Để giải quyết khủng hoảng kinh tế, ngân hàng trung ương (FED). Thường sử dụng chính sách tài chính để khồi phục tình trạng. Như chính sách nới lỏng định lượng (QE) để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng lại. Vậy, nới lỏng định lượng là gì, cách hoạt động nới lỏng định lượng, ưu và nhược điểm chính sách nới lỏng định lượng QE là gì? Dưới bài viết này, sẽ làm cho bạn hiểu rõ hơn về nới lỏng định lượng.
MỤC LỤC
Nới lỏng định lượng (QE) là gì?
Nới lỏng định lượng, tiếng anh là Quantitative Easing (QE). Đây là việc Ngân hàng trung ương bơm tiền vào nền kinh tế. Bằng cách mua lại các loại chứng khoán từ Chính phủ hoặc các ngân hàng thương mại. Để giảm tỷ lệ lãi suất và thêm lượng tiền.
Bản chất của nới lỏng định lượng
Để tiến hành nới lỏng định lượng. Các NHTW tăng cung tiền bằng cách mua trái phiếu chính phủ và các chứng khoán khác. Việc tăng cung tiền cũng có tác động tương tự như tăng cung của bất kì tài sản nào khác. Nó làm giảm chi phí của tiền.
Chi phí tiền thấp hơn đồng nghĩa với lãi suất thấp hơn và các ngân hàng có thể cho vay với các tiêu chuẩn thấp hơn. Chiến lược này được sử dụng khi lãi suất gần bằng 0. Khi đó, các NHTW có ít công cụ để tác động đến tăng trưởng kinh tế.
Nếu việc nới lỏng định lượng mất đi tính hiệu quả. Chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khóa để tiếp tục mở rộng cung tiền. Thực tế, nới lỏng định lượng có thể làm mờ ranh giới giữa chính sách tài chính và tiền tệ. Nếu tài sản được mua bao gồm trái phiếu chính phủ dài hạn được phát hành để tài trợ cho chi tiêu thâm hụt ngược chu kì.
Tại sao phải thực hiện nới lỏng định lượng?
Khi nền kinh tế của một quốc gia đi xuống, GDP giảm sút, Ngân hàng trung ương phải áp dụng các chính sách tăng cung tiền cho thị trường. QE là một trong những chính sách ngăn chặn suy thoái hiện đại. Mục đích cơ bản của QE là giữ được lãi suất ở mức thấp. Từ đó, kích cầu các khoản vay từ phía doanh nghiệp và người tiêu dùng và thúc đẩy lòng tin trong toàn bộ nền kinh tế.
Dưới đây là những hoạt động của Quantitative Easing (QE) diễn ra như sau:
Ngân hàng trung ương
Khi ngân hàng trung ương sử dụng chính sách Quantitative Easing (QE). Làm cho tiền mới đi vào nền kinh tế, làm tăng lượng tiền trong nền kinh tế, làm cho các tổ chức tài chính có nhiều tiền hơn, kích thích người vay và khiến chi tiêu nhiều hơn.
Tăng tính thanh khoản trong hệ thống tài chính
Tăng tính thanh khoản trong hệ thống tài chính. Giúp làm giảm các rủi ro về khủng hoảng tài chính, làm cho việc vay tiền trở nên nhanh chóng hơn. Đảm bảo cho thị trường tài chính hoạt động một cách bình thường.
Cục dự trữ Liên bang mua tài sản tài chính
Cục dự trữ Liên bang mua tài sản tài chính làm cho lãi suất tiếp tục giảm. Lãi suất thấp làm cho việc vay tiền trở nên nhiều hơn. Kích thích tiêu dùng và doanh nghiệp vay vốn mua các thiết bị giúp nền kinh tế tăng trưởng trở lại.
Niềm tin vào tốc độ tăng trưởng kinh tế
Có niềm tin vào tốc độ tăng trưởng kinh tế. Việc sử dụng QE đã trấn an được thị trường trong thời kỳ suy thoái và nền kinh tế sẽ được mở rộng hơn. Từ đó kích thích các doanh nghiệp vay tiền phát triển kinh tế, đầu tư vào thị trường chứng khoán nhiều hơn, chi tiêu nhiều hơn để giúp nền kinh tế tăng trưởng.
Giúp các nhà đầu tư phân bổ tài sản
Giúp các nhà đầu tư phân bổ tài sản của họ một cách hợp lý nhất. Các nhà đầu tư có thể đầu tư chứng khoán làm cho thị trường chứng khoán và các ngành khác có thể tăng mạnh hơn do chính sách QE.
Ưu và nhược điểm chính sách nới lỏng định lượng (QE)
Ưu điểm QE
- Kích thích cho vay: Việc ngân hàng trung ương bơm tiền vào nền kinh tế giúp doanh nghiệp có nhiều tài sản hơn. Sau đó kích thích ngân hàng và doanh nghiệp chi cho các khoản cho vay.
- Kích thích vay: Từ việc kích thích cho vay. Người tiêu dùng và các doanh nghiệp đang cần vốn sẽ có nhu cầu vay tăng cao nhờ lãi suất giảm.
- Thúc đẩy việc chi tiêu: Khi vay được tiền thì sẽ kích thích người tiêu dùng chi tiêu mạnh hơn. Và doanh nghiệp có thể sử dụng để mua những máy móc, thiết bị. Tạo ra các dòng tiền mới giúp nền kinh tế tăng trưởng trở lại.
- Tạo việc làm, giảm thất nghiệp: Doanh nghiệp vay thêm tiền để mua thiết bị mới. Mở thêm quy mô hoạt động kích thích tăng trưởng và thuê thêm nhân công để làm việc là điều cần thiết. Qua đó, tạo cơ hội làm việc cho người lao động và làm giảm tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia.
Nhược điểm QE
Khi sử dụng chính sách nới lỏng định lượng (QE) không phải lúc nào nó cũng có hiệu quả. Vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và khả năng gây rủi ro. Nếu không vận hành tốt là điều rất lớn, làm cho nền kinh tế bị kéo đi xuống. Sau đây là một số nhược điểm của QE.
Tình trạng lạm phát tăng cao và bong bóng kinh tế:
Việc cục dự trữ liên bang và ngân hàng trung ương tăng cung tiền trong nền kinh tế sẽ tạo ra lạm phát. Khi cung hàng hóa không tăng do sự cạnh tranh giữa các sản phẩm trong nền kinh tế. Do cầu lại không giảm dẫn tới giá cả hàng hóa tăng cao. Điều này có thể làm cho tình trạng lạm phát tăng lên rất cao.
- Tỷ lệ nợ tăng: Các doanh nghiệp và các cá nhân được hưởng lợi từ việc đi vay. Một khi khoản vay tăng quá mức và khả năng trả nợ không có. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.
- Cho vay không bắt buộc: Khi sử dụng chính sách Quantitative Easing. Các ngân hàng thương mại chào mời các gói vay mới khi nhận được dòng tiền từ ngân hàng trung ương. Nhưng việc làm này là không bắt buộc đối với họ.
- Ảnh hưởng đến các công cụ đầu tư khác: Sau khi chính sách QE được áp dụng thì thị trường trái phiếu. Thường có xu hướng biến động tiêu cực và thay đổi đột ngột làm mất sự ổn định.
Những thách thức của Nới lỏng Định lượng QE
Chính sách nới lỏng định lượng (QE) tương tự như chính sách nới lỏng tín dụng. Đây là nơi ngân hàng trung ương hành động để cung cấp thanh khoản cho thị trường tín dụng. Ví dụ, vào năm 2008, Cục Dự trữ Liên bang đã bắt đầu mua các chứng khoán thế chấp trong các hoạt động thị trường mở của mình. Qua đó giúp hỗ trợ thị trường nhà ở.
Ben Bernanke, chuyên gia chính sách tiền tệ nổi tiếng và cựu chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang, đưa ra sự phân biệt rõ ràng giữa chính sách nới lỏng định lượng và chính sách nới lỏng tín dụng:
“[Nới lỏng tín dụng] giống nới lỏng định lượng ở một khía cạnh: Nó liên quan đến việc mở rộng bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, trong một chế độ QE thuần túy, trọng tâm của chính sách là về số lượng dự trữ ngân hàng, là nợ của ngân hàng trung ương; thành phần của các khoản vay và chứng khoán trên bảng tài sản của ngân hàng trung ương là tình cờ.”
Bernanke cũng chỉ ra rằng chính sách nới lỏng tín dụng tập trung vào cách tài sản của ngân hàng trung ương “[ảnh hưởng] đến điều kiện tín dụng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.”
Bất chấp sự khác biệt về ngữ nghĩa, ngay cả Bernanke cũng thừa nhận rằng sự khác biệt giữa hai cách tiếp cận “không phản ánh bất kỳ sự bất đồng về học thuyết nào.” Sự phân biệt này có thể bị lãng quên trong truyền thông, nơi bất kỳ nỗ lực nào của một ngân hàng trung ương để mua tài sản và làm phình to bảng cân đối kế toán của mình thường được mô tả là chính sách nới lỏng định lượng.
Sự khác biệt giữa QE và QT
Thắt chặt định lượng QT | Nới lỏng Định lượng QE |
QT là quá trình bán các khoản nợ chính phủ nhằm thu hẹp nguồn tiền tệ. Điều này thắt chặt chính sách tiền tệ và có thể được sử dụng để làm mát một nền kinh tế đang quá nóng hoặc chống lạm phát. | QE là quá trình mua các khoản nợ chính phủ (ví dụ như trái phiếu) nhằm mục đích tăng nguồn cung tiền tệ. Điều này làm lỏng chính sách tiền tệ và có thể được sử dụng để kích thích một nền kinh tế đang chậm lại hoặc chống lạm phát giảm. |
Tìm thêm: QT là gì?
Chính sách nới lỏng định lượng (QE) là gì? Đây là chiến lược để phục hội nền kinh tế khi kinh tế khủng hoảng. Ngoài ra, chính sách nới lỏng định lượng có thể làm giá tiền tệ giảm xuống và làm cho gây lạm phát là bong bóng kinh tế. Tuy nhiên, chính sách này là sự lựa chọn tốt nhất đối với thời gian nền kinh tế bất ổn định. Hy vọng, bài viết này sẽ là lợi ích cho bạn.
Câu hỏi thường gặp
Nới lỏng định lượng, tiếng anh là Quantitative Easing (QE). Đây là việc Ngân hàng trung ương bơm tiền vào nền kinh tế. Bằng cách mua lại các loại chứng khoán từ Chính phủ hoặc các ngân hàng thương mại, để giảm tỷ lệ lãi suất và thêm lượng tiền.
Khi vay được tiền thì sẽ kích thích người tiêu dùng chi tiêu mạnh hơn. Và doanh nghiệp có thể sử dụng để mua những máy móc, thiết bị. Tạo ra các dòng tiền mới giúp nền kinh tế tăng trưởng trở lại.
Chính sách nới lỏng định lượng làm phình to bảng cân đối kế toán của Ngân hàng Trung ương, in tiền và bổ sung thanh khoản vào hệ thống, trong khi nới lỏng chất lượng thay đổi thành phần tài sản. Với chính sách nới lỏng chất lượng, các Ngân hàng Trung ương hấp thụ rủi ro, làm phẳng đường cong lợi suất. Hậu quả đối với các ngân hàng và người vay doanh nghiệp có thể rất đáng kể.
Bài viết liên quan
- 5 kênh đầu tư khi lạm phát tăng lên cao
- 5 chiến lược hàng đầu để giúp đối phó với lạm phát
- Giảm phát (Deflation) là gì? Nguyên nhân, ưu và nhược điểm mà bạn nên biết
Nguồn: InvestingIQ