Các trader thường nhảy vào option quyền chọn mà không hiểu biết nhiều về option (hợp đồng quyền chọn) là gì, cùng các chiến lược. Option có nhiều chiến lược lựa chọn khác nhau vừa hạn chế rủi ro vừa tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, bạn không cần phải nhớ tất cả các chiến lược bởi vì mỗi chiến lược lại phù hợp với phong cách của từng trader. Trong bài viết này sẽ đi sâu hơn vào chiến lược giao dịch hợp đồng quyền chọn mua và quyền chọn bán mà bạn nên biết.
MỤC LỤC
Option (hợp đồng quyền chọn) là gì?
Khái niệm hợp đồng quyền chọn
Option là một công cụ phát sinh cho phép người nắm giữ quyền chọn có quyền mua hoặc bán (nhưng không phải nghĩa vụ) một loại tài sản cơ sở (underlying asset) vào một thời điểm trong tương lai với mức giá xác định trước.
Các yếu tố cơ bản
- Tài sản cơ sở: Có thể là bất kỳ một loại tài sản nào như là trái phiếu, cổ phiếu, tiền tệ, chỉ số, v.v.
- Ngày hết hạn: Thời điểm tương lại được thỏa thuận trong hợp đồng.
- Khối lượng: Số lượng hợp đồng được giao dịch.
- Giá Premium: Đây được coi là phí bảo hiểm, khi nhà đầu tư tham gia hợp đồng phải trả phí này.
- Giá thực hiện: Giá của tài sản cơ sở thỏa thuận trước trên hợp đồng quyền chọn
- Kỳ hạn quyền chọn: Thời gian từ ngày ký hợp đồng đến ngày hết hạn.
Các loại hợp đồng quyền chọn
Có hai loại hợp đồng quyền chọn, đó là: Quyền chọn bán (Put Option) và quyền chọn mua (Call Option)
- Quyền chọn bán (Put Option) là hợp đồng quyền cho phép người nắm giữ có quyền bán tài sản vào ngày nhất định với mức giá xác định trước. Trong khi đó, người bán sẽ phải mua tài sản nếu thực hiện quyền.
- Quyền chọn mua (Call Option) là hợp đồng quyền cho phép người nắm giữ có quyền mua tài sản vào ngày nhất định với mức giá xác định trước. Trong khi đó, người bán sẽ phải bán tài sản nếu người mua thực hiện quyền.
Sự khác nhau giữa put option và call option là gì?
1. Mua quyền chọn mua (Long Call Options)
- Phải trả một khoản phí premium
- Có quyền mua tài sản cơ sở trước khi hợp đồng hết hạn
- Có thể hủy hợp đồng khi không muốn thực hiện quyền chọn mua
2. Bán quyền chọn mua (Short Call Options)
- Thu nhận được một khoản phí premium từ bên mua
- Có nghĩa vụ phải bán tài sản cơ sở khi bên mua yêu cầu thực hiện quyền
- Không được quyền hủy hợp đồng
3. Mua quyền chọn bán (Long Put Options)
- Phải trả một khoản phí premium
- Có quyền bán tài sản cơ sở trước khi hợp đồng đáo hạn
- Có quyền hủy hợp đồng khi không muốn thực hiện quyền
4. Bán quyền chọn bán (Short Put Options)
- Thu được khoản phí premium từ bên mua
- Có nghĩa vụ phải mua tài sản cơ sở khi bên mua yêu cầu thực hiện quyền
- Không được quyền hủy hợp đồng
Các chiến lược giao dịch hợp đồng quyền chọn
Để hiểu rõ hợp đồng quyền chọn là gì nên xem xét chiến lược. Giao dịch hợp đồng quyền chọn mua và quyền chọn bán, cụ thể:
1. Mua quyền chọn mua (long call options)
Call Option, vị thế Long sẽ là kỳ vọng về sự tăng giá của tài sản cơ sở. Bởi bạn có quyền được mua tài sản cơ sở với mức giá ấn định trước từ người đang ở vị thế Short.
- Nếu bị lỗ: Số tiền lỗ tối đa là khoản phí premium đã trả cho bên bán.
- Nếu được lãi: Lợi nhuận vô hạn tùy thuộc vào hợp đồng giao dịch và biến động giá thị trường.
2. Bán quyền chọn mua (short call options)
Call Option, vị thế Short sẽ là sự kỳ vọng tài sản cơ sở sẽ giảm giá. Bởi nghĩa vụ của họ sẽ là phải bán tài sản với mức giá ấn định cho người đang nắm giữ vị thế Long.
- Nếu được lãi: Số tiền lãi là khoản phí premium thu từ bên mua.
- Nếu bị lỗ: Có thể vô hạn tùy thuộc vào hợp đồng giao dịch và biến động giá thị trường.
3. Mua quyền chọn bán (long put options)
Put Option thì vị thế Long sẽ là kỳ vọng về sự giảm giá của tài khoản cơ sở. Bởi bạn có quyền bán tài sản với mức giá ấn định trước cho người nắm giữ vị thế Short.
- Nếu bị lỗ: Số tiền lỗ tối đa là khoản phí premium đã trả cho bên bán.
- Nếu được lãi: Lợi nhuận vô hạn tùy thuộc vào hợp đồng giao dịch và biến động giá thị trường.
4. Bán quyền chọn bán (short put options)
Put Option, vị thế Short lại thể hiện sự kỳ vọng tài sản cơ sở tăng giá. Bởi họ có nghĩa vụ mua lại tài sản cơ sở với mức giá được ấn định trước đó từ người đang nắm giữ vị thế Long.
- Nếu được lãi: Số tiền lãi là khoản phí premium thu từ bên mua.
- Nếu bị lỗ: Có thể vô hạn tùy thuộc vào hợp đồng giao dịch và biến động giá thị trường
Giao dịch Option là một hình thức đầu tư phức tạp nhưng cũng rất tiềm năng. Nó không chỉ mang lại cơ hội lợi nhuận cao mà còn giúp hạn chế rủi ro, đặc biệt khi được kết hợp với các chiến lược đầu tư khác. Tuy nhiên, thành công trong giao dịch Option đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc về thị trường quyền chọn. Qua nội dung bài viết trên, bạn đọc có cơ hội hiểu rõ hơn về option là gì cũng như các chiến lược của loại hợp đồng này.
Câu hỏi thường gặp
Option là một công cụ phát sinh cho phép người nắm giữ quyền chọn có quyền mua hoặc bán (nhưng không phải nghĩa vụ) một loại tài sản cơ sở (underlying asset) vào một thời điểm trong tương lai với mức giá xác định trước.
Có hai loại hợp đồng quyền chọn, đó là: Quyền chọn bán (Put Option) và quyền chọn mua (Call Option)
Quyền chọn bán (Put Option) là hợp đồng quyền cho phép người nắm giữ có quyền bán tài sản vào ngày nhất định với mức giá xác định trước. Trong khi đó, người bán sẽ phải mua tài sản nếu thực hiện quyền.
bài viết liên quan
- Đầu tư Lump Sum Payment là gì? Ưu và nhược điểm
- Giao dịch CFD: CFD là gì và hoạt động như thế nào?
- Chiến lược đầu tư: 6 loại chiến lược đầu tư để chọn loại đầu tư phù hợp với bạn
Nguồn: Careerlink