Lãi suất tiền gửi là gì? Lãi suất kép là gì? Nếu bạn đang nghi ngờ về vấn đề này. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết này. Hiện nay, về lãi suất và cách tính lãi suất tiền gửi ngân hàng là kỹ năng quan trọng trong cuộc sống mà công dân cần biết. Hãy cùng tìm hiểu dưới đây.
MỤC LỤC
Lãi suất là gì?
Lãi suất (tiếng Anh: Interest Rate) là chi phí của việc giữ tiền (chi phí cơ hội khi bỏ qua một cơ hội đầu tư) hay là chi phí của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay nào đó trong một đơn vị thời gian (tháng, năm) là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ một người cho vay. Cụ thể, lãi suất (I/m) là phần trăm tiền gốc (P) phải trả cho một số lượng nhất định của thời gian (m) mỗi thời kỳ (thường được tính theo năm).
Lãi suất tiền gửi là gì?
Lãi suất tiền gửi (tiếng Anh: Deposit Interest Rate) là lãi suất mà ngân hàng trả cho các khỏan tiền gửi của tổ chức hoặc cá nhân vào ngân hàng. Tuy nhiên, lãi suất tiền gửi có nhiều mức khác nhau tùy thuộc vào loại tiền gửi như loại tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn hay tiết kiệm,..thời hạn tiền gửi và quy mô tiền gửi.
Cách tính lãi suất tiền gửi ngân hàng
Đối với lãi suất tiền gửi ngân hàng luôn là vấn đề hấp dẫn mà những ai có tài khoản sổ tiền gửi thường xuyên quan tâm. Tuy nhiên, tiền gửi ngân hàng được chia ra 2 loại chính. Trong đó, có tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Vậy, dưới đây là phần quan trọng về công thức tính lãi suất cho 2 loại tiền gửi cơ bản:
Công thức tính lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Đối với loại tiền gửi tiết kiệm không thời hạn chỉ có mức lãi suất dưới 1%/năm. Do người gửi có thể rút gốc hoặc gửi thêm vào bất cứ khi nào. Công thức tính lãi suất tiền gửi không kỳ hạn như sau;
Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi ÷ 360 = số tiền lãi
Ví dụ: Nếu bạn có 50 triệu đồng, đem gửi không thời hạn tại ngân hàng BIDV với tỷ lệ lãi suất 1%/năm. Sau 180 ngày bạn có việc phát sinh nên rút. Thì cách tính lãi suất như sau:
- Tiền lãi = Tiền gửi x 1% x 180 ÷ 360 tức là 50.000.000 x 1% x 180 ÷ 360 = 250.000 VNĐ
Công thức tính lãi suất gửi tiết kiệm theo kỳ hạn
Với gửi tiết kiệm theo kỳ hạn hay còn gọi là gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Đây là hình thức gửi tiền không rút ra trước kỳ hạn. Kỳ hạn này có thể được tính theo tuần, quý, tháng hoặc năm tùy theo thỏa thuận giữa người gửi với bên ngân hàng.
Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%năm)/12 x số tháng gửi
Ví dụ: Nếu bạn gửi tiết kiệm 40.000.000 đồng với kỳ hạn 12 tháng tahi ngân hàng BIDV với mức lãi suất 6%/năm. Thì cách tính lãi suất có kỳ hạn ngân hàng trong trường hợp này như sau:
- Lãi suất hàng tháng là 400.000.000 x 6/100/12 x 1 = 2.000.000 đồng.
- Lãi suất sau 12 tháng gửi là 400.000.000 x 6/100/12 x 12 = 424.000.000 đồng.
Lãi suất kép là gì?
Lãi suất kép (Compound Interest) hay lãi kép. Có thể hiểu đơn giản là tái đầu tư số tiền lãi mà bạn vừa nhận được. Cụ thể, số tiền lãi khi nhận sẽ được cộng dồn vào số tiền gốc ban đầu để tiếp tục chu kỳ đầu tư mới. Khi lãi suất phát sinh cộng dồn vào tiền vốn càng nhiều thì lãi của chu kỳ sau càng cao. Như vậy, sự bổ sung tiền lãi vào số vốn ban đầu được gọi là nhận vốn hoặc lãi kép.
Công thức tính lãi kép
Dưới đây là công thức tính lãi kép mà nhà đầu tư hoặc cá nhân có thể dễ dàng tính lãi suất của mình.
Công thức tính lãi kép cơ bản
A = P x (1 + r)^n
Trong đó:
- A = FV (Future Value – giá trị trong tương lai) là số tiền bạn nhận được trong tương lai
- P = PV (Present Value – giá trị trong hiện tại) là số tiền gốc bạn đầu tư ban đầu
- r là lãi suất hằng năm
- n là số chu kỳ của lãi kép
Công thức tính lãi kép theo năm
A = P x (1+r/n)^nt
Trong đó:
- A = số tiền nhận được trong tương lai
- P = số tiền vốn ban đầu
- r = lãi suất hàng năm
- n = số lần tiền lãi nhập gốc hằng năm
- t = số năm gửi tiền
Ví dụ: Nếu bạn đầu tư 1.000.000 đồng với lãi suất hàng năm 8%, được tính lãi kép hàng năm trong vòng 5 năm. Bằng cách sử dụng công thức tính lãi kép, chúng ta có thể tính toán được số tiền tích lũy cuối cùng là A = 1.000.000 * (1 + 0.08/1)^(1*5) = 1.469.328 đồng. Điều này cho thấy mức lợi nhuận đã tăng lên gần 50% so với số tiền gốc ban đầu.
Bên trên là những thông tin tham khảo về cách tính lãi suất tiền gửi ngân hàng. Lưu ý rằng lãi suất kỳ vọng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tổng số tiền nhận được trong tương lai và thường biến động theo tình hình thị trường. Đồng thời hãy cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố khác như rủi ro và mục tiêu tài chính cá nhân. Tuy nhiên, hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn được nhiều kiến thức kinh nghiệm hữu ích trong việc gửi tiết kiệm sao cho lợi ích thu về lớn nhất.
Câu hỏi thường gặp
Lãi suất tiền gửi (tiếng Anh: Deposit Interest Rate) là lãi suất mà ngân hàng trả cho các khỏan tiền gửi của tổ chức hoặc các nhân vào ngân hàng. Tuy nhiên, lãi suất tiền gửi có nhiều mức khác nhau tùy thuộc vào loại tiền gửi như loại tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn hay tiết kiệm,..thời hạn tiền gửi và quy mô tiền gửi.
Công thức tính lãi suất tiền gửi không kỳ hạn như sau;
Công thức: Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi ÷ 360 = số tiền lãi.
Lãi suất kép (Compound Interest) hay lãi kép. Có thể hiểu đơn giản là tái đầu tư số tiền lãi mà bạn vừa nhận được. Cụ thể, số tiền lãi khi nhận sẽ được cộng dồn vào số tiền gốc ban đầu để tiếp tục chu kỳ đầu tư mới. Khi lãi suất phát sinh cộng dồn vào tiền vốn càng nhiều thì lãi của chu kỳ sau càng cao.
Công thức: A = P x (1 + r)^n
Trong đó:
A = FV (Future Value – giá trị trong tương lai) là số tiền bạn nhận được trong tương lai.
P = PV (Present Value – giá trị trong hiện tại) là số tiền gốc bạn đầu tư ban đầu.
r là lãi suất hằng năm.
n là số chu kỳ của lãi kép.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Lãi suất vay ngân hàng là gì? Cách tính và lãi suất vay ngân hàng hiện nay
- FED tăng lãi suất có ý nghĩa gì đối với tiền của bạn?
- Gửi tiền tiết kiệm là gì? Hình thức và các đặc điểm của tiền gửi tiết kiệm
Nguồn: Luatvietnam