Quỹ vàng spdr là một trong những thuật ngữ quen thuộc trong thị trường giao dịch vàng. Quỹ vàng spdr là quỹ vàng dự trữ khối lượng vàng vật chất lớn nhất thế giới và ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường vàng toàn cầu. Hơn nữa, vàng là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả trước lạm phát và được xem như một khoản đầu tư an toàn trong những giai đoạn kinh tế suy thoái. Tuy nhiên, đầu tư vàng có nhiều hình thức khác nhau. Vậy cùng Tiền Invest khám phá về Quỹ vàng spdr là gì? Những lý do nhà đầu tư vàng cần chú ý, cũng như tất tần tật bạn cần biết về Quỹ vàng spdr.
MỤC LỤC
Bảng nội dung
- Quỹ ETF là gì?
- Quỹ vàng SPDR là gì?
- Các nhà tài trợ quản lý quỹ vàng SPDR
- Lịch sử ra đời quỹ vàng SPDR
- Đặc điểm chính của quỹ vàng SPDR
- Mục tiêu đầu tư quỹ vàng SPDR
- Cách thức hoạt động của quỹ vàng SPDR
- Quỹ vàng SPDR ảnh hưởng đến thị trường vàng như thế nào?
- Các quỹ đầu tư vàng uy tín nhất thế giới
- Theo dõi quỹ vàng spdr ở đâu?
- Ưu và nhược điểm khi đầu tư vào quỹ vàng SPDR
- Những điều cần lưu ý khi đầu tư vào quỹ vàng SPDR
- Câu hỏi thường gặp
Quỹ ETF là gì?
Đầu tiên trước khi tìm hiểu về SPDR, cần phải hiểu rằng ETF là gì?
ETF là viết tắt của (Exchange-Traded Fund) là một loại quỹ đầu tư được niêm yết và giao dịch trên các sàn giao dịch chứng khoán giống như cổ phiếu. ETF kết hợp các đặc điểm của quỹ đầu tư và cổ phiếu. Cho phép nhà đầu tư mua và bán chứng chỉ quỹ trong suốt phiên giao dịch hàng ngày với giá thay đổi liên tục.
Quỹ vàng SPDR là gì?
Quỹ vàng SPDR hay SPDR Gold Shares là viết tắt của Standard & Poor’s Depositary Receipts. Ngoài ra, đối với SPDR được biết đến trong ngành tài chính với cái tên “Spider”.
Quỹ vàng SPDR là quỹ giao dịch hoán đổi vàng (ETF) đầu tư vào vàng vật chất. SPDR được thành lập và quản lý bởi công ty State Street Global Advisors (SSGA), là một trong những công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới. Ngoài ra, quỹ vàng SPDR là quỹ vàng dự trữ khối lượng vàng vật chất lớn nhất thế giới và ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường vàng toàn cầu. Hiện nay, quỹ vàng SPDR nắm giữ tổng cộng 879,11 tấn vàng (dữ liệu năm 2024).
Các nhà tài trợ quản lý quỹ vàng SPDR
Dưới đây là các nhà tài trợ quản lý quỹ vàng SPDR mà nhà đầu tư cần biết:
- Nhà tài trợ của ETF là World Gold Trust Services.
- Đại lý tiếp thị là State Street Global Markets.
- Người quản lý quỹ BNY Mellon Asset Servicing.
- Ngân hàng lưu trữ vàng vật chất là HSBC Bank.
Quỹ vàng SPDR phát hành nhiều loại ETF phổ biến, từ các quỹ theo dõi các chỉ số chứng khoán chính đến các ETF thu nhập cố định. SPDR có thể được xem là công ty nổi bật nhất trong lĩnh vực ETF.
Lịch sử ra đời quỹ vàng SPDR
Quỹ vàng SPDR (State Street Global Advisors Gold Trust), thường được biết đến với tên gọi SPDR Gold Shares (mã chứng khoán: GLD). Đây là một trong những quỹ hoán đổi danh mục (ETF) vàng lớn và phổ biến nhất toàn cầu. Dưới đây là quá trình hình thành và phát triển của quỹ này:
Ý tưởng ban đầu và sự thành lập
- Năm 2003: Khái niệm về một quỹ ETF vàng được đưa ra. Mục tiêu của quỹ là cung cấp cho các nhà đầu tư một phương tiện đầu tư vào vàng đơn giản, tiết kiệm chi phí mà không cần mua và lưu trữ vàng vật chất.
- Tháng 11 năm 2004: SPDR Gold Shares lần đầu tiên được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) với mã chứng khoán GLD. Đây là quỹ ETF đầu tiên trên thế giới cho phép nhà đầu tư mua cổ phần có thể chuyển đổi thành vàng vật chất.
- Ngày 13 tháng 12 năm 2007: Quỹ vàng SPDR được bắt đầu giao dịch trên NYSE. Hơn nữa, quỹ vàng SPDR hiện là quỹ ETF vàng vật chất lớn nhất thế giới.
Hiện nay, quỹ vàng SPDR vẫn giữ vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực ETF vàng với khối lượng vàng nắm giữ khổng lồ và thanh khoản vượt trội.
Đặc điểm chính của quỹ vàng SPDR
Đối với quỹ vàng SPDR sở hữu các đặc điểm chính sau:
- Quỹ vàng SPDR được niêm yết trên sàn New York với mã GLD và Sàn NYSE Arca. Hiện nay, SPDR Gold cũng được giao dịch trên nhiều sàn chứng khoán toàn cầu như Singapore, Tokyo, Hong Kong và Mexico (BMV).
- SPDR là quỹ tín thác lớn thứ sáu tại Mỹ và quỹ tín thác vàng lớn nhất toàn cầu. Với lượng vàng khổng lồ và khả năng tác động mạnh mẽ đến thị trường mỗi khi có giao dịch mua bán. GLD là quỹ ETF đầu tiên theo dõi giá vàng và bắt đầu được niêm yết vào năm 2004 với tỷ lệ chi phí là 0,4%.
- Quỹ vàng SPDR được ra đời nhằm giảm thiểu các rào cản đối với nhà đầu tư muốn sử dụng vàng như một công cụ phân bổ tài sản và giao dịch, đặc biệt là những quỹ tương hỗ không thể nắm giữ trực tiếp hàng hóa vật chất như vàng hoặc các công cụ phái sinh.
- Quỹ vàng SPDR công bố thông tin về khối lượng vàng nắm giữ mỗi ngày. Điều này giúp nhà đầu tư nắm bắt chính xác giá trị của quỹ. Hơn nữa còn là cơ sở quan trọng danh mục đầu tư của nhiều nhà đầu tư.
Điểm nổi bật khiến quỹ này khác biệt so với các quỹ vàng khác là do SPDR sẽ chỉ sử dụng số tiền nhận được từ việc bán đơn vị đầu tư để mua vàng miếng. Không có giao dịch nào khác, bao gồm cả việc sử dụng các công cụ phái sinh. Do đó, lợi nhuận đến từ việc giao dịch vàng 100%.
Mục tiêu đầu tư quỹ vàng SPDR
Mục tiêu đầu tư của Quỹ Vàng SPDR (SPDR Gold Trust) là cung cấp cho các nhà đầu tư một phương tiện để tiếp cận với giá vàng mà không cần phải sở hữu vật chất vàng. Dưới đây là các mục tiêu chính của quỹ:
Nhà đầu tư có thể dùng GLD để đầu cơ giá vàng. Vì việc mua bán cổ phiếu của quỹ ETF này dễ dàng hơn so với vàng vật chất. GLD mang lại tính khả dụng cao hơn cho hầu hết các nhà đầu tư so với hợp đồng tương lai vàng, vốn có đòn bẩy lớn và có thể làm tăng cả lãi lẫn lỗ.
Một lý do khác để đầu tư vào GLD là đa dạng hóa danh mục đầu tư. Theo lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại, đa dạng hóa các tài sản trong danh mục có thể giúp nhà đầu tư giảm rủi ro. Quỹ có beta thấp khoảng -0,02 so với mức trung bình thị trường là 0,32.
Quỹ này ít biến động hơn so với thị trường chung và không phải lúc nào cũng theo sát chuyển động của thị trường, điều này phổ biến với vàng. Vì vậy, quỹ có thể là một lựa chọn tốt để đa dạng hóa danh mục đầu tư cùng với cổ phiếu và các loại tài sản khác.
Cách thức hoạt động của quỹ vàng SPDR
Quỹ vàng SPDR có cách thức hoạt động và giao dịch giống như cổ phiếu với khả năng thanh khoản liên tục. Tại đây cho phép các nhà đầu tư mua/bán trên thị trường giao dịch. SPDR hoạt động bằng cách theo dõi giá vàng, giữ vàng thỏi tại London trong một tài khoản được phân bổ. Sau đó, Ngân hàng HSBC sẽ giám sát vàng vật chất này.
Khi thực hiện giao dịch thì có thể bán khống, mua ký quỹ, cung cấp các khoản thanh toán cổ tức đều đặn và phát sinh hoa hồng môi giới thường xuyên khi được giao dịch.
Các tổ chức lớn và nhà giao dịch thường sử dụng spiders như một cách để đặt cược vào xu hướng của thị trường. Ngoài ra, chúng cũng được các nhà đầu tư cá nhân sử dụng nếu họ tin vào quản lý thụ động hoặc đầu tư theo chỉ số. Trong bối cảnh này, spiders cạnh tranh trực tiếp với các quỹ chỉ số S&P 500 và là một lựa chọn thay thế cho các quỹ tương hỗ truyền thống.
Quỹ vàng SPDR ảnh hưởng đến thị trường vàng như thế nào?
Quỹ vàng SPDR là một trong những quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới. Chúng có tác động đáng kể đến thị trường vàng. Dưới đây là một số ảnh hưởng của quỹ SPDR đến thị trường vàng:
Nhu cầu vàng vật chất
SPDR Gold Trust giữ vàng vật chất để đảm bảo giá trị cho các chứng chỉ ETF. Khi nhà đầu tư mua chứng chỉ GLD, quỹ sẽ mua một lượng vàng tương ứng và ngược lại khi nhà đầu tư bán chứng chỉ GLD. Do đó, khối lượng mua bán chứng chỉ GLD có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu và cung ứng vàng vật chất trên thị trường.
Giá vàng
Khi SPDR Gold Trust tăng cường mua vào vàng vật chất, điều này có thể tạo áp lực tăng giá vàng trên thị trường. Ngược lại, khi quỹ này giảm lượng vàng nắm giữ, giá vàng có thể bị đẩy xuống do cung vượt cầu.
Tính thanh khoản
SPDR Gold Trust cung cấp một công cụ đầu tư dễ dàng và thanh khoản cao cho các nhà đầu tư muốn đầu tư vào vàng. Điều này làm tăng tính thanh khoản tổng thể của thị trường vàng. Ngoài ra, giúp nhà đầu tư có thể dễ dàng mua bán vàng hơn.
Tâm lý thị trường
GLD thường được coi là chỉ báo tâm lý thị trường đối với vàng. Khi nhà đầu tư đổ xô mua GLD, điều này có thể phản ánh một xu hướng tăng giá vàng do nhu cầu đầu tư vào vàng tăng. Ngược lại, nếu GLD bị bán tháo có thể báo hiệu sự giảm sút niềm tin vào giá vàng.
Các quỹ đầu tư khác
GLD thường được sử dụng làm chuẩn mực so sánh cho các quỹ đầu tư vàng khác. Điều này tạo ra một mối liên hệ giữa GLD và các công cụ đầu tư vàng khác. Cũng như các chiến lược arbitrage giữa GLD và các hợp đồng tương lai hoặc quyền chọn vàng.
Đầu tư và bảo toàn giá trị
GLD cung cấp một cách đơn giản để các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức đầu tư vào vàng mà không cần phải nắm giữ vàng vật chất. Điều này làm tăng sức hấp dẫn của vàng như một công cụ bảo toàn giá trị. Đặc biệt trong bối cảnh lạm phát hoặc bất ổn kinh tế.
Nói chung, quỹ vàng SPDR có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường vàng. Ảnh hưởng thông qua việc tạo ra nhu cầu và cung ứng vàng vật chất, tác động đến giá cả, cải thiện tính thanh khoản, ảnh hưởng đến tâm lý thị trường và cung cấp các công cụ đầu tư cho nhà đầu tư.
Các quỹ đầu tư vàng uy tín nhất thế giới
Hiện nay, quỹ vàng SPDR đang là một trong những kênh đâu tư phố biến. Chúng tôi đã tổng hợp top 5 quỹ vàng SPDR uy tín và phổ biến nhất cho bạn.
- SPDR GOLD SHARES
- ISHARES GOLD TRUST
- VANECK VECTORS GOLD MINERS ETF
- VANECK VECTORS JUNIOR GOLD MINERS ETF
- SPDR GOLD MINISHARES TRUST
Theo dõi quỹ vàng spdr ở đâu?
Để theo dõi Quỹ SPDR Gold Trust (GLD), bạn có thể sử dụng một số nguồn thông tin trực tuyến đáng tin cậy sau đây:
Trang web chính thức của SPDR
- SPDR Gold Shares (GLD) là trang web chính thức của quỹ. Trang web này cung cấp thông tin chi tiết về giá trị tài sản ròng (NAV), lượng vàng nắm giữ, biểu đồ hiệu suất và các tài liệu liên quan khác.
Các trang web tài chính
- Bloomberg. Bloomberg GLD cung cấp thông tin cập nhật về giá cổ phiếu, khối lượng giao dịch, biểu đồ và tin tức liên quan.
- Yahoo Finance. Yahoo Finance GLD cung cấp dữ liệu tài chính, biểu đồ và tin tức mới nhất về quỹ.
- MarketWatch. MarketWatch GLD cung cấp thông tin về giá cổ phiếu, biểu đồ và tin tức tài chính.
Các ứng dụng và nền tảng giao dịch
- TradingView. Cung cấp các công cụ phân tích kỹ thuật và biểu đồ chi tiết về GLD.
- Bloomberg Terminal. Đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp, Bloomberg Terminal cung cấp thông tin chi tiết và phân tích về GLD.
- Các ứng dụng môi giới. Nhiều ứng dụng môi giới cũng cung cấp dữ liệu và biểu đồ về GLD.
Ưu và nhược điểm khi đầu tư vào quỹ vàng SPDR
Đầu tư vào Quỹ SPDR Gold Trust (GLD) có nhiều ưu và nhược điểm mà nhà đầu tư nên cân nhắc trước khi quyết định đầu tư. Dưới đây là một số điểm chính:
Ưu điểm quỹ vàng SPDR
- GLD được giao dịch trên các sàn chứng khoán. Điều này giúp nhà đầu tư dễ dàng mua bán thông qua tài khoản môi giới như cổ phiếu thông thường.
- Đầu tư vào GLD giúp tránh được các vấn đề liên quan đến việc lưu trữ và bảo quản vàng vật chất.
- GLD có khối lượng giao dịch lớn. Điều này giúp nhà đầu tư dễ dàng mua bán và chuyển đổi thành tiền mặt mà không gặp khó khăn về thanh khoản.
- GLD giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư. Ngoài ra, giúp giảm thiểu rủi ro khi thị trường chứng khoán biến động mạnh.
- Vàng thường được coi là công cụ bảo toàn giá trị trong bối cảnh lạm phát hoặc bất ổn kinh tế.
Nhược điểm quỹ vàng SPDR
- GLD có mức phí quản lý hàng năm. Có thể làm giảm lợi nhuận của nhà đầu tư so với việc nắm giữ vàng vật chất.
- Mặc dù hiếm, nhưng có thể có các rủi ro hệ thống liên quan đến việc vận hành và quản lý quỹ ETF.
- Quỹ vàng SPDR có khả năng gặp rủi ro pháp lý nếu có sự thay đổi về luật pháp hoặc tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu vàng trong kho dự trữ.
Đầu tư vào Quỹ vàng (GLD) mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư. Bao gồm: lợi ích về tính thanh khoản, sự tiện lợi và khả năng bảo toàn giá trị. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần cân nhắc các nhược điểm như phí quản lý, rủi ro biến động giá và không có lợi tức trước khi quyết định đầu tư.
Những điều cần lưu ý khi đầu tư vào quỹ vàng SPDR
- Nên sử dụng các công cụ tài chính và trang web uy tín để theo dõi giá trị và hiệu suất của GLD.
- Nên xác định mục tiêu tài chính và thời gian đầu tư của bạn.
- Bạn nên xem xét mức độ rủi ro bạn có thể chấp nhận. Ngoài ra, phải điều chỉnh danh mục đầu tư của bạn cho phù hợp.
Khi đầu tư quỹ vàng SPDR, chỉ sử dụng tiền từ việc bán đơn vị đầu tư để mua vàng miếng, không sử dụng các công cụ phái sinh, nên lợi nhuận hoàn toàn từ giao dịch vàng. Với sự phát triển và niềm tin từ các nhà đầu tư, SPDR Gold Shares đã trở thành công cụ đầu tư vàng hàng đầu trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, đầu tư luôn có rủi ro, vì vậy nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ và đánh giá khả năng chịu lỗ trước khi đầu tư để tránh quyết định sai lầm.
Câu hỏi thường gặp
Quỹ vàng SPDR là quỹ giao dịch hoán đổi vàng (ETF) đầu tư vào vàng vật chất. SPDR được thành lập và quản lý bởi công ty State Street Global Advisors (SSGA). Đây là một trong những công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới.
Quỹ vàng SPDR hay SPDR Gold Shares là viết tắt của Standard & Poor’s Depositary Receipts. Ngoài ra, đối với SPDR được biết đến trong ngành tài chính với cái tên “Spider”.
Dưới đây là danh sách quỹ vàng uy tín và phổ biến nhất hiện nay:
+ SPDR GOLD SHARES
+ ISHARES GOLD TRUST
+ VANECK VECTORS GOLD MINERS ETF
+ VANECK VECTORS JUNIOR GOLD MINERS ETF
+ SPDR GOLD MINISHARES TRUST
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Quỹ ETF là gì? Cách đầu đầu tư ETF hiểu quả và ưu nhược điểm của ETF
- Các quỹ đầu tư an toàn nhất tại Việt Nam 2024
- Gold ETFs: Định nghĩa, cấu trúc vận hành, ưu và nhược điểm quỹ ETF vàng như thế nào?
Nguồn: Spdrgoldshares