Option hay quyền chọn là một công cụ tài chính phái sinh. Bất cứ ai tham gia đầu tư tài chính và chứng khoán đều phải biết đến option là gì. Tuy nhiên, option vẫn còn là một cái tên xa lạ với một số trader. Nếu bạn chưa nằm rõ option là gì cùng các thông tin cơ bản liên quan đến nó thì hãy theo dõi bài viết này. Vậy, cụ thể option hợp đồng quyền chọn là gì cũng như put option và call option là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về hợp đồng quyền chọn.
MỤC LỤC
Option là gì?
Option là một loại hợp đồng chứng khoán phái sinh phổ biến trên thị trường. Nó cho phép người nằm giữ có quyền bán hoặc mua khối lượng tài sản cơ sở vào một ngày được quy định (ngày hết hạn) với một mức giá được xác định trước. Tài sản cơ sở của option rất đa dạng, như các loại tiền điện tư, các chỉ số chứng khoán, v.v.
Ví dụ: Anh A viết giấy cho phép anh B mua 100 cổ phiếu Ha Noi Stock Exchange (HNX) với giá 1.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 01/04/2023 (ngày hết hạn). Loại giấy đó được gọi là Option Contract.
Quyền chọn chính là một hợp đồng quyền chọn (Option Contract) cho phép người nắm giữ nó thực hiện quyền của mình hoặc không.
Lưu ý: Nó là quyền và người nắm giữ không có nghĩa vụ phải thực hiện nó.
Như ví dụ trên, anh B hoàn toàn có quyền không mua 100 cổ phiếu đó với giá 1.000 đồng/cổ phiếu. Nếu đến ngày hết hạn anh B thấy giá cổ phiếu HNX rẻ hơn là 800 đồng/cổ phiếu.
Cách thức hoạt động của hợp đồng quyền chọn?
Một hợp đồng quyền chọn (Option Contract) là một hợp đồng giữa hai bên: người mua (long position) và người bán (short position).
Trong hợp đồng này, người mua có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải mua hoặc bán một khối lượng cố định của tài sản cơ sở với một giá nhất định trong một khoảng thời được quy định.
Ngược lại, người bán có nghĩa vụ phải bán hoặc mua tài sản cơ sở nếu người mua quyết định thực hiện quyền của mình.
Để có quyền này, người mua sẽ phải trả một khoản phí cho người bán, gọi là “phí bảo hiểm” hoặc “Premium Cost”. Phí này có thể coi như là tiền đặt cọc hoặc chi phí để có cơ hội thực hiện quyền mua hoặc bán tại một thời điểm sau này.
Điều quan trọng cần nhớ là khi bạn mua một Option, bạn không sở hữu tài sản cơ sở; bạn chỉ sở hữu quyền mua hoặc bán tài sản đó. Đây là một điểm rất quan trọng trong việc hiểu cách thức hoạt động của hợp đồng quyền chọn.
Các yếu tố cấu của hợp đồng quyền chọn
Để có thể thực hiện giao dịch hợp đồng quyền chọn, bạn cần nắm được cấu thành từ các yếu tố sau:
- Các loại quyền: Có 2 loại chính, đó là Quyền chọn mua (Call Options) hoặc Quyền chọn bán (Put Options).
- Khối lượng giao dịch (Volume): Đây là số lượng tài sản cơ sở.
- Tài sản cơ sở (Underlying Asset): Bất kỳ một loại tài sản nào trong tài chính. Có thể là tiền điện tử, cổ phiếu, trái phiếu, tỷ giá, hàng hóa, v.v.
- Ngày hết hạn (Expiry Date): Mọi hợp đồng quyền chọn đều có thời hạn xác định. Đây là ngày đến hạn hoặc sắp hết thời hạn giao dịch được xác định trước trong tương lai. Sau ngày hết hạn, nếu hợp đồng không được thực hiện, nó sẽ mất giá trị.
- Kỳ hạn quyền chọn (Duration): Khoảng thời gian được tính từ ngày ký kết hợp đồng cho đến ngày hết hạn.
- Phí bảo hiểm (Premium Cost): Đây là mức phí mà người nằm giữ hợp động này phải trả một số tiền nhất định cho tổ chức phát hành để có quyền thực hiện giao dịch quyền chọn.
- Giá thực hiện (Strike Price): Đây là giá thỏa thuận trước trên hợp đồng quyền chọn. Khi đến ngày hết hạn, người nắm giữ và người phát hành sẽ mua bán theo mức giá đó.
Hiểu đơn giản về các yêu tố của hợp đồng quyền chọn
Để bạn có dễ hiểu hơn, sau đây là ví dụ:
Ngày 01/02/2023 ông B mua từ ông A một hợp đồng quyền chọn cho phép ông B mua lại 100 cổ phiếu với giá 2.000 đồng vào ngày 31/06/2023. Phí bảo hiểm là 50.000 đồng. Các yếu tố cấu thành một hợp đồng quyền chọn này là:
- Loại quyền: Quyền chọn mua
- Khối lượng: 100 cổ phiếu
- Tài sản cơ sở: Cổ phiếu
- Ngày hết hạn: 31/07/2023
- Kỳ hạn: 5 tháng (từ ngày 01/02/2023 đến 31/06/2023)
- Phí bảo hiểm: 50.000 đồng
- Giá thực hiện: 2.000 đồng/cổ phiếu
Vậy đến ngày 31/06/2023, ông B có quyền mua lại 100 cổ phiếu đó với giá 2.000 đồng/cổ phiếu. Dù cho giá cổ phiếu trên thị trường tại thời điểm đó tăng hay giảm. Nếu không thực hiện quyền, ông B chỉ phải trả mức phí bảo hiểm là 50.000 đồng.
Put Option và Call Option là gì?
Trong chứng khoán phái sinh, hợp đồng quyền được chia thành hai quyền chính. Đó là quyền chọn mua (Call Option) và quyền chọn bán (Put Option). Mỗi loại có những đặc điểm, trong đó:
Quyền chọn bán (Put option)
Đây là một loại hợp đồng trong đó người nắm giữ quyền chọn có quyền bán một loại tài sản cơ sở nào đó với một giá được định trước trong một thời gian đã quy định.
Đây thường là lựa chọn tốt khi bạn kỳ vọng rằng giá của tài sản đó sẽ giảm. Khi bạn mua một Put Option, bạn trả một khoản “phí bảo hiểm” cho người bán, và người bán có nghĩa vụ mua tài sản từ bạn nếu bạn quyết định thực hiện quyền của mình.
Quyền chọn mua (Call option)
Call Option ngược lại, là một loại hợp đồng trong đó người nắm giữ quyền chọn có quyền mua một loại tài sản cơ sở nào đó với một giá được định trước trong một thời gian đã quy định.
Điều này thường được sử dụng khi bạn kỳ vọng rằng giá của tài sản đó sẽ tăng. Giống như với Put Option, bạn cũng phải trả một khoản “phí bảo hiểm” cho người bán, và người bán có nghĩa vụ bán tài sản cho bạn nếu bạn quyết định thực hiện quyền của mình.
Sự khác nhau giữa Put Option và Call Option
Dưới đây là bảng so sánh để phân biệt giữa Put Option và Call Option:
Tại sao lại chọn giao dịch option?
Thông thường, người giao dịch quyền chọn vì ba lý do: phòng ngừa rủi ro, đầu cơ hoặc lợi nhuận. Cụ thể như sau:
Phòng ngừa rủi ro
Một trong những lợi ích chính của việc giao dịch option là khả năng phòng ngừa rủi ro. Do có thể mua put options để bảo vệ vị thế tài sản nào đó của mình. Việc này giúp giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn khi thị trường có biến động không lường trước được. Nếu giá cổ phiếu giảm, put option sẽ tăng giá, giúp bù đắp một phần hoặc toàn bộ sự mất mát từ tài sản đó.
Đầu cơ
Option là một công cụ đầu cơ hiệu quả. Nó cho phép bạn tận dụng biến động giá cả trong thị trường mà không cần phải sở hữu tài sản cơ sở. Ví dụ, bạn có thể mua một call option nếu kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ tăng, và nếu điều này xảy ra, bạn có thể kiếm được lợi nhuận từ một khoản đầu tư nhỏ. Điều này làm tăng lợi nhuận tiềm năng và đồng thời giảm bớt rủi ro mất toàn bộ vốn đầu tư.
Lợi nhuận
Một số trader cũng sử dụng quyền chọn để kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Có nghĩa là, quyền chọn có thể đóng một vai trò trong chiến lược đầu tư lớn hơn của họ. Người bán có thể kiếm lợi nhuận từ phí bảo hiểm mà họ tính cho người mua. Nhưng họ cũng có thể bị lỗ vì nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng theo giá thực hiện.
Qua bài viết này có thể thấy dù có nhiều tình huống khác nhau xảy ra nhưng option (quyền chọn) cực kỳ linh hoạt trong thị trường. Như vậy, option là gì? Chúng tôi đã đưa ra định nghĩa cùng các kiến thức cơ bản mà bạn nên biết trong bài viết này. Hy vọng những nội dung bên trên sẽ hữu ích giúp bạn dễ dàng hiểu rõ về option hơn.
Câu hỏi thường gặp
Option là một loại hợp đồng chứng khoán phái sinh phổ biến trên thị trường. Nó cho phép người nằm giữ có quyền bán hoặc mua khối lượng tài sản cơ sở vào một ngày được quy định (ngày hết hạn) với một mức giá được xác định trước. Tài sản cơ sở của option rất đa dạng, như các loại tiền điện tư, các chỉ số chứng khoán, v.v.
Call Option ngược lại, là một loại hợp đồng trong đó người nắm giữ quyền chọn có quyền mua một loại tài sản cơ sở nào đó với một giá được định trước trong một thời gian đã quy định.
Đây là một loại hợp đồng trong đó người nắm giữ quyền chọn có quyền bán một loại tài sản cơ sở nào đó với một giá được định trước trong một thời gian đã quy định.
bài viết liên quan
- DCA là gì? Cách đầu tư chiến lược trung bình giá cho người mới bắt đầu
- Giao dịch CFD: CFD là gì và hoạt động như thế nào?
- Chiến lược đầu tư: 6 loại chiến lược đầu tư để chọn loại đầu tư phù hợp với bạn
Nguồn: Nerdwallet