Thị trường giao dịch hàng hóa liên thông với nền kinh tế toàn cầu. Các nhà đầu tư đang tìm hiểu cách thức giao dịch hàng hóa để tận dụng các cơ hội lợi nhuận. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về thế giới giao dịch hàng hóa, chúng ta sẽ giúp bạn nắm vững một số thuật ngữ cơ bản. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các thuật ngữ quan trọng trong giao dịch hàng hóa cơ bản.
Mục lục
Tại sao nên đầu tư vào hàng hóa?
Đầu tư vào hàng hóa đã trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây. Dưới đây là một số lý do tại sao bạn nên xem xét:
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Hàng hóa thường có mức độ tương quan thấp hoặc âm với các tài sản khác như cổ phiếu hoặc trái phiếu. Điều này giúp giảm rủi ro và tăng cường hiệu suất tổng thể cho danh mục đầu tư.
- Bảo vệ danh mục đầu tư khỏi lạm phát: Hàng hóa thường được coi là lựa chọn tốt để bảo vệ khỏi lạm phát. Khi giá tiêu dùng tăng, giá của nhiều hàng hóa cũng thường tăng theo.
- Sử dụng như một công cụ phòng ngừa: Trong những thời kỳ bất ổn kinh tế hoặc chính trị, giá của một số hàng hóa. Như vàng thường tăng lên do nó được coi là “nơi trú ẩn an toàn”.
- Nhu cầu tiêu thụ liên tục: Dù giá cả có biến động ra sao, hàng hóa như thực phẩm, năng lượng và nhiều nguyên liệu cơ bản khác vẫn luôn được tiêu thụ hàng ngày trên toàn cầu.
Thuật ngữ trong giao dịch hàng hóa
Nếu bạn đang suy nghĩ về việc đầu tư vào các hàng hóa, bạn nên hiểu biết về các thuật ngữ thường gặp khi giao dịch. Dưới đây là một số thuật ngữ chính liên quan đến giao dịch các hàng hóa.
1. Tài nguyên năng lượng
Tài nguyên năng lượng được hiểu là những nguồn năng lượng tự nhiên có khả năng tái tạo hoặc không tái tạo, được sử dụng để sản xuất điện năng, nhiên liệu và các sản phẩm khác. Phân loại tài nguyên năng lượng:
- Tài nguyên năng lượng không tái tạo: Bao gồm dầu mỏ, than đá, khí đốt tự nhiên. Chúng có hạn và sẽ cạn kiệt sau một thời gian sử dụng.
- Tài nguyên năng lượng tái tạo: Gồm năng lượng mặt trời, gió, thủy điện, sinh khối. Chúng vô tận và có thể tái tạo liên tục.
2. OPEC
OPEC, viết tắt của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ, là một liên minh gồm 13 quốc gia xuất khẩu dầu lớn trên thế giới. Tổ chức này được thành lập vào năm 1960. Với mục tiêu chính là phối hợp và đồng nhất chính sách dầu mỏ giữa các nước thành viên. Nhờ sở hữu một lượng dự trữ dầu mỏ khổng lồ, OPEC có khả năng ảnh hưởng đến giá dầu trên thị trường quốc tế thông qua việc điều chỉnh sản lượng dầu.
3. Kim loại quý
Kim loại quý là những kim loại có giá trị cao, hiếm gặp trong tự nhiên và thường được sử dụng như là một phương tiện tích trữ giá trị. Những kim loại này không chỉ có giá trị kinh tế mà còn có những ứng dụng quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các loại kim loại quý có giá trị kinh tế cao như:
- Vàng: Là một trong những phương tiện tích trữ giá trị truyền thống. Vàng thường được giao dịch rộng rãi trên thị trường hàng hóa.
- Bạc: Bên cạnh việc là một loại kim loại trang sức, bạc cũng là một hàng hóa được giao dịch nhiều trên thị trường.
- Platinum (Pt) và Palladium (Pd): Được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp và sản xuất. Ngoài ra chúng cũng có sự hiện diện mạnh mẽ trên thị trường hàng hóa.
4. Kim loại công nghiệp
Kim loại công nghiệp, khác với kim loại quý, chủ yếu được khai thác và sử dụng cho mục đích công nghiệp. Chúng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và thị trường hàng hóa. Nó ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp khác. Ví dụ về các loại kim loại công nghiệp bao gồm:
- Thép: Thép được sử dụng rộng rãi từ xây dựng đến sản xuất ô tô.
- Nhôm: Nhẹ và dẻo, nhôm thường được sử dụng trong ngành hàng không, ô tô và đóng gói.
- Đồng: Với khả năng dẫn điện xuất sắc, đồng là một phần không thể thiếu của mạng lưới điện và sản phẩm điện tử.
5. Hàng hóa mềm
Hàng hóa mềm là thuật ngữ được sử dụng để mô tả các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm mà không phải là kim loại hoặc năng lượng. Những mặt hàng này thường là sản phẩm có nguồn gốc từ cây trồng và có thời hạn sử dụng ngắn hơn so với hàng hóa cứng như kim loại. Các loại hàng hóa mềm phổ biến nhất bao gồm cà phê, đường, bông, gia súc và cả thịt lợn. Sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm là một nguồn thu chính của nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển. Năng suất nông nghiệp còn là một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
6. Hàng hóa cứng
Hàng hóa cứng thường chỉ những sản phẩm vật lý, thường được chiết xuất hoặc khai thác từ trái đất như kim loại, dầu mỏ và đá quý. Chúng có đặc điểm là có thể lưu trữ trong thời gian dài mà không bị mất giá trị. Giá của hàng hóa cứng thường biến động dựa trên nhu cầu, cung ứng và các yếu tố kinh tế vĩ mô khác.
7. Rollover của hàng hóa
Hầu hết các CFD hàng hóa đều dựa trên các hợp đồng tương lai. Điều này có nghĩa là chúng phải tuân theo Rollover (Chuyển vị trí). Rollover chính là quá trình chuyển giá CFD từ hợp đồng cũ sang hợp đồng tương lai mới. Trong trường hợp giá hợp đồng cũ khác nhau với giá hợp đồng tương lai mới, các Broker phải thực hiện điều chỉnh Rollover (Rollover Correction). Trong đó được thực hiện bằng cách thêm hoặc trừ khoản tín dụng/phí Swap một lần duy nhất trên tài khoản giao dịch tại ngày chuyển nhượng.
8. Tính thời vụ
Tính thời vụ là một đặc điểm của chuỗi thời gian trong đó dữ liệu trải qua các thay đổi thường xuyên và có thể dự đoán được diễn ra hàng năm theo lịch. Bất kỳ biến động hoặc mô hình có thể dự đoán nào tái diễn hoặc lặp lại trong khoảng thời gian một năm được cho là theo mùa. Tính thời vụ có thể do các yếu tố khác nhau gây ra, chẳng hạn như thời tiết, kỳ nghỉ và ngày lễ
9. Dầu thô
Dầu thô là sản phẩm có nhu cầu sử dụng cao trên thế giới. Hơn nữa nó được giao dịch nhiều nhất trên thị trường hàng hoá. Trong đó có hai loại dầu được giao dịch phổ biến nhất hiện nay là dầu WTI và dầu Brent. Tuy nhiên thị trường cũng có nhiều loại dầu hơn, tùy đặc tính hoặc nơi khai thác của nó.
Các thuật ngữ trên chỉ là một phần nhỏ trong thế giới rộng lớn của giao dịch hàng hóa. Để trở thành một nhà giao dịch hàng hóa giỏi, không chỉ cần có kiến thức chuyên sâu về thị trường hàng hóa. Trong đó các bạn còn hiểu rõ các thuật ngữ và sử dụng chúng một cách chính xác, bạn có thể tăng cơ hội thành công của mình. Điều này giúp bạn phản ứng nhanh chóng và đúng đắn trước mỗi diễn biến của thị trường.
Câu hỏi thường gặp
Hàng hóa thường có mức độ tương quan thấp hoặc âm với các tài sản khác như cổ phiếu hoặc trái phiếu. Điều này giúp giảm rủi ro và tăng cường hiệu suất tổng thể cho danh mục đầu tư.
OPEC, viết tắt của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ, là một liên minh gồm 13 quốc gia xuất khẩu dầu lớn trên thế giới. Tổ chức này được thành lập vào năm 1960. Với mục tiêu chính là phối hợp và đồng nhất chính sách dầu mỏ giữa các nước thành viên.
Hầu hết các CFD hàng hóa đều dựa trên các hợp đồng tương lai. Điều này có nghĩa là chúng phải tuân theo Rollover (Chuyển vị trí). Rollover chính là quá trình chuyển giá CFD từ hợp đồng cũ sang hợp đồng tương lai mới. Trong trường hợp giá hợp đồng cũ khác nhau với giá hợp đồng tương lai mới, các Broker phải thực hiện điều chỉnh Rollover (Rollover Correction).
bài viết liên quan
- Đầu tư vàng : 3 lý do vàng là tài sàn hấp dẫn trong mọi thời đại
- Giá dầu thô: Những yếu tố tác động đến giá dầu thô
- Hợp đồng tương lai vàng (Gold Futures) là gì? Đầu tư thế nào?
Nguồn: xtb