Sau đó chính thức có tên gọi là Nike vào ngày 30 tháng 5 năm 1971.
Công ty Nike có một sự hiện diện mạnh mẽ tại Việt Nam. Nike đã phát triển một mạng lưới rộng rãi trong nước. Công ty Nike chuyên sản xuất và thương mại các sản phẩm giày thể thao, quần áo thể thao và các sản phẩm liên quan khác.
Hiện nay, Nike hoạt động tại hơn 160 quốc gia trên toàn cầu, trong đó gồm Việt Nam. Với hơn 30.000 nhân viên của Nike trên khắp sáu châu lục. Mỗi người trong số họ đóng góp sức lực của mình để hoàn thành sứ mệnh của nhãn hiệu. Mang lại cảm hứng và sự đổi mới cho mọi vận động viên trên thế giới.
3. Intel
Vốn hóa thị trường Intel: 154.45B USD
Tổng quan về Tập đoàn Intel tại Việt Nam
Tập đoàn Intel là một trong những công ty có giá trị nhất trên thế giới. Intel thành lập vào ngày 18 tháng 7 năm 1968. Tập đoàn Intel là công ty bán dẫn lớn nhất thế giới nắm giữ gần 15% thị phần bán dẫn toàn cầu. Vì nó đã nắm giữ gần như độc quyền trong ngành trong nhiều năm.
Về mô hình kinh doanh và sản phẩm Intel cung cấp chip đồ họa, bộ vi xử lý, chipset bo mạch chủ, mạch tích hợp và các đơn vị máy tính khác cho các nhà sản xuất như Dell hoặc HP, Acer và Lenovo. Sản phẩm lớn thứ hai của Intel dựa trên doanh thu là chip bán dẫn được sử dụng trong hầu hết các thiết bị điện tử.
Tuy nhiên, Tập đoàn sản xuất chíp điện tử Intel đã được nhận giấy phép đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam với tổng giá trị 605 triệu USD. Đây được xem là dấu hiệu tốt đối với nền kinh tế Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực thu hút đầu tư. Từ nhiều năm qua, cái tên Intel đã trở nên quen thuộc đối với những người hoạt động trong lĩnh vực tin học tại Việt Nam.
4. Sharp
Vốn hóa thị trường Sharp: 626.28B USD
Tổng quan về Tập đoàn Sharp tại Việt Nam
Thương hiệu Sharp nổi tiếng thế giới với các sản phẩm và giải pháp rất độc đáo. Sharp là thương hiệu uy tín, lâu năm đến từ Nhật Bản. Tập đoàn Sharp được thành lập năm 1912 và thuộc thương hiệu Nhật Bản.
Ngoài ra, Thương hiệu Sharp đã có cơ sở sản xuất sản phẩm tại Việt Nam. Tập trung phát triển nhiều ngành hàng và công nghệ tiên tiến. Sharp chuyên kinh doanh và nổi tiếng với các sản phẩm: Tivi, tủ lạnh, nồi cơm điện, nồi chiên không dầu, lò vi sóng, bình thủy điện, máy lạnh, máy giặt, máy lọc không khí. v.v.
5. SamSung
Vốn hóa thị trường Samsung: 457.34T USD
Tổng quan về Tập đoàn SamSung tại Việt Nam
SamSung là thương hiệu điện tử nổi tiếng đến từ Hàn Quốc, thành lập vào năm 1938. Hiện nay, SamSung Electronics đang có 9 nhà máy sản xuất điện thoại được đặt tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam hiện có 2 nhà máy đặt tại Bắc Ninh là SEV (Công ty TNHH SamSung Electronics Việt Nam). Và nhà máy tại Thái Nguyên là SEVT (Công ty TNHH SamSung Electronics Thái Nguyên).
Từ khi vào Việt Nam đến nay với 14 năm hoạt động và phát triển. Công ty TNHH SamSung Electronics Việt Nam đã tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động khác nhau. Không chỉ giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng. Công ty còn tạo ra cơ hội việc làm cho rất nhiều lao động trong cả nước.
Hơn nữa, công ty Samsung đã xây dựng mối quan hệ hợp tác vững chắc với nhiều đối tác địa phương và nhà cung cấp tại Việt Nam. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp cung ứng và làm tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm tập đoàn này.
6. Adidas
Vốn hóa thị trường Adidas: 30.293 tỷ USD
Tổng quan về Tập đoàn Adidas tại Việt Nam
Adidas là tập đoàn đa quốc gia đến từ Đức, được thành lập vào tháng 7 năm 1924 với tên gọi đầu tiên là Gebrüder Dassler Schuhfabrik, nhưng đến 18/08/1949, hãng đổi tên thành Adidas và được sử dụng đến ngày nay. Adidas là một trong những cái tên đắt giá trong ngành thời trang thể thao.
Tập đoàn Adidas là biểu tượng của ngành thời trang hiện đại, Adidas vẫn luôn chiếm sóng trên mọi diễn đàn thời trang nổi tiếng và các mẫu giày đến từ thương hiệu này luôn là item hot nhất trong tủ giày của các tín đồ thời trang. Hiện Adidas có hơn 100 nhà cung cấp cho Adidas trên toàn cầu. Trong đó, Việt Nam trở thành nhà sản xuất chính sản phẩm giày dép của Adidas từ năm 2012, khi tỷ trọng sản lượng giày dép của hãng này được sản xuất ở Việt Nam.
Adidas là một trong những thương hiệu nổi bật, không chỉ được người tiêu dùng biết tới với các sản phẩm chất lượng cao, đa dạng mẫu mã và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Các mẫu giày dép, quần áo, balo, túi xách của Adidas còn có ghi điểm với người tiêu dùng bởi giá cả hợp lý, nhiều phân khúc khác nhau.
7. LG
Vốn hóa thị trường LG Electronics, INC (LG): 13.48T
Tổng quan về Công ty LG Electronics tại Việt Nam
LG Electronics, Inc (LG) là một công ty đổi mới công nghệ hàng đầu thế giới chuyên sản xuất công nghệ điện tử dân dụng, truyền thông di động và thiết bị gia dụng. Tập đoàn LG Electronics được thành lập vào năm 1995. LG là một trong những nhà sản xuất TV màn hình phẳng, các sản phẩm âm thanh và video, điện thoại di động, điều hòa không khí và máy giặt hàng đầu thế giới.
Công ty LG Electronics Việt Nam vào sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Sau tám năm hoạt động, LG Electronics Việt Nam đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trở thành doanh nghiệp lớn mạnh hàng đầu tại Việt Nam: Tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người, mỗi năm nộp thuế 68 tỷ cho Ngân sách Nhà nước, riêng năm 2002, tổng doanh số đạt 800 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu 200 tỷ đồng, doanh thu hàng năm tăng đều đặn trên 30%. Ẩn sau những con số thống kê đầy ý nghĩa đó là cả một quá trình đầu tư bền bỉ, quyết tâm và chiến lược kinh doanh vững chắc và sáng suốt.
8. Canon
Vốn hóa thị trường Canon: 4.84T USD
Tổng quan về Công ty Canon tại Việt Nam
Công ty TNHH Canon Việt Nam là một công ty 100% vốn Nhật Bản. Đây là một thành viên của Tập đoàn Canon Nhật Bản có trụ sở ở Tokyo. Canon Việt Nam được thành lập vào ngày 01/04/2001 với trụ sở chính tại Hà Nội. Sau gần 20 năm, công ty đã phát triển nhanh chóng với nhà máy đầu tiên đặt tại KCN Thăng Long, Hà Nội, và tiếp tục xây dựng thêm và đưa vào hoạt động hai nhà máy tại tỉnh Bắc Ninh: Nhà máy tại KCN Quế Võ vào năm 2006 và nhà máy tại KCN Tiên Sơn vào năm 2008.
Canon Việt Nam chuyên sản xuất máy in, máy scan và các linh kiện liên quan. Toàn bộ sản phẩm được xuất khẩu sang các thị trường châu Á, châu Âu, Mỹ và một số thị trường khác. Cùng với Canon Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và Phillippines. Canon Việt Nam là một mắt xích quan trọng trong hệ thống sản xuất của tập đoàn tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Qua bài viết trên về Top các công ty lớn nhất toàn cầu có cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Có thể thấy rắng hiện tại Việt Nam trở thành một quốc gia để đến tạo cơ sở sản xuất của nhiều doanh nghiệp. Bởi vì các yếu tố khác nhau bên trên rất hẫp dẫn của Việt Nam. Đã được thu hút những đầu tư ngoài nước hoăc thu hút nhiều doanh nghiệp quốc tế tới đây để phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, điều này cũng là lợi thế cho Việt Nam. Vì là một phần khiến kinh tế Việt Nam phất triển mạnh mẽ.
Câu hỏi thường gặp
Công ty lớn nhất thế giới có cơ sở sản xuất lớn nhất Việt Nam. Bao gồm công ty Foxconn, Nike, Intel, Sharp, Samsung, Adidas, LG và Canon.
Yếu tố quan trọng đã thu hút các công ty lớn nhất toàn cầu đến Việt Nam. Để tạo cơ sở sản xuất, bao gồm: Vị trí đại lý, Sự ổn định chính trị, Kinh tế phát tiển mạnh mẽ, Có chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, Phát triển và thiết kế cơ sở hạ tầng, Nhiều lao động trẻ tuổi, Chi phí lao động thấp.
Foxconn Tập đoàn KHKT Hồng Hải chính thức đầu tư tại Việt Nam vào năm 2007. Có tên giao dịch là Foxconn Technology Group. Là Nhà sản xuất sản phẩm điện tử cho các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Dell, Apple, Sony.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- 10 công ty startup khởi nghiệp có giá trị lớn nhất thế giới 2023
- Giá cổ phiếu YG: Blackpink và góc nhìn phát triển kinh tế Việt Nam
- Top 10 app bán hàng online hiệu quả giúp kiếm tiền tại nhà
Nguồn: TienInvest