Cuốn sách “Cha giàu cha nghèo” của Robert Kiyosaki đã giới thiệu thuật ngữ “tiêu sản” đến với nhiều người. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu rõ ý nghĩa của khái niệm này? Tài sản và tiêu sản là hai thuật ngữ trong thị trường tài chính mà thường bị hiểu lầm. Vậy thì tài sản và tiêu sản là gì? Làm thế nào để phân biệt giữa tài sản và tiêu sản? Hãy cùng chúng tôi đọc bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
Tài sản và tiêu sản là gì?
Tài sản và tiêu sản là hai thuật ngữ phổ biến. Hai thuật ngữ này được nhắc đến trong cuốn sách “Cha giàu, cha nghèo” của nhà văn Robert Kiyosaki. Tiêu sản là những thứ mất giá trị theo thời gian và không mang lại lợi ích kinh tế. Ngược lại tài sản mang lại lợi nhuận hoặc tiết kiệm tiền cho bạn. Vậy chính xác nó có nghĩa là gì? Hai thuật ngữ này có những gì khác nhau?
Tài sản là gì?
Tài sản là những gì mà một cá nhân hoặc tổ chức sở hữu để sử dụng hoặc bán để thu được lợi nhuận. Tài sản không chỉ có giá trị hiện tại mà còn có khả năng tạo ra lợi nhuận hoặc giá trị gia tăng trong tương lai.
Tiêu sản là gì?
Tiêu sản cũng là những gì mua để sở hữu chúng. Tuy nhiên, trong tương lai đồ này là các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài chính mà một cá nhân hoặc tổ chức phải trả. Hơn nữa sau khi mua, chúng bắt đầu mất giá trị, và không mang lại lợi nhuận. Tiêu sản cũng có thể tạo thu nhập, nhưng giá trị nó thấp hơn nhiều so với chi phí ban đầu.
Ví dụ về tài sản và tiêu sản
Để hiểu rõ ràng hơn giữa tài sản và tiêu sản, hãy xem một số ví dụ cụ thể:
Ví dụ về tài sản
- Bất động sản: Căn hộ cho thuê, đất đai,… mang lại thu nhập thụ động từ tiền thuê nhà. Số tiền này về lâu dài sẽ là một nguồn thu nhập
- Doanh nghiệp: Cửa hàng, công ty, startup,… tạo ra lợi nhuận, dòng tiền và giá trị thông qua hoạt động kinh doanh.
- Cổ phiếu: Cổ phiếu tăng trưởng, quỹ tương hỗ, cổ phiếu phái sinh,… mang lại lợi nhuận từ cổ tức, giá trị cổ phiếu và tiềm năng sinh lời cao.
- Trái phiếu: Trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp,… dù giá trị ban đầu thấp nhưng giá trị tài sản tăng dần theo thời gian.
- Sở hữu trí tuệ: Bằng sáng chế, thương hiệu, bản quyền,… bảo vệ sáng tạo, tạo dựng giá trị và mang lại thu nhập thụ động.
Ví dụ về tiêu sản
- Quần áo: Đáp ứng nhu cầu nhưng giá trị giảm dần theo thời gian.
- Điện thoại di động: Giúp ích cho cuộc sống con người. Nhưng có khả năng bị giảm giá trị khi các phiên bản mới được ra mắt.
- Xe hơi: Phương tiện di chuyển rất tiện lợi. Nhưng cần bỏ ra thêm những chi phí như bảo dưỡng định kỳ, chi phí vận hành.
Lưu ý: Một số khoản chi có thể được xem là tiêu sản trong ngắn hạn. Nhưng lại mang lại lợi ích trong dài hạn. Ví dụ: chi phí cho giáo dục, đào tạo giúp nâng cao kỹ năng và kiến thức, từ đó tăng khả thêm thu nhập. Vậy đây cũng là một loại tài sản.
Phân biệt tài sản và tiêu sản
Tài sản và tiêu sản là hai khái niệm cơ bản nhưng có vai trò rất khác nhau.
Tài sản là bất kỳ tài sản nào có giá trị kinh tế mà một cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp sở hữu, chẳng hạn như bất động sản, cổ phiếu, hoặc tiền mặt và có khả năng tạo ra thu nhập hoặc có thể sinh ra lợi nhuận trong tương lai. Ngược lại, tiêu sản là các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài chính, như vay ngân hàng, khoản phải trả hay hóa đơn chưa thanh toán và thường kéo theo gánh nặng tài chính. Hơn nữa, theo thời gian đồ này khiến bạn phải bỏ thêm tiền để duy trì.
Sự khác biệt rõ ràng nhất là giá trị của tài sản giúp mang lại cho người chủ sở hữu trong tương lai. Trong khi tiêu sản làm giảm giá trị của bạn trong tương lai.
Có nên mua tiêu sản hay không?
Việc mua tiêu sản là một quyết định tài chính cần được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên hoàn cảnh và mục tiêu cá nhân. Tiêu sản, nó có thể làm giảm giá trị tài sản ròng của bạn trong tương lai.
Tuy nhiên, một số trường hợp, việc mua tiêu sản có thể là cần thiết hoặc mang lại lợi ích. Bởi tiêu sản là thứ phục vụ nhu cầu cuộc sống, sinh hoạt. Việc mua tiêu sản là để đảm bảo mức sống cho con người và còn thúc đẩy cải thiện đời sống tâm lý.
Do vậy, không ai có thể loại bỏ tiêu sản ra khỏi cuộc sống con người. Điều quan trọng là cần xác định rõ mục tiêu, cân nhắc nhu cầu, đảm bảo rằng tiêu sản mua vào sẽ hỗ trợ cho mục tiêu tài chính dài hạn của bạn mà không gây ra gánh nặng tài chính quá mức.
Làm thế nào để biến tiêu sản thành tài sản?
Việc biến tiêu sản thành tài sản là một chiến lược quản lý tài chính thông minh. Điều này giúp tối ưu hóa giá trị từ những gì bạn sở hữu. Nếu bạn đang có chi tiêu không hợp lý dẫn đến sở hữu quá nhiều tiêu sản thì dưới đây là một số phương pháp giúp bạn biến tiêu sản thành tài sản:
- Nguồn tiền nhàn rỗi có thể bị coi là tiêu sản nếu chúng không được sử dụng để tạo ra lợi nhuận hoặc giá trị gia tăng. Thay vì để tiền nhàn rỗi không sinh lãi, bạn có thể biến sử dụng nguồn này đem đi đầu tư. Bên cạnh việc gửi tiết kiệm, còn có thể đầu tư vào chứng khoán, bất động sản hoặc vàng.
- Bạn mua một căn hộ để ở nhưng nó lại có diện tích quá lớn so với nhu cầu bạn. Trong trường hợp này, bạn có thể cho thuê lại những phần không gian không sử dụng để tạo ra thu nhập hàng tháng.
- Với nhu cầu cá nhân, bạn mua một chiếc laptop để sử dụng. Bên cạnh đó cũng có thể tận dụng laptop để hỗ trợ cho việc kiếm tiền của bạn như làm việc, kinh doanh, đầu tư. Bằng cách này thì bạn có thể biến laptop từ tiêu sản thành tài sản.
Trên đây là những thông tin về tài sản và tiêu sản là gì? Phân biệt được giữa hai khái niệm này, cũng như một số phương pháp biến tiêu sản thành tài sản. Hy vọng bài viết này mang lại cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn về tài sản và tiêu sản.
Câu hỏi thường gặp
Tài sản tiếng Anh là Assets, còn tiêu sản tiếng Anh là Liabilities.
Tiêu sản cũng là những gì mua để sở hữu chúng. Tuy nhiên, trong tương lai đồ này là các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài chính mà một cá nhân hoặc tổ chức phải trả.
Tài sản là những gì mà một cá nhân hoặc tổ chức sở hữu để sử dụng hoặc bán để thu được lợi nhuận. Tài sản không chỉ có giá trị hiện tại mà còn có khả năng tạo ra lợi nhuận hoặc giá trị gia tăng trong tương lai.
Sự khác biệt rõ ràng nhất là giá trị của tài sản giúp mang lại cho người chủ sở hữu trong tương lai. Trong khi tiêu sản làm giảm giá trị của bạn trong tương lai.
bài viết liên quan
- Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính giúp quản lý chi tiêu cá nhân
- Kim tứ đồ là gì? Con đường đến tự do tài chính hiệu quả
- Kế hoạch tài chính là gì? Cách lập kế hoạch tài chính cá nhân
Nguồn: Bankrate