Đồng tiền có giá trị thấp nhất thế giới không chỉ phản ánh sức mạnh kinh tế của một quốc gia. Đó còn là chủ đề được nhiều nhà giao dịch forex đặc biệt quan tâm. Việc hiểu rõ lý do tại sao một đồng tiền bị mất giá sẽ giúp nhà giao dịch đưa ra quyết định giao dịch chính xác hơn. Bài viết này, cùng khám phá top 10 đồng tiền có giá trị thấp nhất thế giới hiện nay.
MỤC LỤC
Điều gì khiến đồng tiền có giá trị thấp nhất thế giới?
Giá trị của một đồng tiền so với các ngoại tệ khác phản ánh sức mạnh kinh tế. Nó cũng thể hiện sự ổn định của quốc gia đó. Dưới đây là một số yếu tố chính dẫn đến sự suy yếu của đồng tiền:
- Lạm phát cao: Khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng mạnh, sức mua của đồng nội tệ giảm, khiến giá trị đồng tiền giảm theo thời gian.
- Bất ổn kinh tế và chính trị: Các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển thường xuyên xảy ra khủng hoảng. Những nước thiếu ổn định chính trị thường có đồng tiền yếu.
- Nợ công cao: Gánh nặng nợ công lớn khiến nhà đầu tư mất niềm tin vào khả năng trả nợ của chính phủ. Điều này làm giảm giá trị đồng nội tệ.
- Chính sách tiền tệ lỏng lẻo: Việc in tiền quá mức hoặc giữ lãi suất thấp trong thời gian dài có thể dẫn đến mất giá đồng tiền.
- Thâm hụt cán cân thương mại: Khi nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu, quốc gia đó cần dùng ngoại tệ nhiều hơn để chi trả, gây áp lực lên đồng nội tệ.
Trong thị trường forex, những đồng tiền yếu thường ít được giao dịch rộng rãi. Tuy nhiên, chúng lại phản ánh rõ nét sức khỏe kinh tế và tài chính của quốc gia đó.
Top 10 đồng tiền có giá trị thấp nhất thế giới
Dưới đây là danh sách 10 đồng tiền có giá trị thấp nhất thế giới (tính theo tỷ giá hối đoái so với đô la Mỹ – USD).
Tên tiền tệ | Quốc gia | Mã tiền tệ |
---|---|---|
Lebanese Pound | Lebanon | LBP |
Iranian Rial | Iran | IRR |
Vietnamese Dong | Việt Nam | VND |
Sierra Leonean Leone | Sierra Leone | SLL |
Laotian Kip | Lào | LAK |
Indonesian Rupiah | Indonesia | IDR |
Uzbekistani Som | Uzbekistan | UZS |
Guinean Franc | Guinea | GNF |
Paraguayan Guarani | Paraguay | PYG |
Malagasy Ariary | Madagascar | MGA |
Lưu ý: Cập nhật đến ngày 6/2/2025. Tỷ giá có thể biến động, vì vậy hãy truy cập Xe.com để xem tỷ giá mới nhất.
1. Lebanese Pound (LBP)
Đồng bảng Liban (LBP) là một trong những đồng tiền mất giá mạnh nhất thế giới. Sự mất giá này đến từ nhiều nguyên nhân kinh tế và chính trị nghiêm trọng. Khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ mô hình quản lý tài chính thiếu bền vững. Trong đó Ngân hàng Trung ương từng áp dụng chiến lược huy động vốn như “mô hình Ponzi”. Bên cạnh đó, Liban đối mặt với siêu lạm phát, thâm hụt thương mại lớn, hệ thống ngân hàng sụp đổ và bất ổn chính trị kéo dài. Tất cả những yếu tố này khiến niềm tin vào đồng nội tệ giảm sút nghiêm trọng. Điều này dẫn đến sự sụp đổ của đồng LBP trên thị trường ngoại hối.
2. Iranian Rial (IRR)
Đồng rial Iran (IRR) là một trong những đồng tiền yếu trong thế giới. Chủ yếu do các lệnh trừng phạt kinh tế nghiêm ngặt từ Hoa Kỳ và phương Tây, đặc biệt là trong lĩnh vực dầu mỏ. Những biện pháp này đã hạn chế khả năng giao thương và tiếp cận nguồn ngoại tệ của Iran. Bên cạnh đó, tình trạng lạm phát kéo dài, bất ổn chính trị và chính sách quản lý kinh tế thiếu minh bạch. Điều này đã làm suy yếu nghiêm trọng giá trị của đồng rial trên thị trường ngoại hối quốc tế.
3. Vietnamese Dong (VND)
Đồng Việt Nam (VND) là một trong những đồng tiền có giá trị danh nghĩa thấp trên thế giới. Nguyên nhân chính là do chính sách tiền tệ ổn định tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu – một trụ cột lớn của nền kinh tế. Bên cạnh đó, lạm phát trung bình tại Việt Nam thường cao hơn so với các nước phát triển. Điều này làm giảm sức mua của đồng nội tệ theo thời gian. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam tuy đã được cải thiện nhưng vẫn thấp hơn một số quốc gia trong khu vực.
4. Sierra Leonean Leone (SLL)
Đồng Leone của Sierra Leone (SLL) là một trong những đồng tiền yếu, do ảnh hưởng kéo dài từ nội chiến (1991–2002), đại dịch Ebola (2014–2016), cùng với tham nhũng và quản lý kinh tế yếu kém. Quốc gia này còn phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu kim cương. Nhưng việc quản lý tài nguyên không hiệu quả và hoạt động buôn bán “kim cương máu” đã hạn chế lợi ích kinh tế mang lại.
5. Laotian Kip (LAK)
Đồng kip Lào (LAK) đã mất giá nghiêm trọng trong những năm gần đây do nhiều yếu tố kinh tế tiêu cực. Nền kinh tế Lào phụ thuộc lớn vào nhập khẩu, trong khi sản xuất nội địa còn yếu. Điều này khiến cán cân thương mại thâm hụt và gia tăng áp lực lên đồng nội tệ. Bên cạnh đó, lạm phát cao và sự sụt giảm trong nguồn thu từ du lịch và đầu tư nước ngoài sau đại dịch COVID-19 đã làm giảm nghiêm trọng giá trị của đồng kip.
6. Indonesian Rupiah (IDR)
Đồng Rupiah của Indonesia (IDR) mất giá chủ yếu do các lo ngại về chính sách tài khóa và quản lý kinh tế. Chính phủ Indonesia đã triển khai các chương trình chi tiêu xã hội quy mô lớn. Điều này khiến thâm hụt ngân sách gia tăng. Bên cạnh đó, sự can thiệp chính trị vào các quỹ đầu tư quốc gia và tăng trưởng kinh tế chậm lại đã làm giảm niềm tin của nhà đầu tư. Ngoài ra, sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán và dòng vốn ngoại rút ra cũng gây thêm áp lực lên giá trị đồng Rupiah. Điều này khiến đồng tiền này suy yếu rõ rệt trên thị trường quốc tế.
7. Uzbekistani Som (UZS)
Đồng Som của Uzbekistan (UZS) có giá trị thấp chủ yếu do các chính sách kinh tế khép kín kéo dài trong nhiều năm, hạn chế thương mại và đầu tư quốc tế. Nền kinh tế nước này phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu hàng hóa cơ bản như khí đốt, vàng và bông. Những mặt hàng này dễ bị tác động bởi biến động thị trường toàn cầu. Bên cạnh đó, lạm phát cao và dự trữ ngoại hối còn hạn chế đã làm giảm sức mua của đồng nội tệ.
8. Guinean Franc (GNF)
Đồng franc Guinea (GNF) là đồng tiền yếu do nhiều nguyên nhân kinh tế và chính trị. Trong nhiều năm, quốc gia này phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao kéo dài. Điều này đã làm suy giảm mạnh sức mua của người dân. Bên cạnh đó, tình trạng bất ổn chính trị với các cuộc đảo chính và biểu tình lớn đã làm xói mòn niềm tin vào hệ thống tài chính. Ngoài ra, các vấn đề trong chuỗi cung ứng lương thực và biến động giá hàng hóa toàn cầu cũng góp phần vào tình trạng mất giá của đồng GNF. Các vấn đề này dẫn đồng GNF liên tục mất giá trong thời gian qua.
9. Paraguayan Guarani (PYG)
Đồng Guarani của Paraguay (PYG) có giá trị thấp do nền kinh tế nước này phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp. Đặc biệt là xuất khẩu đậu tương – một lĩnh vực dễ bị ảnh hưởng bởi biến động giá nông sản toàn cầu. Ngoài ra, phần lớn nền kinh tế Paraguay hoạt động trong khu vực phi chính thức. Điều này gây khó khăn cho việc thu thuế và quản lý tài chính công.
10. Malagasy Ariary (MGA)
Đồng Ariary của Madagascar (MGA) có giá trị thấp do nhiều yếu tố kinh tế và chính trị tiêu cực. Quốc gia này thường xuyên đối mặt với tình trạng lạm phát kéo dài. Trong khi nền kinh tế kém phát triển, cơ sở hạ tầng yếu và phụ thuộc lớn vào xuất khẩu hàng hóa thô. Sự biến động giá cả quốc tế dễ dàng tác động đến thu nhập quốc dân. Bên cạnh đó, lịch sử bất ổn chính trị và quản lý kinh tế chưa hiệu quả cũng làm suy giảm niềm tin vào đồng Ariary.
Trên thị trường forex, các đồng tiền có giá trị thấp phản ánh những thách thức kinh tế nghiêm trọng. Dù giá trị thấp không đồng nghĩa với tiềm năng đầu tư kém. Nhưng các đồng tiền này thường ít được giao dịch do rủi ro cao và tính thanh khoản thấp. Việc hiểu rõ nguyên nhân khiến đồng tiền yếu giúp nhà giao dịch có cái nhìn toàn diện hơn về bức tranh kinh tế toàn cầu.
Câu hỏi thường gặp
Hiện tại, theo nguồn uy tín XE, đồng bảng Liban (Lebanese Pound – LBP) đang giữ vị trí đồng tiền yếu nhất thế giới so với USD.
Đồng VND có giá trị danh nghĩa thấp. Vì Việt Nam duy trì tỷ giá ổn định để hỗ trợ xuất khẩu. Đây là chiến lược tiền tệ phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam, không đồng nghĩa với việc đồng tiền yếu kém.
Đồng tiền yếu thường biến động mạnh, ít thanh khoản và không phổ biến để giao dịch. Tuy nhiên có thể được theo dõi để đánh giá kinh tế vĩ mô quốc gia.
bài viết liên quan
- Thuật ngữ Forex mà trader nên biết khi giao dịch Forex
- Cặp tiền tệ chính trong thị trường Forex
- Ưu và nhược điểm về đầu tư ngoại hối (Forex)
Nguồn: XE