Hạn mức tín dụng là gì? Hạn mức tín dụng là một công cụ tài chính quan trọng. Chúng được sử dụng rộng rãi bởi các tổ chức tài chính và người tiêu dùng. Nó mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng có những hạn chế cần lưu ý. Trong bài viết này TiềnInvest được tổng hợp cho bạn toàn bộ về Hạn mức tín dụng là gì cũng như làm thế nào để nâng hạn mức tín dụng của bạn.
MỤC LỤC
Hạn mức tín dụng là gì?
Hạn mức tín dụng (tiếng Anh: Line of credit) là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng, đặc biệt là khi nói đến các sản phẩm vay mượn như thẻ tín dụng, khoản vay cá nhân hay tín dụng doanh nghiệp. Hạn mức tín dụng chỉ số tiền tối đa mà một tổ chức tài chính đồng ý cho phép một khách hàng mượn hoặc chi tiêu thông qua một sản phẩm tài chính cụ thể. Điều này cho phép người vay sử dụng vốn một cách linh động, miễn là không vượt quá hạn mức đã định.
Tuy nhiên, hạn mức này được xác định dựa trên nhiều yếu tố. Bao gồm lịch sử tín dụng của khách hàng, thu nhập, khả năng trả nợ. Cũng như các yếu tố rủi ro khác mà ngân hàng hoặc tổ chức tài chính cân nhắc.
Những điểm chính cần biết về hạn mức tín dụng
- Hạn mức tín dụng, được cung cấp dưới dạng một giới hạn vay linh hoạt. Cho phép người vay tiếp cận vốn bất cứ lúc nào, miễn là còn trong khuôn khổ cho phép.
- Có nhiều hình thức hạn mức tín dụng. Bao gồm cho mục đích cá nhân, doanh nghiệp và cải thiện nhà cửa.
- Đặc điểm nổi bật của hạn mức tín dụng là sự linh hoạt trong việc sử dụng vốn.
- Tuy nhiên, một số rủi ro bao gồm lãi suất cao, áp dụng phạt nếu thanh toán muộn và nguy cơ chi tiêu quá đà cũng cần được lưu ý.
Phân loại hạn mức tín dụng
Đối với hạn mức tín dụng thì có thể phân loại theo thời điểm và hình thức cho vay. Cụ thể như sau:
Theo thời điểm
Hạn mức tín dụng cuối kỳ
Đề cập tới giới hạn cao nhất của khoản vay dự kiến tại thời điểm kết thúc kỳ, với điều kiện rằng tổng số nợ vay thực tế tại cuối kỳ không được phép vượt quá giới hạn này.
Hạn mức tín dụng trung kỳ
Đây là một giới hạn vay bổ sung được xác định cho hạn mức tín dụng cuối kỳ trong tình huống kinh doanh của bên vay có sự biến động và cần vượt mức cho vay đã định. Hạn mức này được tính dựa trên sự chênh lệch giữa số nợ vay cao nhất phát sinh trong kỳ so với hạn mức vay cuối kỳ. Khoản vay bổ sung này cần được thanh toán ngay lập tức trong kì để đảm bảo tổng số nợ vay cuối kỳ không vượt quá hạn mức tín dụng đã được quy định.
Theo loại hình vay
Hạn mức khoản vay
Hạn mức khoản vay là số tiền cho vay tối đa cho một khoản vay. Số tiền này sẽ được giải ngân theo tiến độ sử dụng vốn hoặc 1 lần.
Hạn mức thẻ tín dụng
Đối với hạn mức thẻ tín dụng là số tiền tối đa mà chủ thẻ có thể chi tiêu trên tất cả các kênh thanh toán: trực tiếp qua thẻ, rút tiền mặt (nếu có). Số tiền này được cấp nhiều lần trong tháng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chủ thẻ.
Những yếu tố ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng của bạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bao gồm cả những yếu tố liên quan đến lịch sử tài chính cá nhân và khả năng tài chính hiện tại của bạn. Dưới đây là một số yếu tố chính ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng:
Thu nhập
Thu nhập càng cao, khả năng được cấp hạn mức tín dụng lớn càng cao. Vì ngân hàng hoặc tổ chức tài chính đánh giá bạn có khả năng trả nợ tốt hơn.
Điểm tín dụng
Điểm tín dụng phản ánh lịch sử tín dụng của bạn. Bao gồm cách bạn quản lý nợ và thanh toán hóa đơn. Điểm càng cao, hạn mức tín dụng bạn có thể nhận được càng lớn.
Nợ hiện tại
Nếu bạn đã có nhiều nợ, ngân hàng có thể cảm thấy rằng việc cấp thêm tín dụng sẽ làm tăng rủi ro và có thể hạn chế hạn mức tín dụng của bạn.
Lịch sử thanh toán
Thanh toán đúng hạn và tránh trễ nợ sẽ cải thiện đáng kể khả năng nhận được hạn mức tín dụng cao.
Tỷ lệ nợ so với thu nhập
Tỷ lệ giữa tổng nợ hàng tháng so với tổng thu nhập hàng tháng. Tỷ lệ càng thấp, bạn càng có khả năng được cấp hạn mức tín dụng cao hơn.
Số lượng và loại tài khoản tín dụng
Việc sử dụng đa dạng các loại tài khoản tín dụng (ví dụ, thẻ tín dụng, vay mua nhà, vay tiêu dùng) có thể ảnh hưởng tích cực đến điểm tín dụng của bạn và hạn mức tín dụng được cấp.
Lịch sử yêu cầu tín dụng mới
Việc thường xuyên yêu cầu tín dụng mới có thể ảnh hưởng tiêu cực đến điểm tín dụng của bạn. Do đó giảm khả năng nhận được hạn mức tín dụng cao.
Tài sản đảm bảo
Trong trường hợp của các loại tín dụng có tài sản đảm bảo (ví dụ, vay mua nhà), giá trị của tài sản đó cũng có thể ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng.
Mối quan hệ với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính
Khách hàng có mối quan hệ lâu dài và tích cực với ngân hàng có thể được cấp hạn mức tín dụng cao hơn so với khách hàng mới.
Tình hình tài chính và kinh tế vĩ mô
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các ngân hàng có thể siết chặt việc cấp tín dụng, ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng có thể được cấp.
Cách kiểm tra hạn mức tín dụng
Khi bạn đã có thẻ và muốn biết hạn mức tín dụng hiện tại của mình, bạn có thể kiểm tra qua:
1. Gói chào mừng từ các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng phát hành thẻ
2. Bản kê khai thẻ tín dụng
Hạn mức tín dụng của bạn, cùng với các thông tin quan trọng khác như lịch sử giao dịch và ngày đến hạn thanh toán, sẽ có trong bản kê khai được gửi cho bạn hàng tháng.
3. Ngân hàng trực tuyến hoặc ngân hàng di động
Bạn có thể đăng nhập bằng thiết bị ưa thích và kiểm tra hạn mức tín dụng của mình bằng cách chọn thẻ tín dụng của mình trên thanh menu.
4. Dịch vụ khách hàng của ngân hàng
Một cách khác là gọi đến dịch vụ khách hàng của ngân hàng phát hành thẻ để tìm hiểu thêm về thẻ bạn đang sử dụng.
5. Chi nhánh của ngân hàng phát hành thẻ
Nếu thẻ tín dụng của bạn từ một ngân hàng. Bạn có thể đến quầy giao dịch tại chi nhánh gần nhất để hỏi về hạn mức tín dụng của mình.
6. ATM
Một số thông tin cơ bản, bao gồm hạn mức tín dụng hiện tại của bạn sẽ được hiển thị trên màn hình ATM khi bạn chèn thẻ tín dụng vào.
Biết hạn mức tín dụng hiện tại của mình là quan trọng để bạn có kế hoạch mua sắm hàng tháng hợp lý và tránh rủi ro chi tiêu quá mức.
Nếu bạn chưa có thẻ tín dụng, bạn chỉ biết hạn mức tín dụng của mình sau khi nộp đơn xin thẻ tín dụng và nhận được phản hồi từ ngân hàng. Hãy nhớ rằng, ngay cả khi bạn đã từng sử dụng thẻ tín dụng, nếu bạn đang xin thẻ mới, hạn mức tín dụng có thể sẽ khác so với thẻ trước đó của bạn.
3 mẹo giúp bạn nâng hạn mức tín dụng
Thực sự không khó để nhanh chóng nâng hạn mức tín dụng của bạn. Khi bạn chứng minh được rằng mình là một người dùng thẻ có trách nhiệm. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn nâng hạn mức tín dụng:
1. Luôn thanh toán số dư tín dụng đúng hạn
Một lần thanh toán trễ, kể cả chỉ một ngày, sẽ ảnh hưởng đến khả năng của bạn trong việc nhận được hạn mức tín dụng trong tương lai.
2. Hãy kiên nhẫn
Càng sở hữu thẻ tín dụng lâu dài, bạn càng có nhiều cơ hội nhận được sự tăng hạn mức. Vì vậy, dù trong trường hợp nào, cũng tránh hủy thẻ tín dụng sớm.
3. Thực hiện các giao dịch thường xuyên
Việc đơn giản như thực hiện các giao dịch thẻ định kỳ cũng có thể cải thiện đáng kể điểm tín dụng và lịch sử tín dụng của bạn.
Ưu điểm và hạn chế của hạn mức tín dụng
Dưới đây là tổng hợp các ưu điểm và hạn chế của hạn mức tín dụng:
Ưu điểm hạn mức tín dụng
- Linh hoạt tài chính: Hạn mức tín dụng cung cấp cho người dùng khả năng truy cập vào nguồn vốn mà họ có thể không có sẵn. Giúp họ đáp ứng nhu cầu tài chính ngắn hạn hoặc đầu tư vào cơ hội kinh doanh.
- Cải thiện điểm tín dụng: Khi sử dụng một cách có trách nhiệm, việc sử dụng và thanh toán kịp thời các khoản vay trong hạn mức tín dụng có thể giúp cải thiện điểm tín dụng của người dùng.
- Tiện lợi: Hạn mức tín dụng cung cấp một phương tiện tiện lợi để mua sắm, thanh toán hóa đơn hoặc thực hiện các giao dịch tài chính mà không cần sử dụng tiền mặt.
- Phần thưởng và ưu đãi: Nhiều hạn mức tín dụng, đặc biệt là thẻ tín dụng, cung cấp điểm thưởng, hoàn tiền và các ưu đãi khác cho việc sử dụng chúng.
Hạn chế hạn mức tín dụng
- Lãi suất cao: Hạn mức tín dụng thường đi kèm với lãi suất cao. Đặc biệt là nếu số dư không được thanh toán đầy đủ mỗi tháng. Điều này có thể dẫn đến chi phí tài chính đáng kể.
- Nợ tăng cao: Việc tiếp cận dễ dàng với tín dụng có thể khuyến khích chi tiêu quá mức, dẫn đến nợ cao và khó khăn tài chính.
- Ảnh hưởng đến điểm tín dụng: Sử dụng quá mức hạn mức tín dụng hoặc thanh toán trễ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến điểm tín dụng của bạn.
- Chi phí: Nhiều hạn mức tín dụng áp dụng các loại phí khác nhau. Bao gồm phí thường niên, phí trễ thanh toán và phí vượt hạn mức, có thể làm tăng tổng chi phí của việc sử dụng tín dụng.
Hy vọng bài viết trên giúp hạn hiểu hạn mức tín dụng là gì cũng như hướng dẫn cách nâng hạn mức tín dụng đơn giản. Vậy, khi sử dụng hạn mức tín dụng, điều quan trọng là phải hiểu rõ về các điều khoản và điều kiện, cũng như có kế hoạch chi tiêu và thanh toán cẩn thận để tận dụng tối đa các lợi ích mà nó mang lại mà vẫn kiểm soát được rủi ro. Tuy nhiên, trước khi bạn đăng ký sử dụng bất kì hạn mức tín dụng từ những tổ chức tài chính nào thì nên tìm hiểu rõ ràng.
Câu hỏi thường gặp
Hạn mức tín dụng là gì? Hạn mức tín dụng là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng. Đặc biệt là khi nói đến các sản phẩm vay mượn như thẻ tín dụng, khoản vay cá nhân hay tín dụng doanh nghiệp. Hạn mức tín dụng chỉ số tiền tối đa mà một tổ chức tài chính đồng ý cho phép một khách hàng mượn hoặc chi tiêu thông qua một sản phẩm tài chính cụ thể.
Thực sự không khó để nhanh chóng nâng hạn mức tín dụng của bạn. Khi bạn chứng minh được rằng mình là một người dùng thẻ có trách nhiệm. Sau đây là mẹo giúp bạn nâng hạn mức tín dụng, gồm luôn thanh toán số dư thẻ tín dụng đúng hạn, hãy kiên nhẫn và thực hiện các giao dịch thường xuyên.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Đáo hạn thẻ tín dụng là gì? Cách sử dụng thẻ tín dụng thông minh
- Thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng: Điều gì xảy ra nếu chỉ thanh toán tối thiểu?
- Thẻ tín dụng online là gì? Điều kiện và cách mở thẻ tín dụng online
Nguồn: Investopedia