Thị trường Forex là thị trường nhiều người trên thế giới đầu tư, nên dùng tiếng Anh là ngôn ngữ chính để giao tiếp với mọi người trên toàn thế giới. Nếu bạn là người đang tìm hiểu trong thị trường Forex muốn giao dịch forex chắc hẳn bạn sẽ thấy rất nhiều thuật ngữ. Để giúp cho nhà đầu tư dễ dàng giao dịch, sau đây là tập hợp thuật ngữ thường gặp khi giao dịch Forex.
MỤC LỤC
Bảng nội dung
- Thuật ngữ Forex mà trader nên biết khi giao dịch Forex
- 1. Spread (chênh lệch)
- 2. Ask/Bid (giá chào bán/giá chào mua)
- 3. Pip Value (giá trị pip)
- 4. Leverage (đòn bẩy)
- 5. Lot Size
- 6. Stop Loss (cắt lỗ lời)
- 7. Take Profit (chốt lời)
- 8. Margin (Ký quỹ)
- 9. Balance
- 10. Equity
- 11. Indicator (chỉ báo kỹ thuật)
- 12. Cặp tiền tệ
- 13. Cặp tiền tệ chính
- 14. Cặp tiền tệ chéo
- 15. Cặp tiền tệ ngoại lai
- 16. Swap
- 17. Phí hoa hồng
- 18. Nền tảng giao dịch
- 19. Broker (nhà môi giới)
- 20. Trader
- Câu hỏi thường gặp
Thuật ngữ Forex mà trader nên biết khi giao dịch Forex
Khi tham gia vào thị trường Forex thì các nhà đầu tư bắt buộc phải biết những thuật ngữ cơ bản sau:
1. Spread (chênh lệch)
Sự khác biệt giữa giá mua và giá bán (Bid/Ask) cùng một cặp ngoại tệ là Spread. Nhà môi giới sẽ nhận được giá khác giá trên thị trường từ mình. Vậy, spread của cặp tiền mỗi nhà môi giới sẽ khác nhau. Một số nhà môi giới có thể cho mình chọn Spread cố định (Fixed Spread) hoặc Spread thả nổi (Variable Spread).
Tìm hiểu thêm: Spread trong Forex là gì?
2. Ask/Bid (giá chào bán/giá chào mua)
Giá Ask hay còn gọi là giá chào bán, đây là mức giá thị trường sẽ bán cho bạn. Khi bạn đặt lệnh mua (Buy), thì lệnh của bạn sẽ được khớp ở mức giá này.
Giá Bid hay còn gọi là giá chào mua, đây là mức giá mà sàn giao dịch chấp nhận mua một cặp tiền tệ nào đó từ bạn, hay chính là giá bạn sẽ bán cho sàn khi mở lệnh Sell.
3. Pip Value (giá trị pip)
Giá trị pip, viết tắt của giá trị điểm theo tỷ lệ phần trăm. Đây là một đơn vị được tiêu chuẩn hóa và là một đơn vị nhỏ nhất mà báo giá tiền tệ có thể thay đổi. Nó thường là 0,0001 đô la cho các cặp tiền tệ có mối liên hệ với đồng đô la Mỹ, thường được gọi là 1/100 của 1% hoặc một điểm cơ bản. Khối lượng tiêu chuẩn này giúp bảo vệ các nhà đầu tư khỏi những tổn thất lớn
4. Leverage (đòn bẩy)
Đây là một thuật ngữ rất quen trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. Trong đầu tư tài chính, đòn bẩy cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng. Đòn bẩy là tỷ lệ của tiền nhà môi giới cho nhà đầu tư vay để giao dịch. Ví dụ tỷ lệ như 1:1000 có nghĩa là nếu bạn có tiền 1 USD, nhà môi giới sẽ cho vay giao dịch 1000 USD. Đòn bẩy sẽ ít hay nhiều phụ thuộc với loại tài khoản mà bạn chọn mở và các dịch vụ của mỗi nhà môi giới.
5. Lot Size
Một số người sẽ gọi là Lot hoặc Size cũng được. Đây là đơn vị đo lường số lượng tiền tệ cụ thể trong một giao dịch. Lot là kích thước của một hợp đồng tài chính. Nói cách khác, số tiền nhà môi giới sẽ đầu tư thấp hơn hoặc cao hơn phụ thuộc vào số lot được giao dịch. Lot được chia thành 3 loại: standard lot (lô tiêu chuẩn) có kích thước 100.000 đơn vị, mini lot có kích thước 10.000 đơn vị và micro lot 1.000 đơn vị.
6. Stop Loss (cắt lỗ lời)
Lệnh cắt lỗ giúp nhà đầu tư giới hạn mức lỗ tối đa mà họ có thể chấp nhận. Khi giá đạt đến mức cắt lỗ, lệnh sẽ được đóng lại. Với vị thế mua, nhà môi giới chỉ có thể thực thi lệnh stop loss tại giá Bid và đặt stop loss tại mức giá thấp hơn giá Bid hiện tại. Với vị thế bán, nhà môi giới chỉ có thể thực thi lệnh stop loss tại mức giá Ask và đặt stop loss tại mức giá cao hơn mức giá Ask hiện tại.
Tìm hiểu thêm: Take Profit & Stop Loss: Những ưu và nhược điểm của lệnh TP và SL
7. Take Profit (chốt lời)
Chốt lời cắt giúp nhà đầu tư nhận lợi nhuận là mục tiêu giao dịch. Khi giá đạt đến mức chốt lời, lệnh sẽ được đóng lại. Với vị thế mua, nhà môi giới chỉ có thể thực thi lệnh take profit tại giá Ask và đặt take pro fit tại mức giá thấp hơn giá Ask hiện tại. Với vị thế bán, nhà môi giới chỉ có thể thực thi lệnh take profit tại mức giá Bid và đặt take profit tại mức giá cao hơn mức giá Bid hiện tại
8. Margin (Ký quỹ)
Margin là số tiền ký quỹ để thực hiện giao dịch theo đòn bẩy bạn đã chọn. Ví dụ bạn dùng đòn bẩy 1:100, khi bạn ký quỹ (Margin) 100$, bạn sẽ được giao dịch với khối lượng 100,000$. Margin có thể được coi là một khoản ký gửi (tài sản thế chấp) cần thiết để bạn mở lệnh giao dịch.
9. Balance
Balance là tài khoản trước khi giao dịch hay số tiền ban đầu mà bạn nạp vào để giao dịch. Balance sẽ thay đổi trong các trường hợp sau:
- Tăng: khi bạn nạp thêm tiền vào tài khoản hoặc đóng một lệnh giao dịch có lợi nhuận
- Giảm: khi bạn rút tiền ra khỏi tài khoản hoặc đóng một lệnh giao dịch thua lỗ
10. Equity
Equity là giá trị của tài khoản ở thời điểm hiện tại khi đã cộng hoặc trừ các khoản lãi, lỗ của các giao dịch mở (lệnh trạng thái).Do giá luôn biến động nên Equity cũng luôn biến động. Khi đóng các lệnh trạng thái thì Balance và Equity sẽ bằng nhau.
11. Indicator (chỉ báo kỹ thuật)
Được dùng để chỉ tập hợp các đại lượng được tạo thành từ các phép tính dựa trên giá và khối lượng giao dịch trong lịch sử. Ngoài ra, cung cấp cho nhà đầu tư về hành vi giá trên thị trường, cho biết xu hướng trong tương lai. Đồng thời cũng cho biết đang trong giai đoạn quá mua hay quá bán.
Tìm hiểu thêm: Indicators là gì?
12. Cặp tiền tệ
Thuật ngữ đầu tiên mà bạn cần phải nắm được đó chính là “cặp tiền tệ”. Sở dĩ gọi là “cặp” vì trong Forex chỉ tiến hành giao dịch theo các cặp tiền tệ thay vì sử dụng các đồng tiền như thông thường. Nhìn chung, cặp tiền tệ là một công cụ tài chính được sử dụng để giao dịch trên sàn Forex. Hiện có ba cặp tiền tệ thường gặp: cặp tiền tệ chính, cặp tiền tệ chéo và cặp tiền tệ ngoại lai.
13. Cặp tiền tệ chính
Những cặp tiền tệ chính thường có tính thanh khoản cao và được giao dịch nhiều. Thông thường những cặp tiền có chứa đồng USD thường được giao dịch rộng rãi trên thế giới.
Ví dụ: USD/JPY (Đôla Mỹ/Yên Nhật), USD/CHF (Đôla Mỹ/Franc Thụy Sĩ), EUR/USD (Euro/Đôla Mỹ), GBP/USD ( Bảng Anh/Đôla Mỹ),…
14. Cặp tiền tệ chéo
Bên cạnh cặp tiền tệ chính, những cặp tiền tệ chéo (crosses) cũng được nhiều quan tâm. Bởi những công cụ tài chính này, nếu biết nắm bắt đúng thời điểm sẽ giúp trader thu được nguồn lợi nhuận rất lớn.
Hầu hết các cặp tiền tệ chéo đều dựa trên 3 đồng tiền EUR, JPY, GBP và không chứa đồng USD. Ví dụ một số cặp tiền chéo sau:
15. Cặp tiền tệ ngoại lai
Cặp tiền tệ ngoại lai thường ít được sử dụng hơn. Nguyên nhân là do tính thanh khoản không cao và thường biến động. Cặp tiền tệ ngoại lai bao gồm 1 đồng tiền tệ chính và 1 đồng tiền của nền kinh tế nào đó mới nổi lên. Ví dụ như đồng tiền của Ấn Độ, Brazil hay Mexico,…
16. Swap
Swap, hay còn gọi là phí qua đêm, là khoản lãi suất mà nhà giao dịch phải trả cho sàn giao dịch ngoại hối (forex) khi giữ lệnh qua đêm.
Nói một cách đơn giản, khi bạn mua một cặp tiền tệ, bạn đang vay đồng tiền cơ sở (base currency) và bán đồng tiền trích dẫn (quote currency). Ngược lại, khi bạn bán một cặp tiền tệ, bạn đang cho vay đồng tiền cơ sở và vay đồng tiền trích dẫn.
Vì lãi suất của các quốc gia có thể khác nhau, nên khi bạn giữ lệnh qua đêm, bạn có thể nhận lãi hoặc phải trả lãi tùy thuộc vào lãi suất của hai đồng tiền trong cặp tiền tệ bạn đang giao dịch.
17. Phí hoa hồng
Phí hoa hồng (Commission) trong forex là khoản phí mà nhà giao dịch (trader) phải trả cho sàn giao dịch forex để thực hiện lệnh giao dịch. Phí này thường được tính theo đơn vị lô (lot), tương đương với 100.000 đơn vị tiền tệ cơ sở. Tuy nhiên, phí hoa hồng có thể khác nhau tùy thuộc vào sàn giao dịch mà bạn chọn.
18. Nền tảng giao dịch
Nền tảng giao dịch Forex là phần mềm do sàn giao dịch Forex cung cấp cho phép các nhà giao dịch thực hiện các giao dịch mua bán tiền tệ. Nó đóng vai trò như một cầu nối giữa nhà giao dịch và thị trường ngoại hối, cung cấp các công cụ và tính năng cần thiết để phân tích thị trường, đặt lệnh và theo dõi các vị trí giao dịch.
19. Broker (nhà môi giới)
Nhà môi giới Forex, hay còn gọi là nhà môi giới ngoại hối, là một công ty cung cấp cho các nhà giao dịch quyền truy cập vào thị trường ngoại hối (Forex). Một số nhà môi giới Forex uy tín tại Việt Nam như: XM, IUX.com, FBS,… Họ đóng vai trò trung gian, kết nối người mua và người bán các cặp tiền tệ, giúp thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ một cách thuận lợi và hiệu quả.
20. Trader
Trader Forex, hay còn gọi là nhà giao dịch ngoại hối, là những cá nhân hoặc tổ chức tham gia mua bán các cặp tiền tệ trên thị trường ngoại hối (Forex) với mục đích kiếm lời từ sự biến động giá cả. Họ dự đoán xu hướng giá của các cặp tiền tệ, sau đó thực hiện giao dịch mua vào (long) hoặc bán ra (short) để thu lợi nhuận khi giá biến động theo hướng dự đoán của họ.
Các thuật ngữ trong thị trường Forex đã học trong bài viết bên trên là những thuật ngữ cơ bản cần thiết với những người giao dịch trong thị trường forex. Hy vọng TiềnInvest sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trước khi tiến hành giao dịch thực tế.
Câu hỏi thường gặp
Spread là chênh lệch giữa giá mua (Buy hay còn gọi là Ask) và giá bán (Sell hay còn gọi là Bid) của một sản phẩm. Spread là một trong những chi phí luôn có khi giao dịch. Spread càng ít (càng nhỏ), chi phí giao dịch càng thấp.
Giá Ask hay còn gọi là giá chào bán là mức giá thị trường sẽ bán cho bạn. Khi bạn đặt lệnh mua (Buy), thì lệnh của bạn sẽ được khớp ở mức giá này.
Giá Bid hay còn gọi là giá chào mua, đây là mức giá mà sàn giao dịch chấp nhận mua một cặp tiền tệ nào đó từ bạn, hay chính là giá bạn sẽ bán cho sàn khi mở lệnh Sell.
Giá trị pip, viết tắt của giá trị điểm theo tỷ lệ phần trăm là một đơn vị được tiêu chuẩn hóa và là một đơn vị nhỏ nhất mà báo giá tiền tệ có thể thay đổi. Nó thường là 0,0001 đô la cho các cặp tiền tệ có mối liên hệ với đồng đô la Mỹ, thường được gọi là 1/100 của 1% hoặc một điểm cơ bản. Khối lượng tiêu chuẩn này giúp bảo vệ các nhà đầu tư khỏi những tổn thất lớn
Ví dụ: USD/JPY (Đôla Mỹ/Yên Nhật), USD/CHF (Đôla Mỹ/Franc Thụy Sĩ), EUR/USD (Euro/Đôla Mỹ), GBP/USD ( Bảng Anh/Đôla Mỹ),…
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Kiến thức Forex cho người mới bắt đầu, hướng dẫn chơi forex
- Lot là gì? Cách tính lot size trong forex
- Tài khoản Forex là gì? Mở loại tài khoản forex nào phù hợp với bạn
Nguồn: TienInvest