Thị trường thứ cấp (Secondary Market) là gì? Thị trường thứ cấp còn được gọi là thị trường hậu, giữ vai trò thiết yếu trong kinh tế toàn cầu. Thị trường này hỗ trợ giao dịch các công cụ tài chính đã tồn tại như cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ phái sinh giữa người mua và người bán. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích vai trò, đặc điểm, các loại hình, cách hoạt động của thị trường thứ cấp, cũng như những lợi ích và hạn chế mà chúng mang lại. Hãy cùng tìm hiểu thị trường thứ cấp qua bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
Thị trường thứ cấp (Secondary Market) là gì?
Thị trường thứ cấp là nơi mà cổ phiếu của các công ty được trao đổi giữa các nhà đầu tư. Tại đây, các nhà đầu tư có thể mua và bán cổ phiếu một cách tự do mà không cần công ty phát hành can thiệp. Khi các nhà đầu tư giao dịch với nhau, công ty phát hành không tham gia vào việc tạo ra thu nhập và giá trị cổ phiếu được xác định dựa trên hiệu suất thị trường. Như vậy, thu nhập trong thị trường này được sinh ra từ việc chuyển nhượng cổ phiếu giữa các nhà đầu tư.
Các đặc điểm chính của thị trường thứ cấp
Bên dưới là một số đặc điểm chính của thị trường thứ cấp mà bạn không nên bỏ qua:
- Giao dịch chứng khoán hiện có. Mục đích chính của thị trường thứ cấp là hỗ trợ việc mua bán các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Trong đó bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và các loại công cụ tài chính khác.
- Sàn giao dịch chứng khoán và thị trường phi tập trung (OTC). Giao dịch trên thị trường thứ cấp có thể diễn ra tại các sàn giao dịch chính thức. Như Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE), Nasdaq hoặc tại các thị trường (OTC). Chúng là nơi giao dịch diễn ra trực tiếp giữa các bên mà không cần thông qua một sàn giao dịch tập trung.
- Cung cấp thanh khoản. Một trong những ưu điểm chính của thị trường thứ cấp là cung cấp thanh khoản. Điều này cho phép nhà đầu tư dễ dàng chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt hoặc mua thêm chứng khoán mà không làm biến động giá đáng kể.
- Phát hiện giá. Thị trường thứ cấp đóng vai trò thiết yếu trong việc xác định giá trị thị trường của chứng khoán thông qua các yếu tố cung và cầu. Giá cả thay đổi dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó bao gồm hiệu suất của công ty, điều kiện kinh tế và tâm lý nhà đầu tư.
Vai trò thị trường thứ cấp (Secondary Market) là gì?
Vai trò chính của thị trường thứ cấp là cung cấp nền tảng để giao dịch các chứng khoán đã phát hành và cung cấp tính thanh khoản cho nhà đầu tư. Đây là nơi người mua và người bán gặp nhau để trao đổi chứng khoán mà không cần sự can thiệp trực tiếp từ các công ty phát hành. Điều này rất quan trọng đối với những nhà đầu tư muốn nhanh chóng gia nhập hoặc ra khỏi các vị thế đầu tư của mình.
Các loại thị trường thứ cấp
Thị trường thứ cấp chủ yếu có hai loại bao gồm: Sàn giao dịch chứng khoán và thị trường OTC.
Sàn giao dịch chứng khoán (Stock Exchanges)
Sàn giao dịch chứng khoán là các nền tảng tập trung nơi cổ phiếu được giao dịch mà không cần gặp trực tiếp giữa người mua và người bán. Ví dụ về thị trường thứ cấp là các sàn giao dịch chứng khoán lớn trên toàn thế giới. Như NYSE, NASDAQ, London Stock Exchange hoặc Tokyo Stock Exchange.
Giao dịch trên các sàn này phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt về chứng khoán. Sàn giao dịch đóng vai trò là bên đảm bảo, giảm thiểu rủi ro đối tác gần như bằng không. Điều này đạt được thông qua chi phí giao dịch cao hơn, bao gồm hoa hồng và phí sàn giao dịch.
Thị trường OTC (Over-the-counter markets)
Thị trường OTC hay còn gọi là thị trường phi tập trung. Đây là thị trường không có trung tâm, nơi các thành phần tham gia tự giao dịch với nhau. Thị trường này có rủi ro đối tác cao hơn do thiếu sự giám sát quy định và các bên giao dịch trực tiếp. Thị trường ngoại hối (forex) là một ví dụ về thị trường phi tập trung.
Trong thị trường phi tập trung, cạnh tranh khốc liệt về khối lượng giao dịch dẫn đến giá chứng khoán có sự khác biệt lớn giữa các người bán.
Ngoài sàn giao dịch chứng khoán và thị trường OTC, còn có các loại thị trường thứ cấp khác như thị trường đấu giá và thị trường đại lý.
Cách hoạt động thị trường thứ cấp
Bạn có thể tìm hiểu cách thức hoạt động của thị trường thứ cấp qua những thông tin sau đây:
Nền tảng giao dịch
Chứng khoán trên thị trường thứ cấp được trao đổi trên các sàn giao dịch như NYSE và Nasdaq. Chúng là nơi các giao dịch được thực hiện trong môi trường có sự kiểm soát chặt chẽ. Ngoài ra, trong các thị trường OTC, chứng khoán được mua bán trực tiếp giữa các bên thông qua mạng lưới các nhà môi giới.
Các thành phần tham gia
Thành phần tham gia thị trường thứ cấp gồm các nhà đầu tư, nhà môi giới và nhà tạo lập thị trường. Nhà đầu tư thực hiện giao dịch dựa trên các chiến lược, nhà môi giới thực hiện giao dịch để nhận hoa hồng và nhà tạo lập thị trường đảm bảo tính thanh khoản bằng cách sẵn sàng mua và bán chứng khoán với giá đã niêm yết.
Quy trình giao dịch
Nhà đầu tư đưa ra lệnh thông qua các nhà môi giới. Các lệnh này được khớp trên sàn giao dịch theo thứ tự giá và thời gian. Sau khi lệnh được khớp, giao dịch diễn ra, chuyển quyền sở hữu từ người bán sang người mua. Quá trình thanh toán thường mất vài ngày, hoàn tất việc chuyển giao chứng khoán và tiền.
Quy định và giám sát
Các cơ quan tài chính như SEC ở Mỹ và SEBI ở Ấn Độ,… quy định hoạt động của thị trường thứ cấp để đảm bảo giao dịch minh bạch và công bằng. Các thành phần tham gia phải tuân thủ các quy định nhằm ngăn chặn gian lận, bảo vệ nhà đầu tư và đảm bảo hoạt động suôn sẻ của thị trường.
Lợi ích và hạn chế của thị trường thứ cấp
Bên dưới là một số lợi ích và hạn chế của thị trường thứ cấp mà bạn cần biết trước khi tham gia vào thị trường này:
Lợi ích của thị trường thứ cấp
Lợi ích chính của thị trường thứ cấp là tính thanh khoản. Tính thanh khoản này giúp nhà đầu tư dễ dàng mua và bán chứng khoán mà không gây ảnh hưởng lớn đến giá cả.
Các lợi ích khác bao gồm:
- Cung cấp một nền tảng cho nhà đầu tư thực hiện các giao dịch mua và bán chứng khoán.
- Hỗ trợ xác định giá trị của chứng khoán.
- Tạo cơ hội cho sự đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Hạn chế của thị trường thứ cấp
Hạn chế chính của thị trường thứ cấp là sự biến động. Bởi giá chứng khoán thay đổi nhanh chóng do ảnh hưởng từ cung cầu và nhiều yếu tố khác nhau. Như chỉ số kinh tế, báo cáo tài chính, sự kiện địa chính trị, cùng tâm lý thị trường. Điều này dễ gây ra biến động giá, dẫn đến rủi ro tổn thất cho nhà đầu tư khi cần bán trong thời kỳ suy thoái.
Các hạn chế khác bao gồm:
- Thị trường thứ cấp có thể biến động, dẫn đến rủi ro đầu tư.
- Chi phí giao dịch cao có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà đầu tư.
- Có khả năng xảy ra thao túng trên thị trường thứ cấp.
- Thiếu kiểm soát và khả năng dự đoán có thể dẫn đến tổn thất đầu tư.
Nhìn chung, thị trường thứ cấp đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính, hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. Hy vọng những kiến thức về thị trường thứ cấp sẽ giúp các nhà đầu tư góp phần quyết định, quản lý danh mục đầu tư của mình hiệu quả nhất.
Câu hỏi thường gặp
Thị trường thứ cấp là nơi cổ phiếu của các công ty được trao đổi giữa các nhà đầu tư. Tại đây, các nhà đầu tư có thể mua và bán cổ phiếu một cách tự do mà không cần công ty phát hành can thiệp.
Thị trường thứ cấp tiếng Anh là Secondary Market.
Thị trường thứ cấp chủ yếu có hai loại chính. Trong đó bao gồm Sàn giao dịch chứng khoán (Stock Exchanges) và thị trường OTC (Over-the-counter markets).
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Giao dịch CFD chứng khoán cho người mới bắt đầu
- Cổ phiếu VinFast là gì? Cách mua cổ phiếu VFS
- Chơi chứng khoán là gì? Phong cách giao dịch chứng khoán tốt nhất
Nguồn: Finxpdx
Đọc thêm: Giáo dục