Trong xã hội hiện đại, thẻ tín dụng dần trở thành phương tiện thanh toán quen thuộc của nhiều người dân. Đối với người mới có thẻ tín dụng nên tìm cách để xây dựng lịch sử tín dụng nhanh nhất. Điều đó, có thể và luôn thêm điểm tín dụng cao. Vì những chỉ số đó thể hiện quyền năng rất lớn trong việc mua nhà, thế chấp, ô tô hoặc đăng ký khoản vay nào. Vậy điểm tín dụng là gì? Thang điểm tín dụng? Làm thế nào để tăng điểm tín dụng một cách hiệu quả? Tại sao điểm tín dụng quan trọng? Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn cách tăng điểm tín dụng của bạn.
Mục lục
Điểm tín dụng là gì?
Điểm tín dụng là chỉ số đánh giá độ uy tín của khách hàng trong lịch sử vay vốn ở các ngân hàng hay tổ chức tài chính. Điểm tín dụng của mỗi cá nhân được đánh giá và ghi nhận tại Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (gọi tắt là CIC), đơn vị này trực thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Điểm tín dụng càng cao thì khả năng được chấp nhận khoản vay cao hơn. Ngược lại, điểm tín dụng thấp thì khách hàng khó có thể tiếp cận được khoản vay.
Tại sao điểm tín dụng lại quan trọng?
Người cho vay sử dụng điểm tín dụng của bạn để xác định uy tín tín dụng của bạn. Điểm tín dụng của bạn ảnh hưởng đến việc bạn có được chấp thuận cho thẻ tín dụng, khoản vay, thế chấp và khoản vay mua ô tô. Đồng thời điểm tín dụng cũng ảnh hưởng đến lãi suất. Và các điều khoản mà người cho vay có thể chỉ định cho bạn khi được chấp thuận.
Các nhà cung cấp bảo hiểm, chủ nhà và người sử dụng lao động cũng có thể xem xét điểm tín dụng của bạn. Xem xét khi bạn đăng ký một căn hộ hoặc chính sách mới. Trong những trường hợp này, điểm tín dụng tốt giúp chỉ ra mức độ đáng tin cậy và trách nhiệm tổng thể của bạn.
Thang điểm tín dụng
Dưới đây là thang điểm tín dụng giúp bạn có thể kiểm tra mình có đủ điều kiện vay hay không.
- Số điểm từ 150 – 321 điểm: Rủi ro rất cao, khách hàng sẽ không đủ điều kiện để vay vốn.
- Số điểm từ 322 – 430 điểm: Không đủ điều kiện để vay vốn. Do khách hàng không có khả năng trả nợ vay.
- Số điểm từ 431 – 569 điểm: Rủi ro ở mức trung bình, khách hàng đã đáp ứng đủ điều kiện vay. Nhưng khi xem xét đến hạn mức khoản vay, lãi suất vay thường cao.
- Số điểm 570 – 679 điểm: Rủi ro thấp, hưởng mức lãi suất thấp và ưu đãi vì khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng/tổ chức tín dụng.
- Số điểm 680 – 750 điểm: Đủ điều kiện vay, có điểm tín dụng rất tốt, được hưởng nhiều ưu đãi khi vay. Như: hạn mức vay được cao hơn, lãi suất vay được nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Nếu khách hàng có số điểm tín dụng từ 150 đến 430 (tức thuộc nhóm nợ xấu số 4 và 5) sẽ bị coi là nợ xấu. Ngân hàng hay các tổ chức tín dụng sẽ từ chối những khách hàng có số điểm tín dụng thấp. Do tỷ lệ gặp rủi ro sẽ lớn bởi khách hàng không đủ khả năng trả nợ.
Điểm tín dụng xấu là bao nhiêu?
Điểm tín dụng xấu được chia 5 nhóm như sau:
- Nhóm 1 (Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ vẫn trong thời hạn hay quá hạn dưới 10 ngày.
- Nhóm 2 (Nhóm nợ cần chú ý): Các khoản nợ quá hạn từ 10 – 30 ngày.
- Nhóm 3 (Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ đã quá hạn từ 30 – 90 ngày.
- Nhóm 4 (Nhóm nợ nghi ngờ mất vốn): Các khoản nợ đã quá hạn từ 90 – 180 ngày.
- Nhóm 5 (Nhóm nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ đã quá hạn từ 180 ngày trở lên.
Điểm tín dụng vào nhóm 4 và 5 được coi là điểm tín dụng xấu. Bên cạnh đó, rất khó được các ngân hàng và tổ chức tín dụng đồng ý xét duyệt khoản vay.
Làm sao để tăng điểm tín dụng
Để thành công tín dụng, bạn nên biết các phương pháp hiệu quả nhất để làm như vậy. Các điều khoản cho vay tốt hơn và nhiều khoản tín dụng khả dụng hơn chỉ là khởi đầu cho những gì điểm tín dụng cao có thể mang lại. Nếu bạn muốn xây dựng tín dụng nhanh chóng, hãy thử áp dụng những điều tốt này.
Thanh toán các khoản phải trả đúng thời hạn
Bởi lịch sử tín dụng xấu sẽ tồn tại trong khoảng ít nhất 4-5 năm và bạn không thể nào thay đổi được. Việc thanh toán chậm hoặc quên thanh toán không chỉ làm giảm điểm tín dụng của bạn mà còn dẫn đến phí chậm thanh toán và lãi phạt rất cao, có thể lên tới 30%.
Chỉ vay thêm khi thực sự cần thiết
Vay trong khả năng chi trả bằng cách đánh giá nhu cầu của mình với mức thu nhập hiện tại. Về việc mở thêm thẻ tín dụng thì mỗi người chỉ nên mở tối đa là hai thẻ để hạn chế các rủi ro và khoản phí không cần thiết.
Trả nợ cũ và hạn chế thêm nợ mới
Nếu có nhiều khoản nợ cùng một lúc bạn nên có kế hoạch trả dần số dư nợ. Càng trả bớt nợ thì khả năng được vay tiền ngân hàng lại sau này của bạn sẽ cao hơn.
Theo dõi báo cáo tín dụng
Bạn nên theo dõi báo cáo tín dụng thường xuyên. Như vậy, để điều chỉnh việc chi tiêu cho phù hợp cũng như phát hiện các dữ kiện không chính xác một cách kịp thời.
Tóm lại, điểm tín dụng thường nằm trong khoảng từ 300 đến 850. Số điểm từ 670 trở lên có thể được coi là một điểm tín dụng tốt. Nếu điểm tín dụng mức trung bình (từ 585 –699) hoặc mức thấp (dưới 584) thì bạn nên lưu ý những thông tin bên trên để cải thiện điểm tín dụng của mình.
Có thể thấy, điểm tín dụng là quan trọng đối với người đi vay và người cho vay. Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu điểm tín dụng và có thêm kiến thức hữu ích.
Câu hỏi thường gặp
Điểm tín dụng là chỉ số đánh giá độ uy tín của khách hàng trong lịch sử vay vốn ở các ngân hàng hay tổ chức tài chính. Điểm tín dụng của mỗi cá nhân được đánh giá và ghi nhận tại Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (gọi tắt là CIC), đơn vị này trực thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Người cho vay sử dụng điểm tín dụng của bạn để xác định uy tín tín dụng của bạn. Điểm tín dụng của bạn ảnh hưởng đến việc bạn có được chấp thuận cho thẻ tín dụng, khoản vay, thế chấp và khoản vay mua ô tô. Đồng thời điểm tín dụng cũng ảnh hưởng đến lãi suất. Và các điều khoản mà người cho vay có thể chỉ định cho bạn khi được chấp thuận.
Điểm tín dụng xấu được chia 5 nhóm.
Bởi lịch sử tín dụng xấu sẽ tồn tại trong khoảng ít nhất 4-5 năm và bạn không thể nào thay đổi được. Việc thanh toán chậm hoặc quên thanh toán không chỉ làm giảm điểm tín dụng của bạn mà còn dẫn đến phí chậm thanh toán và lãi phạt rất cao, có thể lên tới 30%.
bài viết liên quan
- Thẻ tín dụng là gì? Những điều cần biết về thẻ tín dụng
- Mã CVV là gì? Tại sao số CVV lại quan trọng?
- Số thẻ tín dụng là gì? Bảo vệ số thẻ tín dụng như thế nào?
Nguồn: TienInvest