Kinh tế thị trường được gọi là một trong những thành quả quan trọng trong sự phát triển lâu dài của nền văn minh nhân loại, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tăng năng suất lao động. Vậy, kinh tế thị trường là gì, đặc điểm của nền kinh tế thị trường là gì và ưu và nhược điểm của kinh tế thị trường là gì? Cụ thể như nào, hãy cùng Tiền Invest tìm hiểu.
MỤC LỤC
Kinh tế thị trường là gi?
Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà trong đó có người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Ngoài ra, cung bao gồm đến tài nguyên thiên nhiên, vốn và lao động. Cầu bao gồm đến việc mua hàng hóa của người tiêu dùng, kinh doanh và chính phủ.
Có thể nói cách khác là kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động và phát triển trong một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định.
Đặc điểm của nền kinh tế thị trường
Đặc điểm cơ bản được thể hiện qua những thông tin sau:
1. Chủ sở hữu – Các tài sản trong xã hội luôn lưu thông biến động liên tục. Và mỗi tài sản trong xã hội đều có chủ sở hữu, chủ yếu là thuộc sở hữu tư nhân.
2. Sự cạnh tranh – Trong nền kinh tế luôn tồn tại sự cạnh tranh công bằng giữa các cá nhân, tổ chức trong xã hội.
3. Tự do lựa chọn – Việc kinh doanh hàng hóa lưu thông trên thị trường đều dựa trên nhu cầu của con người, hoạt động dưới khuôn khổ pháp luật.
4. Thị trường – Nền kinh tế tự vận động điều tiết theo quy luật vận động của thị trường một các tự nhiên.
5. Sự tham gia nhà nước – Nền kinh tế thường có sự quản lý, can thiệp từ nhà nước. Được thể hiện qua việc ban hành các văn bản pháp luật, hỗ trợ phát triển kinh tế, khắc phục những hạn chế xảy ra.
6. Sự đảo thảo thành phần kinh tế – Trong kinh tế thị trường chắc chắn sẽ có sự đào thảo của những thành phần kinh tế yếu kém. Và thiếu sự cạnh tranh, cạnh tranh không công bằng trong xã hội.
Cách thức hoạt động của nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, các lực cung và cầu là yếu tố chính quyết định giá cả và số lượng phù hợp cho hầu hết các hàng hóa và dịch vụ.
Doanh nhân đóng vai trò tập hợp các yếu tố sản xuất như đất đai, lao động và vốn, rồi phối hợp cùng người lao động và các nhà đầu tư tài chính để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng hoặc các doanh nghiệp khác mua.
Người mua và người bán sẽ tự nguyện thỏa thuận giao dịch thông qua việc đồng ý một mức giá chung.
Việc phân bổ nguồn lực bởi các doanh nhân cho các doanh nghiệp và quy trình sản xuất khác nhau được xác định dựa trên nhu cầu tiêu dùng mà họ hy vọng tạo ra. Những doanh nhân thành công sẽ được thưởng bằng lợi nhuận để có thể tái đầu tư vào các hoạt động kinh doanh tương lai. Những doanh nhân không thành công sẽ phải điều chỉnh sản phẩm hoặc ngừng kinh doanh.
Ví dụ về nền kinh tế thị trường
Dưới đây là một số ví dụ về nền kinh tế thị trường:
Hoa Kỳ: Nền kinh tế Mỹ chủ yếu là kinh tế thị trường. Đây là nơi mà các công ty tư nhân và cá nhân tự do quyết định về việc sản xuất và bán hàng hóa, dịch vụ. Chính phủ có vai trò trong việc điều tiết nhưng không can thiệp sâu vào thị trường.
Nhật Bản: Nhật Bản có kinh tế thị trường phát triển. Đây là nơi mà các công ty và cá nhân được khuyến khích đầu tư và kinh doanh. Nhà nước chủ yếu can thiệp để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và môi trường. Nhưng thị trường vẫn quyết định phần lớn giá cả và phân phối.
Việt Nam: Tại Việt Nam, kinh tế thị trường đang phát triển theo hướng “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Mô hình này kết hợp các nguyên tắc thị trường tự do với sự điều tiết và kiểm soát của nhà nước nhằm bảo đảm phát triển bền vững và công bằng xã hội. Ngàoi ra, Việt Nam đã được nhiều quốc gia, bao gồm các nền kinh tế lớn công nhận là kinh tế thị trường. Điều này có nghĩa là Việt Nam đáp ứng các tiêu chí của một kinh tế thị trường như sự tự do hóa thương mại, sự cạnh tranh, quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh.
Ưu và nhược điểm kinh tế thị trường
Ưu và nhược điểm của nền kinh tế thị trường là gì? Cụ thể như sau:
Ưu điểm kinh tế thị trường là gì?
- Cung và cầu được vận chuyển do người tiêu dùng và các kinh doanh.
- Sự cạnh tranh thúc đẩy hiệu quả.
- Đổi mới được nhận là lợi nhuận.
- Các doanh nghiệp mà hoàn thành đều tự đầu tư.
- Được một lực lượng sản xuất lớn – đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
- Kinh tế thị trường cung cấp nhiều việc làm hơn.
- Tạo động lực để con người thỏa sức sáng tạo.
Nhược điểm kinh tế thị trường là gì?
- Sự cạnh tranh bỏ qua người thiệt thòi.
- Dễ dẫn đến mất cân bằng cung cầu dẫn đến khủng hoảng kinh tế.
- Kinh tế thị trường có thể dẫn tới bất bình đẳng trong xã hội.
- Giá cả hàng hóa thường tăng trong nền kinh tế thị trường.
- Gây ra ô nhiễm môi trường.
- Kinh tế thị trường có xu hướng mà sản xuất hàng hóa và dịch vụ thấp kém.
Có thể nói rằng, kinh tế thị trường là nền kinh tế mà ở đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động và phát triển trong một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định. Ngoài ra, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế độc lập, tự chủ đi đối với chủ động hội nhập quốc tế. Kết hợp nội lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về bản chất của kinh tế thị trường này.
Câu hỏi thường gặp
Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà trong đó có người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Ngoài ra, cung bao gồm đến tài nguyên thiên nhiên, vốn và lao động. Cầu bao gồm đến việc mua hàng hóa của người tiêu dùng, kinh doanh và chính phủ.
Tại Việt Nam, kinh tế thị trường đang phát triển theo hướng “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Mô hình này kết hợp các nguyên tắc thị trường tự do với sự điều tiết và kiểm soát của nhà nước nhằm bảo đảm phát triển bền vững và công bằng xã hội.
Ưu điểm của kinh tế thị trường là tạo động lực để con người thỏa sức sáng tạo, cung cấp nhiều việc làm hơn, có lực lượng sản xuất lớn để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng,…
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Chiến tranh tiền tệ là gì? Tác động đến kinh tế toàn cầu?
- Thất nghiệp là gì? Các loại thất nghiệp trong kinh tế
- Suy thoái kinh tế là gì? Tại sao mọi người nên biết
Nguồn: TienInvest