Tien InvestTien Invest
    Facebook Twitter Instagram
    Tien InvestTien Invest
    • Trang chủ
    • Giáo dục
      • Tiền điện tử
      • Chứng khoán
      • Ngoại hối
      • Hàng hoá
      • Nền kinh tế
      • Đầu tư
      • Công nghệ
      • Kế hoạch nghề nghiệp
    • Tài chính
      • Thẻ tín dụng
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Kế hoạch nghỉ hưu
      • Thuế
      • Nhà môi giới
      • Quy định
      • Quỹ
    • Bài đánh giá
      • Nhà môi giới phổ biến
      • Gửi tiết kiệm phổ biến
      • Bảo hiểm phổ biến
      • Thẻ tín dụng phổ biến
      • Chứng khoán phổ biến
      • Khoản cho vay phổ biến
    • Về TiềnInvest
    Tien InvestTien Invest
    Home » Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

    Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

    8 Tháng mười một 2022Updated:22 Tháng 8 2024 Tài chính 9 Mins Read16 Views
    Ủy ban Chứng Khoán Nhà nước

    Một bộ phần quan trọng của tài chính là chứng khoán. Bộ tài chính là cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động tài chính trên toàn quốc. Do đó, bao gồm tất cả các lĩnh vực của tài chính nói chung. Bộ Tài chính đã thực hiện chuyên môn hóa hoạt động của mình cho các đơn vị trực thuộc. Ủy ban Chứng khoán nhà nước chính là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên về chứng khoán. Vậy, Ủy ban Chứng Khoán Nhà nước là gì? Có nhiệm vụ và quyền hạn? Cơ cấu tổ chức? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    Mục lục

    • Ủy ban Chứng Khoán Nhà nước là gì?
    • Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban Chứng Khoán Nhà nước
    • Cơ cấu tổ chức Ủy ban Chứng Khoán Nhà nước
    • Lãnh đạo Ủy ban Chứng Khoán Nhà nước
    • Câu hỏi thường gặp

    Ủy ban Chứng Khoán Nhà nước là gì?

    Ủy ban Chứng Khoán Nhà nước

    Ủy ban Chứng Khoán Nhà nước trong tiếng Anh là State Security Commission of Vietnam (viết tắt là SSC).

    Ủy ban Chứng Khoán Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính Việt Nam. Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật.

    Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.

    Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban Chứng Khoán Nhà nước

    Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

    1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:

    • Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
    • Chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

    2. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định:

    • Dự thảo thông tư và các văn bản khác về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
    • Kế hoạch phát triển thị trường chứng khoán hàng năm.

    3. Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

    4. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

    5. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

    6. Cấp, gia hạn, đình chỉ, thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề và giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; chấp thuận những thay đổi liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán.

    7. Quản lý, giám sát hoạt động của các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán và các tổ chức phụ trợ; tạm đình chỉ hoạt động giao dịch, hoạt động lưu ký của các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán trong trường hợp có dấu hiệu ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; chấp thuận các quy định, quy chế của các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán; chấp thuận việc đưa vào giao dịch các loại chứng khoán mới, thay đổi và áp dụng phương thức giao dịch mới, đưa vào vận hành hệ thống giao dịch mới.

    8. Thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại. Còn tố cáo trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán.

    9. Thực hiện công tác thống kê, dự báo về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; tổ chức quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

    10. Tổ chức nghiên cứu khoa học; tổ chức, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức, viên chức quản lý chứng khoán và nhân viên hành nghề chứng khoán. Phổ cập kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho công chúng.

    11. Thực hiện hợp tác quốc tế, xây dựng và triển khai chính sách hội nhập trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.

    12. Hướng dẫn, kiểm tra các hiệp hội chứng khoán trong thực hiện mục đích, tôn chỉ và Điều lệ hoạt động; xử lý hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật của các hiệp hội chứng khoán. Theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.

    13.Thực hiện chế độ báo cáo về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

    14. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật; thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.

    15. Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.

    16. Quản lý kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác, tài sản được giao; thực hiện chế độ tự chủ về biên chế và kinh phí hoạt động theo quy định của cấp có thẩm quyền.

    17. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.

    Cơ cấu tổ chức Ủy ban Chứng Khoán Nhà nước

    Ủy ban Chứng Khoán Nhà nước
    1. Vụ Pháp chế.
    2. Vụ Phát triển thị trường chứng khoán.
    3. Vụ Quản lý chào bán chứng khoán.
    4. Vụ Giám sát công ty đại chúng.
    5. Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán.
    6. Vụ Quản lý các công ty quản lý quỹ và Quỹ đầu tư chứng khoán.
    7. Vụ Giám sát thị trường chứng khoán.
    8. Vụ Hợp tác quốc tế.
    9. Vụ Tổ chức cán bộ.
    10. Vụ Tài vụ – Quản trị.
    11. Văn phòng (có đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh).
    12. Thanh tra.
    13. Cục Công nghệ thông tin.
    14. Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán.
    15. Tạp chí Chứng khoán.

    Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 13. Điều này là tổ chức hành chính giúp Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Các tổ chức quy định tại khoản 14 và khoản 15 là đơn vị sự nghiệp.

    Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

    Lãnh đạo Ủy ban Chứng Khoán Nhà nước

    Ủy ban Chứng Khoán Nhà nước
    • UBCKNN có Chủ tịch và các Phó Chủ tịch. 
    • Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBCKNN do Bộ trưởng Bộ tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật. 
    • Chủ tịch là người đứng đầu UBCKNN, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của UBCKNN. Các Phó Chủ tịch UBCKNN chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBCKNN và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách. 

    Tóm lại, Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính Việt Nam. Bên cạnh đó, có thẩm quyền tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán. Góp phần xây dựng thị trường chứng khoán minh bạch, bảo vệ tối đa quyền lợi nhà đầu tư.

    Câu hỏi thường gặp

    Ủy ban Chứng Khoán Nhà nước là gì?

    Ủy ban Chứng Khoán Nhà nước trong tiếng Anh là State Security Commission of Vietnam (viết tắt là SSC).

    Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có nhiệm vụ gì?

    Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có nhiệm vụ quản lý, giám sát và điều hành hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhiệm vụ của UBCKNN bao gồm đảm bảo an toàn và minh bạch cho các hoạt động giao dịch chứng khoán, giám sát hoạt động của các công ty chứng khoán và các quỹ đầu tư, quản lý hoạt động của các tổ chức và cá nhân có liên quan đến chứng khoán.

    Nguồn: SSC

    Quy định

    Bài viết liên quan

    Tìm hiểu về thuế TNCN từ đầu tư vốn

    Thẻ Credit và Debit: Phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

    Quỹ Vàng SPDR là gì? Tìm hiểu quỹ SPDR lớn nhất thế giới

    Thẻ tín dụng hoàn tiền Cashback là gì? Làm thế nào để mở?

    Thẻ NAPAS là gì? Hướng dẫn mở thẻ NAPAS 

    Cách tính lương hưu bảo hiểm mới nhất 2024

    BÀI VIẾT MỚI NHẤT

    Các loại lệnh trong forex: Hướng dẫn cho người mới bắt đầu

    15 Tháng 5 2025

    Cách phân tích thị trường forex hiệu quả cho người mới

    14 Tháng 5 2025

    Các nền tảng giao dịch forex hàng đầu hiện nay

    7 Tháng 5 2025

    MH Markets: Đánh giá sàn chi tiết nhất

    25 Tháng 3 2025
    PHỔ BIẾN
    Top người giàu nhất Việt Nam hiện nay
    30 Tháng 3 202343.050 Views
    Top người giàu nhất thế giới hiện nay
    28 Tháng 4 202314.293 Views
    Top 10 nước giàu nhất thế giới tính theo gdp
    6 Tháng 12 202317.691 Views
    Sự hạn chế và sự chịu trách nhiệm: Tiền Invest không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hay hư hại nào. Từ sự phụ thuộc đến vào các thông tin có trên Trang Web này. Bao gồm tin tức thị trường, phân tích, tín hiệu giao dịch và bài đánh giá nhà môi giới Forex. Thông tin có trong trang web này, có thể không hiện tại. Với việc phân tích là ý kiến của chúng tôi, không có sự đảm bảo dưới bất kỳ hình thức nào.
    Giao dịch tiền tệ trên thị trường Forex liên quan đến mức độ rủi ro cao. Vậy, trước khi quyết định giao dịch Forex hoặc sử dụng các công cụ tài chính khác nên được xem xét cẩn thận về mục tiêu đầu tư, mức độ kinh nghiệm và sự rủi ro. Chúng tôi tập trung vào việc cung cấp thông tin quan trọng về tất cả nhà môi giới chúng tôi xem xét để có được thông tin chính xác nhất.

    Chính sách bảo mật

    Giáo dục
    • Tiền điện tử
    • Chứng khoán
    • Ngoại hối
    • Hàng hoá
    • Nền kinh tế
    • Đầu tư
    • Công nghệ
    • Kế hoạch nghề nghiệp
    Tài chính
    • Thẻ tín dụng
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
    • Kế hoạch nghỉ hưu
    • Thuế
    • Nhà môi giới
    • Quy định
    • Quỹ
    Bài đánh giá
    • Nhà môi giới phổ biến
    • Gửi tiết kiệm phổ biến
    • Bảo hiểm phổ biến
    • Thẻ tín dụng phổ biến
    • Khoản cho vay phổ biến
    • Chứng khoán phổ biến
    Facebook LinkedIn
    © 2025 Copyright Tieninvest. All Rights Reserved.

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.