Trong thế giới tài chính đa dạng hôm nay, việc đầu tư không chỉ dừng lại vào cổ phiếu và trái phiếu. Hàng hóa, là một khía cạnh quan trọng của thị trường tài chính. Nó đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Nhưng hàng hóa phái sinh là gì? Tại sao đầu tư hàng hóa phái sinh lại có ý nghĩa? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm “hàng hóa phái sinh” và 7 lợi ích quan trọng khi đầu tư vào hàng hóa phái sinh.
Mục lục
Hàng hóa phái sinh là gì?
Hàng hóa phái sinh là một khái niệm không còn xa lạ với những ai theo dõi thị trường tài chính và đầu tư. Để hiểu rõ hơn về nó, chúng ta cần phân tích từng phần của khái niệm này.
1. Hàng hóa: Như chúng ta đã biết, hàng hóa là những sản phẩm hoặc dịch vụ. Có thể được mua và bán trên thị trường. Chúng có thể là vật thể như dầu mỏ, vàng, lúa mì hoặc phi vật thể như dịch vụ, bản quyền.
2. Phái sinh: Đây là một loại hợp đồng tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị của một tài sản cơ sở khác. Tài sản cơ sở này có thể là cổ phiếu, hàng hóa, chỉ số hoặc bất kỳ tài sản khác.
“Hàng hóa phái sinh” (Commodity derivative) là hợp đồng tài chính dựa trên giá của hàng hóa. Những hợp đồng này cho phép các nhà đầu tư mua và bán hàng hóa mà không thực sự phải sở hữu chúng. Ví dụ, một hợp đồng dầu phái sinh cho phép bạn mua và bán dầu dựa trên giá thị trường, nhưng bạn không cần phải lưu trữ dầu thực sự.
Danh mục các sản phẩm hàng hóa phái sinh
Tại thị trường tài chính Việt Nam, danh mục các hàng hóa phái sinh được chia thành 4 nhóm chính bao gồm:
- Nhóm nông sản: Đậu tương, dầu đậu tương, khô đậu tương, lúa mì và ngô.
- Nhóm năng lượng: Dầu thô, khí tự nhiên và xăng pha chế.
- Nhóm kim loại: Bạc, bạch kim, đồng và quặng sắt.
- Nhóm nguyên liệu công nghiệp: Bông, cacao, cà phê, cao su và đường.
Lý do sự phát triển của hàng hóa phái sinh
Điều gì đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hàng hóa phái sinh? Cụ thể như sau:
- Cơ hội đầu tư mới mẻ: Hàng hóa phái sinh mở ra một lĩnh vực đầu tư hoàn toàn mới. Giúp nhà đầu tư có thêm lựa chọn đa dạng. Không chỉ dừng lại ở việc mua và bán hàng hóa trực tiếp mà người đầu tư còn có thể kiếm lợi nhuận từ sự biến động giá của chúng mà không cần phải sở hữu thực sự.
- Đảm bảo giá và rủi ro: Hàng hóa phái sinh cho phép người sản xuất và người tiêu dùng có thể đảm bảo giá. Giúp họ tránh được rủi ro từ những biến động giá không lường trước. Điều này tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định hơn cho các bên liên quan.
- Phản ánh nhu cầu thị trường: Với sự biến động nhanh chóng của thị trường hàng hóa, nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư cần một công cụ. Để theo dõi và phản ánh chính xác nhu cầu. Hàng hóa phái sinh chính là câu trả lời để giúp họ cân nhắc và đưa ra quyết định kinh doanh một cách chính xác hơn.
- Tính thanh khoản cao: Một trong những lý do hàng hóa phái sinh trở nên phổ biến. Do tính thanh khoản cao của nó. Các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán nhanh chóng mà không cần phải đối mặt với rủi ro giữ hàng hóa trong một khoảng thời gian dài.
- Sự đổi mới trong sản phẩm tài chính: Nhờ sự đổi mới không ngừng trong lĩnh vực tài chính, nhiều sản phẩm hàng hóa phái sinh mới đã được ra đời. Nó mang lại nhiều lựa chọn hơn cho nhà đầu tư. Ngoài ra đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau của thị trường.
Lợi ích giao dịch hàng hóa
Dưới đây là một số lợi ích chính mà việc giao dịch loại hàng hóa mang lại:
1. Đa dạng hóa danh mục
Giao dịch hàng hóa phái sinh cho phép nhà đầu tư tiếp xúc với nhiều thị trường và tài sản. Trong đó gồm: năng lượng, kim loại đến nông sản, giúp họ đa dạng hóa danh mục đầu tư.
2. Sử dụng đòn bẩy để tối ưu hóa lợi nhuận
Khi giao dịch hàng hóa phái sinh, nhà đầu tư không cần phải trả toàn bộ giá trị của hợp đồng. Với một khoản tiền nhỏ (Margin), họ có thể kiểm soát một lượng lớn hàng hóa. Điều này tạo ra cơ hội lợi nhuận lớn nhưng cũng đồng thời tăng rủi ro.
3. Hàng rào chống lại lạm phát
Trong những thời điểm kinh tế không ổn định và lạm phát tăng, giá hàng hóa thường tăng lên. Bởi vì các nhà đầu tư khác bán cổ phiếu và trái phiếu của họ để đầu tư vào hàng hóa. Do đó, bạn có thể được hưởng lợi từ một số mặt hàng trong danh mục đầu tư của mình có tác dụng như một hàng rào tiềm năng chống lại rủi ro.
4. Minh bạch và tính thanh khoản cao
Với sự giám sát của các tổ chức quản lý, thị trường hàng hóa phái sinh thường minh bạch. Đồng thời, nó cung cấp một mức độ thanh khoản cao. Điều này giúp nhà đầu tư dễ dàng mua hoặc bán hợp đồng.
5. Khả năng giao dịch 24/7
Khả năng giao dịch hàng hóa phái sinh trong thị trường liên tục cho phép bạn tham gia vào các giao dịch mọi lúc ở bất kể thời gian. Bạn có thể tận dụng các cơ hội mua bán hàng hóa và điều chỉnh giao dịch của mình dựa trên tình hình thị trường thay đổi.
6. Khả năng kiếm lợi từ sự biến động giá
Nhờ khả năng giao dịch hai chiều, nhà đầu tư có thể tận dụng cả những xu hướng giá tăng và giá giảm để kiếm lời.
7. Phản ánh nhanh thông tin thị trường
Giá của hàng hóa phái sinh thường nhanh chóng phản ánh tất cả thông tin hiện có. Trong đó từ các vấn đề chính trị, kinh tế đến thời tiết. Điều giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan và cập nhật về thị trường.
Tóm lại, giao dịch hàng hóa phái sinh mang lại nhiều lợi ích hấp dẫn cho nhà đầu tư. Từ cơ hội kiếm lời không giới hạn đến khả năng bảo vệ tài sản và đa dạng hóa quỹ đầu tư. Đây là một kênh đầu tư tài chính hấp dẫn và tiềm năng. Tuy nhiêu, dù loại đầu tư này mang lại nhiều lợi ích cho bạn, những tất cả loại đầu tư nào điều có rủi ro riêng. Vậy, trước khi đầu tư bạn nên xem xét chi tiết thông tin.
Câu hỏi thường gặp
Hàng hóa phái sinh (Commodity derivative) là hợp đồng tài chính dựa trên giá của hàng hóa. Những hợp đồng này cho phép các nhà đầu tư mua và bán hàng hóa mà không thực sự phải sở hữu chúng.
Hàng hóa phái sinh cho phép người sản xuất và người tiêu dùng có thể đảm bảo giá. Giúp họ tránh được rủi ro từ những biến động giá không lường trước. Điều này tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định hơn cho các bên liên quan.
Giao dịch hàng hóa phái sinh cho phép nhà đầu tư tiếp xúc với nhiều thị trường và tài sản. Trong đó gồm: năng lượng, kim loại đến nông sản, giúp họ đa dạng hóa danh mục đầu tư.
bài viết liên quan
- Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến giá vàng thế giới
- 9 thuật ngữ trong giao dịch hàng hóa cơ bản cần biết
- Chế độ bản vị vàng (Gold Standard) là gì? Lịch sử và cách hoạt động Gold Standard
Nguồn: Shiksha