Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay SME chiếm một phần đáng kể trong tăng trưởng việc làm và hoạt động kinh tế. Trong thời gian gần đây, doanh nghiệp SME tại Việt Nam có sự phát triển vượt bậc. Các công ty này tồn tại ở nhiều lĩnh vực như công nghệ, dịch vụ và xuất khẩu. Tuy nhiên trên thực tế không phải ai cũng biết doanh nghiệp SME là gì? Doanh nghiệp SME có những đặc điểm như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
Doanh nghiệp SME là gì?
SME là viết tắt của cụm từ Small and Medium Enterprise, tiếng Việt là Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp SME là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về mặt vốn, lao động hay doanh thu.
Các doanh nghiệp duy trì một mức doanh thu hàng năm, khối tài sản ròng và số lượng nhân viên dưới một ngưỡng nhất định, tùy theo quy định của từng vùng hoặc quốc gia.
Loại hình doanh nghiệp SME chiếm khoảng 95% tổng số doanh nghiệp trên toàn cầu. Trong những năm gần đây, đây là mô hình kinh doanh có sự phát triển rộng rãi cả trong và ngoài nước.
Đặc điểm doanh nghiệp SME
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có những đặc điểm riêng biệt khác với doanh nghiệp lớn.
- Quy mô: SME thường có quy mô nhỏ hơn và ít người lao động hơn so với doanh nghiệp lớn.
- Sự phát triển: SME thường phát triển dựa trên cộng đồng địa phương hoặc thị trường cụ thể.
- Độ linh hoạt: SME thường có độ linh hoạt cao trong việc thay đổi chiến lược kinh doanh, sản phẩm hay dịch vụ.
Hiện nay doanh nghiệp SME tạo đến 50% các công việc cho người lao động và đã trở thành mô hình doanh nghiệp có sự phát triển một cách chóng. Dưới đây là những doanh nghiệp SME phát triển nhanh nhất bao gồm:
- Các văn phòng luật
- Các trung tâm thể hình và giải trí
- Các phòng khám nha khoa
- Các phòng khám tư
- Khách sạn và nhà nghỉ
- Nhà hàng
- Trường mầm non
- Các cửa hàng rượu, bia
- Các cửa hàng kinh doanh đồ uống (không cồn và có cồn)
- Dịch vụ kỹ thuật
- Thẩm mỹ viện
- Dịch vụ thú y
Vai trò của SME trong nền kinh tế là gì?
Doanh nghiệp SME thực sự đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế cả trong và ngoài nước. Dưới đây là một số vai trò chính:
Tạo việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp
Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường là nguồn tạo việc làm lớn, đặc biệt là trong các ngành không cần kỹ năng chuyên ngành cụ thể hay đầu tư vốn lớn. Với quy mô nhỏ và sử dụng ít vốn hơn, giúp SME dễ tiếp cận hơn với các nguồn lực và cơ hội kinh doanh. Hơn nữa giúp tạo ra nhiều việc làm cho người lao động có trình độ và kinh nghiệm thấp hơn. Điều này giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp trong cộng đồng.
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Doang nghiệp SME cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. SME thường linh hoạt và có khả năng thích nghi nhanh chóng với thay đổi trong môi trường kinh doanh. Điều này giúp kích thích sự sáng tạo và đổi mới để tạo ra các ý tưởng mới, sản phẩm và dịch vụ tiên tiến. SME giúp thúc đẩy sự đổi mới và góp phần tăng cường sự cạnh tranh, từ đó làm tăng GDP và tạo ra sự phát triển kinh tế bền vững.
Sản xuất hàng hóa và dịch vụ đa dạng
SME có khả năng sản xuất các sản phẩm và dịch vụ đa dạng, từ hàng tiêu dùng hàng ngày đến các giải pháp công nghệ và dịch vụ chuyên ngành. Bởi SME thường tập trung vào các thị trường mới hoặc phân khúc thị trường chưa được khai thác. Bằng cách nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, SME có khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng đối với các thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng.
Phát triển kinh tế khu vực
SME đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của các địa phương. Đây không chỉ là một trung tâm cho việc tạo việc làm, mà còn có mối liên kết chặt chẽ với các nhà cung ứng. Điều này tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực, giúp tăng cường mối quan hệ kinh tế trong khu vực và tạo ra sự tương tác giữa các doanh nghiệp.
Đóng góp cho GDP quốc gia
Các doanh nghiệp SME chiếm phần lớn trong tổng số doanh nghiệp hoạt động tại mỗi quốc gia và có khả năng tăng trưởng nhanh. Do sự tăng trưởng này góp phần vào sự phát triển kinh tế tổng thể của quốc gia, điều này được phản ánh qua GDP (Gross Domestic Product) của một quốc gia. Theo Bộ Tài Chính cho rằng SME có thể đóng góp lên đến 40 đến 60% GDP trong các nền kinh tế phát triển và đang phát triển.
Tầm quan trọng của doanh nghiệp SME là gì?
Linh hoạt và đổi mới
- Khả năng thích ứng cao: SME có khả năng thích ứng với nhu cầu thị trường và đổi mới kỹ thuật nhanh chóng.
- Tính sáng tạo: Các SME thường tập trung vào việc đổi mới sản phẩm và dịch vụ, thúc đẩy sự phát triển trong nhiều lĩnh vực.
Tạo ra nền kinh tế cạnh tranh hơn
- Sự đa dạng của thị trường: SME góp phần tăng cường sự cạnh tranh, giúp sản xuất các sản phẩm và dịch vụ đa dạng.
- Thúc đẩy sự cạnh tranh: SME kích thích cạnh tranh về mẫu mã sản phẩm, giá cả và hiệu quả. Nếu không có SME, các doanh nghiệp lớn sẽ độc quyền ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động.
Hỗ trợ các doanh nghiệp lớn
- Nhà cung cấp và đối tác: SMEs thường là những nhà cung cấp quan trọng cho các doanh nghiệp lớn, hỗ trợ chúng trong việc phát triển và mở rộng.
Thành lập một doanh nghiệp SME như thế nào?
Thành lập một doanh nghiệp SME không phải là một quá trình dễ dàng và đơn giản. Sự thật là bạn phải đòi hỏi sự cẩn thận, chuẩn bị và quyết tâm. Dưới đây là một số điểm quan trọng khi bạn thành lập một doanh nghiệp SME:
1. Xác định tầm nhìn
Trước hết, bạn cần phải có một tầm nhìn rõ ràng giúp bạn có thể đưa ra những mục tiêu cụ thể. Điều này giúp bạn dễ dàng hơn trong việc định hình và thực hiện kế hoạch kinh doanh.
2. Xác định rõ sản phẩm hoặc dịch vụ
Khi muốn bắt đầu kinh doanh đây là một trong những bước quan trọng. Hãy xác định rõ bạn muốn kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ gì?. Để xác định sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, bạn cần phải nghiên cứu thị trường và đánh giá tính khả thi của sản phẩm hoặc dịch vụ trong thị trường hiện tại và tương lai.
3. Xác định nhà đầu tư, nhà tài trợ
Điều này nhằm xác định và tìm các nguồn vốn có sẵn từ các nhà đầu tư, các ngân hàng hoặc qua crowdfunding. Lưu ý bạn phải xây dựng một kế hoạch tài chính chi tiết để thuyết phục nhà đầu tư.
4. Tìm hiểu về đối thủ trên thị trường
Để có cái nhìn tổng quan về thị trường, việc tìm hiểu và phân tích điểm mạnh, điểm yếu của họ là một trong những bước quan trọng nhất. Điều này giúp bạn nắm bắt được cơ hội và đưa ra những phương án phát triển doanh nghiệp phù hợp để tạo được chỗ đứng trên thị trường.
5. Tìm kiếm khách hàng
Khách hàng là một yếu tố quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Bạn cần xác định đối tượng khách hàng mục tiêu để đưa ra các chiến lược, kế hoạch kinh doanh, marketing. Các kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn thu hút được sự chú ý của khách hàng khiến họ quan tâm đến doanh nghiệp.
6. Xây dựng các mối quan hệ
Tìm kiếm kết nối và xây dựng các mối quan hệ giúp doanh nghiệp bạn mở rộng mạng lưới kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi để có được các nguồn tài nguyên tốt hơn. Ngoài ra mối quan hệ với khách hàng một quan hệ tốt có thể là yếu tố quyết định để họ quay lại và làm việc với bạn trong tương lai.
Nhìn chung các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò quan trọng trong nhiều nền kinh tế trên thế giới. Trong tương lai, các doanh nghiệp SME sẽ tiếp tục đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế và xã hội. Với sự đổi mới, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả và tính địa phương của họ đều góp phần giúp họ thành công. Tuy nhiên doanh nghiệp luôn cập nhật và tận dụng các công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Hy vọng rằng những chia sẻ trên đã giải đáp cho các bạn hiểu được rằng doanh nghiệp SME là gì cũng như vai trò của mô hình doanh nghiệp này đến nền kinh tế.
Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp SME là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Các doanh nghiệp duy trì một mức doanh thu hàng năm, khối tài sản ròng và số lượng nhân viên dưới một ngưỡng nhất định, tùy theo quy định của từng vùng hoặc quốc gia.
SME là viết tắt của cụm từ Small and Medium Enterprise, tiếng Việt là Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Doang nghiệp SME cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. SME thường linh hoạt và có khả năng thích nghi nhanh chóng với thay đổi trong môi trường kinh doanh.
Thành lập một doanh nghiệp SME không phải là một quá trình dễ dàng và đơn giản. Dưới đây là một số điểm quan trọng khi bạn thành lập một doanh nghiệp SME:
+ Xác định tầm nhìn
+ Xác định rõ sản phẩm hoặc dịch vụ
+ Xác định nhà đầu tư, nhà tài trợ
+ Tìm hiểu về đối thủ trên thị trường
+ Tìm kiếm khách hàng
+ Xây dựng các mối quan hệ
Bài viết liên quan
- Những cơ hội & ý tưởng kinh doanh nhỏ tốt nhất trong năm 2023
- 10 công ty startup khởi nghiệp có giá trị lớn nhất thế giới 2023
- Top 10 các công ty startup ở Việt Nam
Nguồn: Investopedia