Trong nền kinh tế, hai khái niệm luôn xuất hiện chính là cung cầu. Supply (Cung) và Demand (Cầu) là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá của hàng hóa bất kỳ thị trường nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về quy luật kinh tế cơ bản này. Vậy hiểu được quy luật supply (cung) là gì và demand (cầu) là gì sẽ giúp bạn biết được về nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong bài viết này, chúng ta khám phá sự hiểu biết sâu sắc về quy luật cung cầu là gì cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu.
MỤC LỤC
Supply (Cung) và Demand (Cầu) là gì?
Quy luật cung cầu mô tả mối quan hệ kinh tế giữa giá cả, tính sẵn có của sản phẩm và nhu cầu của người mua của hàng hóa. Nó là một mối quan gắn bó và tác động qua lại với nhau. Khi cung và cầu cân bằng thì giá cả bằng với giá trị của hàng hóa.
Khái niệm Supply (Cung) là gì?
Supply, hay còn được gọi là cung cấp, là một trong những yếu tố cơ bản nhất trong nền kinh tế. Cung là một số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định có sẵn trong nền kinh tế. Có một mối quan hệ tích cực giữa giá cả và nguồn cung. Nếu giá tăng và duy trì ở mức cao, nhà sản xuất có thể cung cấp sản phẩm với số lượng lớn hơn để kiếm lợi nhuận. Cung phụ thuộc vào nhiều yếu tố cơ bản như: giá, thuế, số lượng các nhà sản xuất, công nghệ.
Khái niệm Demand (Cầu) là gì?
Trong kinh tế, “Demand” hoặc “Cầu” là một số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định mà người tiêu dùng muốn và có khả năng mua. Nó không chỉ phản ánh sự quan tâm hay mong muốn, mà còn yêu cầu thêm yếu tố về khả năng chi tiêu tiêu dùng thực tế. Điều này làm cho Demand trở thành một yếu tố động lực quan trọng, ảnh hưởng đến giá cả, sản xuất và cả các quyết định kinh doanh. Demand không chỉ xuất phát từ cá nhân mà còn bao gồm cả tổ chức và cả quốc gia.
Các yếu tố ảnh hưởng tới cung và cầu
Để hiểu rõ hơn về cung cầu, chúng ta sẽ sâu vào các yếu tố ảnh hưởng đến nó. Các yếu tố bên dưới giúp cho nhà nước giữ vững sự cân bằng của nền kinh tế. Ngoài ra còn giúp các thành phần kinh tế khác đưa ra quyết định trong kinh doanh hoặc tiêu dùng.
1. Giá cả hàng hóa hoặc dịch vụ
- Nếu giá cả tăng cao thì cầu sẽ giảm, cung tăng.
- Nếu giá cả hạ thấp thì cung giảm, cầu sẽ tăng.
Ví dụ: Khi mua sắm, người tiêu dùng sẽ ưu tiên các hàng hóa có giá cả tương đối. Nếu giá của hàng hóa đó quá cao mà họ vẫn muốn mua thì họ sẽ chờ đến khi giá cả giảm xuống.
2. Giá cả của hàng hóa bổ sung và hàng hóa thay thế
Giá cả hàng hóa và dịch vụ là yếu tố quan trọng quyết định đến chi tiêu của người tiêu dùng.
Tất cả các hàng hóa đều có mức giá khác nhau. Các mặt hàng có thể thay thế nhau nếu có sự chênh lệch về giá. Khi cùng một hàng hóa có cả giá cao và giá thấp, nhu cầu của người tiêu dùng sẽ chọn hàng hóa có giá thấp nhiều hơn.
Khi giá cả của một hàng hóa tăng lên, cầu sẽ giảm. Ngược lại nếu giá một hàng hóa tăng làm tăng cầu của hàng hóa khác, được gọi là hàng hóa bổ sung.
Ví dụ: Cà phê và sữa có liên quan đến nhau. Khi giá cà phê tăng, người tiêu dùng mua cà phê sẽ giảm dẫn đến lượng người mua sữa cũng giảm theo bởi vì sữa là mặt hàng bổ sung cho cà phê.
3. Thu nhập của người tiêu dùng
Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến cung và cầu.
- Khi thu nhập tăng lên thì nhu cầu tiêu dùng, mua sắm cũng tăng. Ngoài ra các nhà sản xuất cũng tăng lượng cung hàng theo.
- Khi thu nhập bị giảm sút thì người dân phải thắt chặt chi tiêu, nhu cầu tiêu dùng, mua sắm sẽ giảm.
Nếu có một cuộc khủng hoảng, nhiều người bị mất việc, không có thu nhập, Chính phủ sẽ phải ban hành các chính sách làm cho thu nhập của người dân tăng lên. Khi đó cung cầu cũng sẽ tăng theo, nền kinh tế sẽ được phục hồi và ổn định trở lại.
4. Thị hiếu của xã hội
Thị hiếu của xã hội luôn thay đổi theo từng thời điểm khác nhau. Yếu tố này ảnh hưởng đến cung và cầu mặt hàng đó trong một khoảng thời gian nhất định. Khi một hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó trở thành xu hướng, cầu sẽ tăng lên dẫn đến cung cũng tăng theo.
Ví dụ: Trong đại dịch, các học sinh, sinh viên phải học trực tuyến tại nhà. Chính vì thế nhu cầu người mua laptop sẽ tăng lên.
5. Chất lượng hàng hóa
Khi chọn mua một hàng hóa nào đó, người tiêu dùng rất coi trọng yếu tố chất lượng. Thực tế nhiều người muốn mua hàng hóa với giá rẻ, chất lượng cao. Nhưng có nhiều người sẵn sàng mua hàng hóa chất lượng tốt nhất dù phải trả số tiền lớn.
Ví dụ: Sản phẩm công nghệ của Apple đặc biệt là iphone. Nó chất lượng tốt cho dù giá cao cũng có nhiều người muốn mua.
Tác động của quy luật cung và cầu
Quy luật cung và cầu có lợi ích đối với các đối tượng khác nhau: Nhà nước, nhà sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng. Việc hiểu rõ những tác động này giúp cá nhân và tổ chức đưa ra quyết định chính xác hơn.
Đối với Nhà nước
Quy định cung cầu hỗ trợ nhà nước điều chỉnh tình hình kinh tế của một đất nước.
- Khi cầu vượt cung, nhà nước sẽ tiến hành các biện pháp để điều chỉnh, tăng nguồn cung cho thị trường.
- Khi cung vượt cầu, nhà nước sẽ thực hiện các biện pháp để kích cầu.
Dựa vào quy luật này, nhà nước thực hiện để giữ vững sự cân bằng của nền kinh tế.
Đối với nhà sản xuất, kinh doanh
Họ có thể áp dụng quy luật cung cầu để điều chỉnh việc kinh doanh cho phù hợp với thị trường.
- Khi cầu vượt cung, giá cả hàng hóa đang cao hơn giá trị thực tế. Lúc này nhà sản xuất sẽ tăng sản lượng để tăng lợi nhuận thu về.
- Khi cung vượt cầu, giá cả hàng hóa thấp hơn giá trị thực tế. Lúc này nhà sản xuất sẽ tìm cách thu hẹp sản xuất để tối ưu khoản chi phí.
Đối với người tiêu dùng
Với người tiêu dùng, áp dụng quy luật cung cầu này để điều chỉnh nhu cầu mua sắm.
- Khi có dấu hiệu cầu vượt cung, mức giá đang cao nên người tiêu dùng sẽ hạn chế lại nhu cầu, hoạt động mua sắm.
- Khi có dấu hiệu cung vượt cầu, giá đang thấp nên người tiêu dùng tăng nhu cầu, hoạt động mua sắm.
4 Quy luật cung cầu trong kinh tế
Quy luật cơ bản này là điều cần thiết để nắm bắt sự phức tạp của thị trường. Do đó giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể đưa ra các quyết định một cách thông minh và chính xác hơn.
1. Khi giá cả cao thì cung sẽ tăng lên, ngược lại cầu sẽ giảm
Khi giá cả của một hàng hóa, dịch vụ tăng thì các doanh nghiệp sẽ tăng cung để hưởng lợi từ mức giá cao. Trong khi người tiêu dùng sẽ hạn chế nhu cầu, làm cầu giảm.
2. Khi giá cả giảm thì cung sẽ giảm và cầu sẽ tăng lên
Nếu giá cả hạ thấp thì khá hấp dẫn đối với người tiêu dùng, dẫn đến cầu tăng. Tuy nhiên, mức giá cả thấp này thường không đủ để động viên các doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn, làm cung giảm theo.
3. Khi cầu tăng, giá cả và cung cũng tăng theo
Nếu có nhu cầu lớn cho một hàng hóa hoặc dịch vụ thì sản xuất được mở rộng dẫn đến cung tăng.
4. Khi cung tăng, giá cả sẽ giảm nhưng cầu có thể không đổi
Khi có nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ hơn trên thị trường, giá cả của hàng hóa thường sẽ giảm. Tuy nhiên, không phải lúc nào cung tăng cũng dẫn đến cầu tăng.
Như vậy, Quy luật cung cầu đóng vai trò quan trọng đối với người tiêu dùng, kinh doanh, nhà sản xuất và cả một quốc gia. Hiểu về quy luật cung cầu là một phần thiết yếu của việc đưa ra quyết định kinh tế thông minh. Trên đây là nội dung về supply (cung) và demand (cầu) là gì. Hy vọng rằng bạn đã nhận được một cái nhìn sâu hơn về cách quy luật cung cầu hoạt động.
Câu hỏi thường gặp
Có 4 quy luật cung cầu cơ bản:
1. Khi giá cả cao thì cung sẽ tăng lên, ngược lại cầu sẽ giảm
2. Khi giá cả giảm thì cung sẽ giảm và cầu sẽ tăng lên
3. Khi cầu tăng, giá cả và cung cũng tăng theo
4. Khi cung tăng, giá cả sẽ giảm nhưng cầu có thể không đổi
Supply, hay còn được gọi là cung cấp, là một trong những yếu tố cơ bản nhất trong nền kinh tế. Cung là một số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định có sẵn trong nền kinh tế. Có một mối quan hệ tích cực giữa giá cả và nguồn cung.
Demand (Cầu) là gì? Trong kinh tế, “Demand” hoặc “Cầu” là một số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định mà người tiêu dùng muốn và có khả năng mua. Nó không chỉ phản ánh sự quan tâm hay mong muốn, mà còn yêu cầu thêm yếu tố về khả năng chi tiêu tiêu dùng thực tế.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Chính sách tài chính là gì? Vai trò quan trọng tới nền kinh tế
- Hiểu đúng về lạm phát: phân loại lạm phát trong nền kinh tế
- 5 Yếu tố tác động ảnh hưởng kinh tế Việt Nam 2022
Nguồn: Indeed