Chu kỳ kinh tế là yếu tố vô cùng ảnh hưởng mọi người trên thế giới. Hãy tưởng tượng một trường hợp mà bạn đang tìm kiếm một công việc, nhưng không thể tìm thấy bất kỳ công việc nào. Bạn phát hiện trên tin tức rằng nền kinh tế đang suy thoái. Trong đó cũng là một lý do tại sao mọi người khó tìm được việc làm. Tuy nhiên, một vài năm sau, có rất nhiều việc làm mở ra. Tất cả mọi người đều đi làm, và kinh tế ngày càng phát triển. Đây chính là những gì chu kỳ kinh tế là tất cả về. Vậy, chính xác chu kỳ kinh tế là gì? Nó tác động đến mọi người như thế nào? Hãy theo dõi qua bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
Chu kỳ kinh tế là gì?
Chu kỳ kinh tế hay chu kỳ kinh doanh (tiếng Anh: Economic Cycle) là sự biến động của GDP thực tế tạo nên sự luân phiên của nền kinh tế.
Thể hiện ở các chuỗi sự kiện được lặp lại theo thời gian. Mỗi chuỗi sự kiện sẽ có những điểm đặc trưng riêng.
Như các bạn đã biết, nền kinh tế thị trường không thể mãi tăng trưởng hoặc mãi suy thoái mà nó biến động liên tục, tăng đến một mức độ nào đó sẽ phải giảm, đi xuống đến một chừng mực thì sẽ bắt đầu tăng lên. Và sự lặp đi lặp lại này gọi là chu kỳ kinh tế.
GDP (Gross Domestic Product) là tổng giá trị bằng tiền của tất cả sản phẩm, dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong nước, trong một thời gian nhất định.
Tìm thêm: GDP là gì?
Nguyên nhân của chu kỳ kinh tế
Theo Sismondi, các chu kỳ kinh tế ngắn hạn là kết quả tự nhiên của các yếu tố thị trường. Do sản xuất dư thừa, tiêu dùng thấp. Quan điểm này đối lập với những quan điểm trước đó cho rằng nguyên nhân của chu kỳ kinh tế ngắn hạn là do các điều kiện bên ngoài như chiến tranh, bệnh dịch.
Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh nghiệp phát triển -> mức lương người lao động tăng, họ có nhiều tiền hơn để chi tiêu -> sản lượng hàng hóa tăng lên -> doanh nghiệp lại phát triển và mở rộng quy mô.
Khi đó, các doanh nghiệp gia tăng cạnh tranh bằng cách sản xuất lượng lớn hàng hóa dẫn tới tình trạng dư cung. Họ buộc phải giảm giá để kích cầu -> lợi nhuận doanh nghiệp giảm -> cắt giảm người lao động -> suy thoái kinh tế.
Chu kỳ kinh tế quan trọng như thế nào?
Mỗi người đều đóng vai trò trong nền kinh tế trên thị trường. Yếu tố quyết định sự thành công của nền kinh tế thị trường là khả năng làm cho tất cả mọi người đều có lợi hơn. Bằng cách sản xuất và tiêu thụ nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn theo thời gian. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một nền kinh tế phản ánh mức độ sản xuất và tiêu thụ gia tăng. Và một GDP tăng trưởng là một khía cạnh quan trọng của một nền kinh tế thành công.
Vì mọi người đều tham gia vào nền kinh tế chung. Nên việc tất cả đều bị ảnh hưởng bởi trạng thái của chu kỳ kinh tế là điều hợp lý. Thông thường, mọi người đều có lợi ích khi nền kinh tế ở giai đoạn mở rộng để tích lũy thêm của cải.
Tác động của chu kỳ kinh tế
Khi nền kinh tế bước vào giai đoạn tăng trưởng, các công ty sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn. Giúp họ có thể mở rộng quy mô và tuyển dụng thêm nhân viên. Điều này dẫn đến thu nhập khả dụng của người lao động tăng lên. Đồng thời khuyến khích họ chi tiêu nhiều hơn, tiếp tục thúc đẩy doanh thu của doanh nghiệp. Chu kỳ tích cực này tiếp tục duy trì nền kinh tế ở trạng thái lành mạnh.
Ngược lại, khi nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận, buộc phải thu hẹp quy mô hoạt động và cắt giảm lao động. Khi nhân viên mất việc, thu nhập khả dụng giảm và chi tiêu của người tiêu dùng cũng giảm theo, dẫn đến doanh thu của các doanh nghiệp tiếp tục giảm sút. Điều này lại tiếp diễn trong một chu kỳ tiêu cực.
Một nền kinh tế lý tưởng nên liên tục giai đoạn mở rộng. Tuy nhiên, các giai đoạn suy thoái là cần thiết để kiểm soát lạm phát và đảm bảo nền kinh tế không quá nóng.
Nền kinh tế quá nóng là nền kinh tế đã trải qua một thời gian dài tăng trưởng mạnh mẽ nhưng cũng bắt đầu đạt đến mức lạm phát cao. Lạm phát quá cao dẫn đến sự kém hiệu quả trong một nền kinh tế dựa trên thị trường.
Top 5 cuộc khủng hoảng tài chính
Công thức biện pháp đối phó chu kỳ kinh tế
Trên thực tế, không có công thức tính Economic Cycle cụ thể nào. Bởi vì chu kỳ này là những biến động không mang tính quy luật. Không có 2 chu kỳ nào giống nhau hoàn toàn cả.
- Đối với chính phủ: Chính phủ tìm cách dự báo thời gian các chu kỳ thông qua những dấu hiệu để có biện pháp đối phó nhằm giảm bớt những tác động xấu đến nền kinh tế quốc gia.
- Đối với các doanh nghiệp: Cần phải hiểu rõ các dấu hiệu của chu kỳ để kế hoạch định xem nên đầu tư và chi tiêu.
Ví dụ, khi nền kinh tế rơi vào giai đoạn suy thoái, các doanh nghiệp nên xem xét có thể đầu tư vào những lĩnh vực y tế và dịch vụ tiện ích vì những ngành này cầu sẽ không suy giảm nhiều. Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, các doanh nghiệp có thể ưu tiên phát triển công nghệ, tài chính và các ngành tiêu dùng.
Các giai đoạn trong chu kỳ kinh tế
Economic Cycle thường chia ra thành 4 giai đoạn, chi tiết như sau:
1. Giai đoạn suy thoái (Recession)
Giai đoạn này là thời điểm nền kinh tế bắt đầu có các dấu hiệu đi xuống. Như, sản lượng hàng hóa suy giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng, mức lương thấp, lãi tín dụng bị thắt chặt. Trong đó, dẫn đến GDP của nền kinh tế sụt giảm. Lạm phát ở thời kỳ này có sự giảm tốc độ nhưng có độ trễ nhất định.
2. Giai đoạn đáy chu kỳ (Trough)
Nền kinh tế đã bị suy thoái ở mức nghiêm trọng với giai đoạn này, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân, doanh nghiệp. Nhà nước bắt đầu có các chính sách hỗ trợ tài chính bằng cách bơm nguồn tiền vào nền kinh tế. Các hoạt động hỗ trợ như: Giảm lãi suất, chính sách trợ giá để làm giảm đà suy thoái kinh tế chung của thị trường. Lạm phát ở giai đoạn đáy có sự tăng nhẹ.
3. Giai đoạn phục hồi (Recovery)
Giai đoạn này nền kinh tế bắt đầu có các dấu hiệu phục hồi. Như, sản xuất tăng trưởng trở lại, lợi nhuận và doanh thu của các công ty ghi nhận cao trở lại. Mức GDP liên tục ghi nhận ở mức dương và tăng trưởng vượt bậc so với giai đoạn trước đó. Thời điểm này, lạm phát ở mức vừa phải và có xu hướng giảm.
4. Giai đoạn đỉnh chu kỳ (Peak)
Giá trị GDP của giai đoạn này ở mức cao nhưng tăng trưởng chậm hơn giai đoạn phục hồi. GDP tăng trưởng chậm hơn do nền kinh tế đã đạt đỉnh. Đây cũng là thời điểm lạm phát bắt đầu tăng nhanh, đồng tiền mất giá. Nền kinh tế lúc này có các dấu hiệu đạt đỉnh và bắt đầu giai đoạn suy thoái, bước sang chu kỳ mới.
Chu kỳ kinh tế là một hiện tượng không thể thiếu trong bất kỳ nền kinh tế nào. Các chu kỳ này có thể dự đoán và diễn ra đều đặn. Tuy nhiên, khoảng thời gian mỗi giai đoạn kéo dài thường không giống nhau. Tuy vậy, mỗi một chu kỳ kinh tế đều bao gồm giai đoạn suy thoái, giai đoạn đáy chu kỳ, giai đoạn phục hồi và giai đoạn đỉnh chu kỳ. Dựa vào nội dụng trên mong rằng bạn có thể có hiểu được về Economic Cycle.
Câu hỏi thường gặp
Chu kỳ kinh tế hay chu kỳ kinh doanh (tiếng Anh: Economic Cycle) là sự biến động của GDP thực tế tạo nên sự luân phiên của nền kinh tế.
Giai đoạn này là thời điểm nền kinh tế bắt đầu có các dấu hiệu đi xuống. Như, sản lượng hàng hóa suy giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng, mức lương thấp, lãi tín dụng bị thắt chặt.
Nền kinh tế đã bị suy thoái ở mức nghiêm trọng với giai đoạn này, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân, doanh nghiệp. Nhà nước bắt đầu có các chính sách hỗ trợ tài chính bằng cách bơm nguồn tiền vào nền kinh tế.
Giai đoạn này nền kinh tế bắt đầu có các dấu hiệu phục hồi. Như, sản xuất tăng trưởng trở lại, lợi nhuận và doanh thu của các công ty ghi nhận cao trở lại.
Giá trị GDP của giai đoạn này ở mức cao nhưng tăng trưởng chậm hơn giai đoạn phục hồi. GDP tăng trưởng chậm hơn do nền kinh tế đã đạt đỉnh.
bài viết liên quan
- Nới lỏng định lượng QE là gì? Những ưu nhược điểm và ảnh hưởng từ QE
- Giảm phát (Deflation) là gì? Nguyên nhân, ưu và nhược điểm mà bạn nên biết
- Chỉ số CPI là gì? Tìm hiểu ý nghĩa và công thức tính chỉ số giá tiêu dùng đơn giản
Nguồn: Investopedia