RSI là gì? Hiện nay, việc phân tích kỹ thuật, song song với phân tích cơ bản, giúp các nhà đầu tư xác định giá trị của cổ phiếu và các tài sản khác nhau. Trong phân tích kỹ thuật, có nhiều chỉ báo được sử dụng, và một trong những chỉ báo phổ biến nhất là chỉ báo RSI. Vậy cùng tìm thêm điểm quan trọng mà bạn không nên bỏ qua trong bài RSI là gì? Lợi ích và hạn chế chỉ báo RSI.
MỤC LỤC
Tìm hiểu về chỉ báo RSI là gì?
Ý nghĩa chỉ báo RSI
RSI là gì? Chỉ báo RSI là viết tắt của cụm từ Relative Strength Index hay trong tiếng Việt gọi là Chỉ số sức mạnh tương đối. RSI là một chỉ báo động lượng (momentum) được sử dụng trong phân tích kỹ thuật hay đo lường các mức độ thay đổi giá cổ phiếu và các tái sản khác nhau. Nói cách khác là RSI được sử dụng để đánh giá tình trạng mua quá mức (quá mua) hoặc bán quá mức (quá bán).
Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) là gì?
Chỉ số này không chỉ dự đoán động lượng giá mà còn đo lường tốc độ thay đổi của giá tài sản khác nhau. Vào năm 1978, J. Welles Wilder đã phát triển chỉ số sức mạnh tương đối (RSI). Đây là một công cụ phân tích dùng để đo tốc độ và tỷ lệ thay đổi giá trên thị trường.
RSI thường được tính toán trong 14 ngày, và có giá trị từ 0 đến 100. Chỉ báo này cung cấp tín hiệu mua và bán tức thời. Ngoài ra, giúp bạn xác định liệu tài sản đang bị mua quá mức hay bán quá mức.
- Đường RSI dưới 30, nó báo hiệu cơ hội mua, cho thấy tài sản đang bị định giá thấp.
- Đường RSI ở trên 70, nó báo hiệu cơ hội bán. Nó cho thấy tài sản đang bị định giá quá cao.
- Đường RSI ở 50, cho thấy sự cân bằng giữa các vị thế tăng và giảm giá, hoặc một trạng thái trung lập.
Cách đọc chỉ báo RSI là gì?
Các giá trị RSI thường nằm trong các phạm vi cụ thể khi xu hướng xuất hiện.
- Trong xu hướng tăng, RSI thường duy trì trên 30 và đôi khi chạm tới 70.
- Ngược lại, trong xu hướng giảm, RSI hiếm khi vượt quá 70 và thường giảm xuống dưới 30.
Tuy nhiên, những mẫu hình này giúp đánh giá sức mạnh của xu hướng và khả năng đảo chiều.
Ví dụ: Nếu RSI không chạm mức 70 sau một vài lần tăng giá và sau đó giảm xuống dưới 30, xu hướng tăng có thể suy yếu và đảo chiều giảm. Ngược lại, trong xu hướng giảm, nếu RSI không giảm xuống dưới 30 mà tăng lên trên 70, xu hướng giảm có thể suy yếu và đảo chiều tăng. Các đường xu hướng và đường trung bình động là những công cụ kỹ thuật hữu ích để kết hợp với RSI nhằm phân tích chính xác hơn.
Cách tính chỉ báo RSI
Trong đó:
RSI = 100 – [100 / {1 + (Trung bình của thay đổi giá tăng / Trung bình của thay đổi giá giảm)}]
Ví dụ cách tính RSI:
Trong 14 ngày vừa qua, giả sử thị trường đã đóng cửa cao hơn trong bảy ngày với mức tăng trung bình là 1%. Trong bảy ngày còn lại, thị trường đóng cửa thấp hơn với mức lỗ trung bình là -0,8%.
Phép tính RSI sẽ như sau:
RSI = 100 – [100 / {1 + ((1% / 14) / (0,8% / 14))}] = 55,55
Cách hoạt động chỉ báo RSI
Chỉ báo RSI hỗ trợ bạn xác định xem một chứng khoán hoặc một số loại tài sản có bị định giá quá cao hoặc quá thấp. Bởi cách phân tích những lợi nhuận và thua lỗ của thời gian cần đây. Nó được tính bằng cách so sánh các biến động giá mới nhất để xác định xu hướng tăng hoặc giảm của thị trường.
Chỉ báo RSI có mục tiêu chính: Đo lường tốc độ, mức độ thay đổi giá, xác định các tình trạng mua quá mức và bán quá mức.
Trong những biến động mạnh của thị trường, RSI thường duy trì ở các tình trạng mua quá mức hoặc bán quá mức trong thời gian dài. Nó cũng tạo ra các mẫu biểu đồ như mô hình hai đỉnh, hai đáy và các đường xu hướng có thể không thấy rõ trên biểu đồ giá. Hãy tìm các dấu hiệu hỗ trợ hoặc kháng cự trên RSI.
Trong thị trường tăng giá, đường RSI thường nằm trong khoảng 40 đến 90, với vùng 40-50 làm hỗ trợ. Ngược lại, trong thị trường giảm giá, RSI thường nằm trong khoảng 10 đến 60, với vùng 50-60 làm kháng cự. Tuy nhiên, những khoảng này có thể thay đổi tùy thuộc vào tham số RSI và sức mạnh của xu hướng cơ bản của chứng khoán hoặc thị trường.
Lợi ích và hạn chế khi sử dụng chỉ báo RSI là gì?
Dưới đây là một số lợi ích và hạn chế của việc sử dụng RSI:
Lợi ích
- RSI là công cụ giúp nhà giao dịch nắm bắt động lực thị trường bằng cách đo lường sự dao động giá.
- Nhà giao dịch sử dụng RSI để nhận diện các thị trường mua quá mức và bán quá mức. Từ đó xác định thời điểm thích hợp để thực hiện giao dịch.
- RSI hỗ trợ nhà giao dịch xác định liệu một cổ phiếu đang ở trạng thái mua quá mức hay bán quá mức.
- Khi cổ phiếu bị mua quá mức. Nó thường trải qua đợt tăng mạnh và có khả năng sẽ điều chỉnh giảm.
- Tương tự, khi cổ phiếu bị bán quá mức. Nó thường trải qua đợt giảm mạnh và có khả năng sẽ phục hồi.
Hạn chế
Mặc dù RSI hữu ích, nhưng nó cũng có một số hạn chế sau:
- RSI chỉ phản ánh các thay đổi giá trong quá khứ chứ không dự đoán tương lai. Nó có thể khiến bạn bỏ lỡ những cơ hội giao dịch tiềm năng.
- Chỉ báo RSI trở nên kém hiệu quả khi thị trường có xu hướng mạnh.
- Xu hướng thị trường có thể làm biến đổi chỉ số RSI. Điều này khiến thị trường nằm trong các vùng mua quá mức hoặc bán quá mức trong thời gian dài, dễ gây hiểu lầm cho các nhà giao dịch.
RSI được thiết kế bởi J. Welles Wilder để giúp các nhà giao dịch nhận diện các phản ứng hoặc đảo chiều tiềm năng từ các mức mua quá mức và bán quá mức. Mặc dù đây là một công cụ phổ biến và được sử dụng rộng rãi, bạn nên nhận thức rõ về những hạn chế của nó.
Câu hỏi thường gặp
Chỉ báo RSI hay chỉ số sức mạnh tương đối là một chỉ báo động lượng được sử dụng trong phân tích kỹ thuật hay đo lường các mức độ thay đổi giá.
RSI là viết tắt của cụm từ Relative Strength Index. Trong tiếng Việt gọi là Chỉ số sức mạnh tương đối.
Cách tính chỉ báo RSI là RSI = 100 – [100 / {1+RS}]
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- MACD là gì? Hướng dẫn sử dụng chỉ báo MACD
- YOY là gì? Ý nghĩa và cách tính Year Over Year
- Midcap là gì? Những điều cần biết về cổ phiếu midcap
Nguồn: Groww
Đọc thêm: Giáo dục